lễ Bỏ mả,... Đặc sắc và có giá trị nhất là Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, đã được ghi danh là Di sản thế giới năm 2003.
Ngoài dân tộc Kinh, Tây Nguyên là nơi cư trú của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo như Ba Na, Gia Rai, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông…..Các dân tộc ít người như Gia Rai, Ê Đê…vói bản sắc văn hóa hết sức đặc trưng được thể hiện qua các lễ hội, nghề thủ công, loại hình văn hóa nghệ thuật….hấp dẫn khách du lịch, trong đó nổi bật là không gia cồng chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, trở thành tài nguyên du lịch hết sức có giá trị.. Vùng đất này còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng, các loại nhạc cụ dân tộc, các lễ hội đậm chất dân gian. Đời sống, nét văn hóa độc đáo cùng những cảnh vật ở các buôn làng Tây Nguyên luôn luôn có sức hấp dẫn đối với khách phương xa. Đặc biệt, việc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại cũng là một điểm nhấn đặc sắc thu hút du khách.
Về kinh tế Tây Nguyên là vùng cây công nghiệp và cây ăn quả lớn của nước ta, điển hình ở đây là cây cà phê, hồ tiêu, chè, bơ, măng cụt, sầu riêng,... Tây Nguyên một vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế - xã hội và du lịch.
5.6.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Khu vực Tây Nguyên có hệ thống giao thông đường bộ, đường không và đường sông liên hệ khá thuận lợi với xung quanh.
Đường bộ có các quốc lộ 14, 14C, 19, 25, 26, 27, 28, 40, đường Hồ Chí Minh.
Đường không có sân bay Buôn Mê Thuật, sân bay Pleiku, là các sân bay nội địa, có đường bay đến các trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Hệ thống đô thị: Đô thị loại 1có Đà Lạt, Buôn Mê Thuật. Thành phố, thị xã, tỉnh lỵ khác là Kon Tum, Pleiku, Gia Nghĩa.
Hệ thống cửa khẩu quan trọng gồm: Bờ Y (Kon Tum) khu vực Ngã ba Đông Dương; Lệ Thanh (Gia Lai); Bù Drang (Đăk Nông)
Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch của vùng phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Cơ sở lưu trú có chất lượng tập trung ở các thành phố lớn Buôn Mê Thuột, Pleiku, Lâm Đồng, Đà Lạt… Tuy nhiên, những điểm du lịch xa trung tâm, cơ sở vật chất du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 15
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 17
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 19
- Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 20
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
5.6.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
5.6.4.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch văn hóa Tây Nguyên, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi, du lịch biên giớ gắn với cửa khẩu và tam giác phát triển.
5.6.4.2. Địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu của vùng
- TP Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia-Suối Vàng.
- Đăk lăk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
- Gia Lai-Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.
5.6.5. Điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, trung tâm du lịch
5.6.5.1. Điểm du lịch quốc gia
1. Ngã ba Đông Dương
Ngã ba Đông Dương thuộc xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, được đánh dấu bởi cột mốc chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia cùng phối hợp làm bằng đá hoa cương tuyệt đẹp hình tam giác khắc quốc kỳ, quốc giới của từng nước quay về địa phận của nước mình được xây dựng trên độ cao
1.068 mét so với mặt nước biển ở đúng khu vực ngã ba Đông. Địa danh này cũng là nơi duy nhất ở vùng biên giới Tây Nguyên và cả tuyến biên giới phía tây nam đất nước người dân được nghe tiếng gà của cả ba nước cùng lúc khi bình minh lên. Ngã ba Đông Dương còn có di tích lịch sử cách mạng đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh với tấm biển ghi di tích ngay ngã tư đường 14.
2. Hồ Ya Ly
Thác Yaly xã Ialy, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku40km về hướng Tây Bắc. Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên.
Với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³ (ứng với mực nước dâng bình thường 515m) công trình thủy điện Ialy đã được xây dựng tại đây. Thủy điện Yaly với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung bình năm 3,7 tỷ kwh. Quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Yaly
đã ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội… của Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Đặc biệt nguồn điện đã đem lại ánh sáng cho bao buôn làng góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào trong vùng.
Trong tương lai, trên và dưới thủy điện Yaly dự kiến sẽ xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện khác: Sê San 3, Sê San 4, Plei Krông và Thượng Kon Tum. Sê San 3 và Sê San 4 là những nhà máy nằm phía hạ lưu của thủy điện Yaly.
Ngày nay thác Yaly vẫn là điểm du lịch thú vị. Đến đây, du khách có dịp thăm nhà máy thủy điện, ghé bản làng dân tộc Gia Rai, đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh núi và thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây Nguyên.
3. Hồ Lắk
Hồ Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk, là một thắng cảnh đẹp của vùng Tây Nguyên; vừa là nơi có nhiều cá vừa cung cấp nước cho hàng trăm héc ta ruộng nương. Hồ rộng trên 500ha, được thông với con sông Krông A Na. Mặt hồ Lắk luôn xanh thắm, in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Về mùa mưa, hàng trăm con suối, ngọn thác đổ nước về làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên như biển và dâng ngập hết cả các cánh đồng cỏ xung quanh. Ra xa, nước sâu hơn là nơi ngự trị của các loài sen, súng. Sen ở hồ Lắk rất đẹp, che kín một dải dài trên mặt nước làm cho cảnh hồ thêm thơ mộng. Bên Hồ Lắk có buôn Jun, một buôn làng tiêu biểu của dân tộc M'Nông. Ðến đây du khách có dịp ngao du trên lưng voi để ngắm buôn làng, tham quan núi rừng Tây Nguyên. Nếu nghỉ qua đêm sẽ được thưởng thức văn nghệ cồng chiêng của người M'Nông.
4.Thị xã Gia Nghĩa
Năm 2005, thị xã Gia Nghĩa, thủ phủ của tỉnh Đắk Nông, được thành lập. Về du lịch, Gia Nghĩa có điểm di tích lịch sử cách mạng Nhà bia tưởng niệm đường hành lang chiến lược Bắc - Nam thuộc thôn Đồng Tiến xã Đăk Nia. Đây là địa điểm liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh - đoạn Nam tây nguyên đến Đông Nam Bộ. Tỉnh Đăk Nông nói chung và thị xã Gia Nghĩa nói riêng có nền văn hóa hết sức phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng bào dân tộc M’nông còn 31 lễ hội truyền thống. Thực hiện đề án bảo tồn, phát huy lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ của đồng bào Mơ nông”, ngành văn hóa tỉnh Đăk Nông đã tổ chức khôi phục được 17 lễ hội của đồng bào dân tộc M’nông như: lễ hội Mừng mùa, lễ hội Đâm trâu, lễ Mừng lúa mới, lễ Kết nghĩa, lễ Tắm lúa, lễ Ăn cơm mới, lễ hội Rnglăp bon( lễ hội Đoàn kết các bon làng), lễ hội Tách Năng Yô, lễ Đón khách, lễ hội Sum họp cộng đồng, lễ Cúng thần rừng…
Đây là những lễ hội truyền thống đặc trưng của dân tộc M’nông trên vùng đất cực nam của Tây Nguyên.
5.6.5.2. Khu du lịch quốc gia
1. Khu du lịch sinh thái Măng Đen
Măng Đen theo tiếng Mơ nông bản địa có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng. Măng Đen thuộc Kon Tum, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 20ºC nên Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên. Bao quanh Măng Đen là những cánh rừng bạt ngàn với hệ động thực vật phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như: sơn dương, hươu, chim trĩ, trăn...; pơ mu, trầm dó, quế… Đặc biệt, nơi đây còn có rừng thông đỏ và thông pơ mu có tuổi đời 30 - 70 được trồng hai bên đường đèo Măng Đen.
Điều kiện khí hậu ở Măng Đen rất thích hợp để trồng các loại nông sản, vì vậy ở đây có một khu vườn thực nghiệm trồng nhiều loại rau và hoa xứ lạnh. Bên cạnh đó còn có vườn thú nuôi nhiều loại thú rừng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách như: heo rừng, nai, gà, nhím…
Ngoài ra, Măng Đen còn có nhiều hồ nước trong xanh như Toong Zơri, Toong Pô, Toong Đam... và nhiều thác còn nguyên vẻ hoang sơ như Paish, Dakke, Lô Ba. Cư dân bản địa nơi đây vẫn còn lưu giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng biệt cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Khu du lịch sinh thái Măng Đen thuộc tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” được kết nối với tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung” và “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia “Con đường di sản Đông Dương”, nối các di sản thế giới của Việt Nam với các di sản thế giới của 2 nước Lào và Campuchia.
2. Hồ Tuyền Lâm
Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 6km về phía Nam, có khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh quan tự nhiên (rừng, núi, hồ, suối, thác,…) đa dạng và có nhiều yếu tố nhân văn hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch đặc sắc như: tham quan thắng cảnh, cắm trại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đi bộ, leo núi, câu cá, thăm căn cứ cách mạng, lễ hội - tín ngưỡng, vui chơi giải trí, thể thao,…đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái ở hồ Tuyền Lâm. Với diện tích mặt nước khoảng 350ha, hồ Tuyền Lâm được tạo
thành bởi dòng suối Tía. Ở độ cao hơn 1.000m so với mặt biển, hồ Tuyền Lâm là điểm đến lý tưởng dành cho du khách đi nghỉ mát vùng cao.
3. Đan Kia - Suối Vàng
Hồ nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 17km đi về hướng Tây Bắc. Với khoảng hơn 20 triệu mét khối nước, hồ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Đà Lạt cũng như là nguồn nước cho nhà máy thuỷ điện Ankroet hoạt động. Khung cảnh nơi đây trong lành, thoáng đãng, không bị ảnh hưởng bởi đô thị ồn ào, bụi bặm. Ngoài khách du lịch đến với khu vực này thì hồ Suối Vàng còn là địa điểm picnic lý tưởng dành cho dân địa phương vào mỗi dịp cuối tuần. Ở phía thượng nguồn là con đập Ankroet, nơi khi nước lớn thì dòng thác Ankroet cũng mạnh mẽ hơn tạo nên không gian hồ rộng mênh mông. Những bãi cỏ trải dài, xanh mượt cùng những rặng thông vực thác nước rất hùng vĩ. Phía dưới thác là những mỏm đá lớn có thể vui chơi, cắm trại rất độc đáo.
4. Vườn quốc gia Yok Đôn
Thuộc huyện Buôn Đôn và Ea Súp, Đắk Lắk, VQG với tổng diện tích 115 545ha. Địa hình nơi đây tương đối bằng phẳng, trong đó nổi lên các ngọn núi Yok Đôn và Reheng. Rừng nguyên sinh chiếm trên 90% diện tích toàn vườn là môi trường sống lý tưởng cho các loài động thực vật. Theo khảo sát Yok Đôn hiện có 67 loài thú, 196 loài chim, 46 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư và khoảng 100 loài côn trùng sinh sống. Nguồn động vật hoang dã không những phong phú và đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Nhiều loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voi, trâu rừng, bò sừng xoắn, hươu sao, sơn dương, gà lôi, công, sáo, phượng hoàng… Đây còn là khu vực duy nhất ở Việt Nam có nhiều động vật quý tập trung với số lượng lớn như bò rừng, báo, nai cà tông, kỳ đà nước…Hệ thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng với 464 loài, trong đó nhiều loài chỉ có ở khu vực Tây Nguyên. Nơi đây cũng tập hợp nhiều loài hoa quý hiếm, chỉ riêng hoa phong lan đã có trên 23 loài với đủ màu sắc tuyệt đẹp. Yok Đôn là khu vực duy nhất ở Việt Nam bảo tồn kiểu rừng kho cây họ Dầu.Ngoài ra, vườn quốc gia Yok Đôn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên như: Êđê, M’Nông, Lào… Những thân cây si cạnh bờ sông mọc ra vô vàn cành, rễ tua tủa đan chéo vào nhau tạo nên những “khu nhà sàn” độc đáo bằng rễ cành cho du khách trèo lên thưởng ngoạn cảnh sông nước, núi rừng. Bên cạnh tour cưỡi voi thăm Yok Đôn, Du lịch Đắk Lắk còn tổ chức các tour du lịch dã ngoại, đi bộ, cắm trại trong rừng hoặc thuê nhà nghỉ trong căn chòi nhỏ ven bờ sông để du khách hưởng thú ngắm phong cảnh rừng núi, sông nước.
5.6.5.3 Đô thị du lịch:
Thành phố Đà Lạt
Đà Lạt, một vùng thiên nhiên thơ mộng, đã được A.Yecxanh phát hiện vào năm 1893, năm 1899 bắt đầu được xây dựng và đến năm 1911 trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng lớn nhất Đông Dương.
Nằm trên độ cao 1500m, Đà Lạt là nơi có khí hậu lý tưởng, quanh năm mát mẻ, dễ chịu, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18oC, tháng mùa hạ không quá 20oC và tháng mùa đông không dưới 15oC.
Phong cảnh thiên nhiên Đà Lạt hết sức ngoạn mục của núi, rừng, hồ, thác được kết hợp hài hoà với nhau, ẩn hiện mơ màng trong sương tạo nên những thắng cảnh. Đó là những hồ nước Xuân Hương, Đa Thiện, Vạn Kiếp, Chiến Thắng; những thác nước Cam Ly, Prenn, Đa Tâm Ly, Pôngua,...bên những thung lũng Tình yêu, rừng thông Đà Lạt. Nên Đà Lạt được ngợi ca là xứ sở của rừng thông, thành phố sương mù, thành phố tình yêu,...
Đà Lạt còn là xứ sở của hoa và rau. Hoa ở đây có rất nhiều, đủ loại, cả các loài hoa nhiệt đới và hoa ôn đới với hơn 1500 loại khác nhau. Tiêu biểu là các loài hoa lan, hoa hồng, đỗ quyên, păng xê, mimôda,...Đà Lạt cung cấp hoa cho cả nước và xuất khẩu hàng chục tấn hoa mỗi năm, gần đây Đà Lạt tổ chức lễ hội Hoa hàng năm.
Đà Lạt có nhiều biệt thự, khách sạn và chúng đều có phong cách kiến trúc độc đáo rất hài hoà với thiên nhiên. Hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ tre, trúc, gỗ thông, đặc biệt là tranh thêu Đà Lạt nổi tiếng và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
5.7 Vùng du lịch Đông Nam Bộ
5.7.1 Khái quát
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm TP Hồ Chí Minh và 5 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và hành lang du lịch xuyên Á. Với vị trí nằm liền kề Đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa lớn nhất cả nước, cửa ngõ phía tây nối với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia; cửa ngõ phía đông có hệ thống cảng biển Sài Gòn, Thị Vải, Vũng Tàu. Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là du lịch. Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển…
Diện tích 23.605km2; Dân số14.566,5 nghìn người, mật độ 617 người/km2; Dân tộc Kinh, Hoa, Xtiêng, Ê Đê, Chơ Ro, Khmer, Chăm, Mạ, M’Nông…
Đây là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển bậc nhất Việt Nam. Do đó, điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch khá hiện đại, hoàn thiện.
5.7.2 Tài nguyên du lịch
Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như Vũng Tàu, Côn Đảo là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, biển đảo có giá trị của cả nước.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm cụm di tích lịch sử văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh và các di tích cách mạng Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), căn cứ Tà Thiết (Bình Phước).
Các di tích văn hóa gắn với đạo Cao Đài, lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh). Về cảnh quan tự nhiên có núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Mơ, núi Bà Rá (Bình Phước), Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh).
Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm, nơi có nhiều di tích cách mạng, công trình kiến trúc cổ như bến cảng nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, dinh Độc Lập, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện thành phố hay hệ thống các ngôi chùa cổ Giác Lâm, Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...; các nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...; các bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Phụ nữ Nam Bộ, Hồ Chí Minh, Mỹ thuật, Lịch sử Việt Nam... Thành phố cũng đầu tư nhiều khu du lịch như Vàm Sát - Cần Giờ, Thanh Đa, Bình Quới, Một thoáng Việt Nam; nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hòa, công viên Nước, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên... thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước.
Với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc đô thị và công trình văn hóa, các tỉnh còn lại của Đông Nam Bộ cũng tập trung nhiều điểm du lịch đặc sắc và ấn tượng như núi Bà Đen - khu du lịch với hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam, vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nơi có hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm, hồ Dầu Tiếng một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á; núi Châu Thới, vườn cây ăn trái Lái Thiêu (Bình Dương); thác Mơ, núi Bà Rá, trảng cỏ Bàu Lạch (Bình Phước); núi Dinh, Côn Đảo, bãi tắm Long Hải, bãi Sau, bãi Dứa,
suối khoáng nóng Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu); vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) một trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam được UNESCO công nhận, nơi lưu trữ một trong 5 khu đất ngập nước Ramsar của Việt Nam…
Các di tích lịch sử, văn hóa cũng là một nét hấp dẫn thu hút du khách đến Đông Nam Bộ, điển hình như tượng chúa Jesus, Bạch Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu); chùa Bà, chùa Hội Khánh (Bình Dương); di tích Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bom Bo, căn cứ Tà Thiết (Bình Phước); khu mộ cổ Hàng Gòn, di chỉ khảo cổ Óc Eo (Đồng Nai); Tòa thánh cao đài Tây Ninh, di tích cách mạng Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh)…
5.7.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
Hệ thông giao thông: Đường bộ có các quốc lộ1A,13, 22, 22B, 15, đường Hồ Chí Minh nối với Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ
Đường sắt có tuyến đường sắt Bắc - Nam nối từ TP Hồ Chí Minh với các tỉnh phía Bắc vùng.
Đường sông có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải….Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.
Hệ thống đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Trung ương; Các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác là Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bình Phước.
Cửa khẩu biên giới và khu kinh tế cửa khẩu: Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cửa khẩu đường không lớn nhất khu vực phía Nam. Với Campuchia có hệ thống cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước), Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh). Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Là vùng kinh tế phát triển, nhu cầu khách du lịch lớn nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm và có điều kiện phát triển. Hệ thống cơ sở lưu trú và nhà hàng phát triển mạnh với số lượng lớn và chất lượng cao. Nhiều khách sạn, khu giải trí hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các cơ sở này tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Bình Dương.
5.6.4. Sản phẩm du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu
5.6.4.1. Sản phẩm du lịch đặc trưng
Du lịch MICE; du lịch văn hoá, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao, mua sắm, du lịch biên giới cửa khẩu.