MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Đất cùng với con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ về khoa học và công nghệ ngày nay. Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, là một trong những yếu tố hình thành quần thể rừng. Đất có quá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khí hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con người. Đất và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ vì đất vừa là yếu tố hình thành rừng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của rừng, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm thực vật rừng tạo nên độ phì đất rừng. Sự phát triển của rừng trồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đất đai ngoài yếu tố khí hậu và giống.Việc lựa chọn cây trồng phù hợp ngoài yếu tố kinh tế còn cần phải dựa trên nền tảng của yếu tố khí hậu và đất đai.
Địa hình ở nước ta lại chủ yếu là vùng đồi núi với khoảng 2/3 diện tích đất tự nhiên thuộc về miền núi và trung du, có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với số dân khoảng gần 100 triệu người, hiện nay, nước ta đã và đang trở thành quốc gia khan hiếm đất trên thế giới. Bên cạnh đó lượng mưa lớn, tập trung, sự phân hóa giữa hai mùa khô và mưa rõ rệt nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi và bị thoái hóa, tạo nên tầng kết cứng két von và đá ong làm giảm tiềm năng sản xuất của đất. Hiện nay, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng chiếm tỷ lệ cao, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy đang diễn ra nhiều nơi làm cho đất rừng ngày càng cạn kiệt. Đồng thời, dưới tác động của cơ chế thị trường và các chính sách của Nhà nước về đất đai trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết, nhằm sử dụng ngày càng có hiệu
1
quả hơn đất lâm nghiệp.
Huyện Diễn Châu là một huyện phía Bắc của tỉnh Nghệ An có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh Nghệ An. Việc sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu đang được quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, do sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất lâm nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Con người đã khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai, việc sử dụng đất lâm nghiệp còn nảy sinh nhiều vấn đề, như là gây ra việc tranh chấp trong phân chia sử dụng đất lâm nghiệp, các hoạt động chặt phá rừng gây gia tăng nguy cơ xói mòn đất lâm nghiệp.
Trước thực trạng đó, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng đang được đặt ra cấp bách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với những lý do trên, tôi xin lựa chọn vấn đề “Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu tổng quát
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 1
- Nội Dung Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Cấp Huyện
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp
- Mô Hình Tứ Diện Về Đời Sống Con Người Và Độ Che Phủ Rừng
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tạo nền tảng ổn định cho phát triển KTXH của địa phương.
2.2. Nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước các cấp đối với việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lí sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào các nội dung trong hoạt động quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng đất đai lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian: Giai đoạn 2016-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở kế thừa số liệu về tình hình quản lí sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu, để đánh giá tình hình quản lí sử dụng đất lâm nghiệp của huyện. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát thực tế để có thêm số liệu và cách nhìn tổng hợp về vấn đề nghiên cứu .
- Phương pháp xử lí số liệu: Dùng phần mềm Excel để xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê: Dùng để tính toán các chỉ tiêu về số tổng, cơ cấu...
+ Phương pháp so sánh: So sánh sự biến động của một số chỉ tiêu theo thời gian; So sánh sự biến động về quy mô diện tích, chi phí, thu nhập...
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
1.1.1. Các khái niệm chung
1.1.1.1. Khái niệm về lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.
1.1.1.2. Khái niệm về đất lâm nghiệp
Theo Điều 1 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, đất lâm nghiệp bao gồm: đất có rừng và đất không có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng:
Đất có rừng trong đó có rừng tự nhiên và rừng trồng.
Đất không có rừng hay là đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp.
Cụ thể, đất lâm nghiệp là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng).
Để có cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, việc phân loại đất lâm nghiệp rất quan trọng. Dựa theo mục đích sử dụng, đất lâm nghiệp được chia thành đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Rừng sản xuất: được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các lâm sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái.
Rừng phòng hộ: xác định với mục đích chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn
chế thiên tai (chống gió bão,cản sóng bảo vệ đê ngăn nước mặn vùng ven biển…)
điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.
Rừng đặc dụng: nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái, nguồn gen thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Còn theo Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001 thì đất lâm nghiệp được định nghĩa như sau:
Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp [15].
Theo cách phân loại đất đai của Luật đất đai 2003 thì đất lâm nghiệp được hiểu là một bộ phận của đất nông nghiệp bao gồm diện tích đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về đất lâm nghiệp) [16].
1.1.1.3. Khái niệm về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp là tổng thể các hoạt động, biện pháp có tính pháp lý, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật của các cơ quan nhà nước, người sử dụng đất nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất một cách bền vững.
1.1.2. Vai trò của ngành lâm nghiệp và công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
1.1.2.1. Vai trò của ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng, ngành lâm nghiệp đã đóng góp nâng cao GDP, tăng tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, bảo vệ môi trường cảnh quan… Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái,
có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc.
Rừng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị bảo vệ môi trường, rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Về mặt kinh tế, rừng cung cấp gỗ xây dựng, củi đun nấu, là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp hóa học, cung cấp dược liệu, thịt thú rừng.... Rừng còn có giá trị bảo vệ môi trường như: chống sói mòn đất, điều hòa nước mặt nước ngầm, điều hòa khí hậu, tạo môi trường sinh thái an toàn cho các loài động thực vật, chắn gió, làm sạch không khí. Rừng được xem như những nhà máy lọc bụi khổng lồ, trung bình 1 ha rừng thông/năm có khả năng hút 36.4 tấn bụi từ không khí, rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng hàm lượng oxy và cacbonic trong khí quyển ...
1.1.2.2. Vai trò quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, KTXH, mục tiêu phát triển, phương hướng, nhiệm vụ của từng vùng, từng địa phương mà quản lý đất lâm nghiệp có các vai trò sau:
Đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả đất lâm nghiệp trên cơ sở xác định loại đất, hạng đất, công tác chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ…, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tùy tiện, hạn chế, ngăn chặn hiện tượng lấn chiếm, tranh chấp, hủy hoại đất ảnh hưởng đến môi trường, cân bằng sinh thái, kìm hãm sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển KTXH.
Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng: hướng đến phát triển bền vững tài nguyên đất, bên cạnh những lợi ích trước mắt thì phải đảm bảo tính lâu dài, không ảnh hưởng trong tương lai.
Giúp người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trên phạm vi đất đai mà họ được giao, yên tâm đầu tư, khai thác trên phần đất của mình. Vì vậy sẽ đảm bảo, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.1.3. Đặc điểm quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp luôn gắn với tính đặc biệt của sản xuất lâm nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh:
Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là đất rừng với hệ thực vật cây rừng có chu kỳ sinh trưởng và phát triển rất dài, có thể tới hàng chục có thể hàng trăm năm và sở hữu đất đai là của chung.
Địa bàn sản xuất rộng lớn, phức tạp, đi lại khó khăn, do đó việc quản lý tài nguyên cũng như áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Sản xuất lâm nghiệp không những có ý nghĩa mang lại lợi ích kinh tế, mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Do đó, quản lý sử dụng đất đai nói chung và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp nói riêng mang tính dài hạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài KTXH, cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến dựa trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố KTXH quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, các loại cây trồng lâu năm. Từ đó xác định sử dụng trung hạn hay dài hạn về sử dụng đất đai để đề ra các phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược và phù hợp từng loại đất tạo căn cứ khoa học cho việc quản lý sử dụng đất hàng năm.
Việc quản lý sử dụng đất đai là để phục vụ cho nhu cầu của con người, phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực vào sự thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn nhằm sử dụng và bảo vệ đất, nâng cao hiệu quả sản xuất cho xã hội.Trong nền kinh tế thị trường, quản lý sử dụng đất góp phần thúc đẩy và giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích KTXH và các môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất đai.