Kết Quả Rà Soát Hiện Trạng Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Năm 2015


3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân.

3.4.2.1. Tồn tại.

- Thu nhập của người dân từ sản xuất lâm nghiệp cũng như đóng góp vào sự vào phát triển kinh tế xã hội của các xã trong vùng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về đất đai, tài nguyên và lao động hiện có.

- Các giá trị về môi trường của rừng chưa được đánh giá đầy đủ, toàn diện. Sự quan tâm đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng còn thấp so với yêu cầu thực tế đặt ra.

- Năng xuất và chất lượng rừng trồng còn thấp, diện tích rừng trồng sản xuất chủ yếu là cây gỗ nhỏ, chưa trú trọng trồng rừng thâm canh cây rừng đa mục đích, trồng rừng cây gỗ lớn. Sản lượng gỗ rừng trồng trung bình khoảng 40

- 60 m3/ha.

- Chưa xây dựng được vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung.

- Diện tích rừng tự nhiên có tăng nhưng chất lượng rừng thấp. Diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phục hồi, rừng nghèo, có trữ lượng gỗ bình quân khoảng 30m3/ha.

- Công nghệ mới chưa được áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp nên năng xuất và chất lượng rừng thấp.

- Công nghiệp chế biến gỗ thô sơ chủ yếu là hộ gia đình sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, còn lạc hậu, chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển, thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng xuất thấp.

- Thu nhập của người làm nghề rừng thấp, không ổn định, đời sống khó khăn.

3.4.2.2. Nguyên nhân.

- Nhận thức của các cấp các ngành về lâm nghiệp chưa đầy đủ và toàn diện, chưa đánh giá đúng mức vị trí, vai trò và tác dụng của rừng trong đời sống xã hội cũng như trong phòng hộ môi trường và cân bằng sinh thái. Chưa thấy được sản xuất lâm nghiệp là ngành có tính đặc thù không cho lợi nhuận trước mắt, vì vậy cần có sự đầu tư thỏa đáng về ngân sách và có cơ chế chính sách riêng.


- Một nguyên nhân khách quan khác là cây lâm nghiệp có chu kỳ dài ngày, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thiên nhiên, rủi ro lớn, lợi nhuận thấp nên chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư.

- Người dân và các chủ rừng thiếu vốn đầu tư để trồng rừng theo hình thức thâm canh tập trung và không có điều kiện để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, cơ chế đối với các nhà đầu tư.

- Trồng rừng theo quy mô hộ gia đình với diện tích nhỏ lẻ là hạn chế lớn nhất đối với việc xây dựng vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung.

- Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nghề rừng hầu như không có, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâm nghiệp hiện nay.

- Công tác giao đất khoán rừng hoàn thành năm 1997 nhưng đến nay bộc lộ nhiều điểm bất cập nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp chưa thật sự hợp lý và hiệu quả.

- Tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất lâm nghiệp còn hạn chế, cây giống chủ yếu sản xuất thủ công, chưa tạo ra được những giống cây chất lượng cao phục vụ cho sản xuất.

3.5. Đất lâm nghiệp

3.5.1. Kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2015

- Căn cứ Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng các huyện: Đà bắc, Mai châu, Tân lạc, Cao phong và thành phố Hoà bình giai đoạn 2011 - 2020 và Dự án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tai lưu vực nhà máy thủy điện Hòa Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa bình phê duyệt. Tổng diện tích tự nhiên của 45 xã lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình là 136.521,9 ha; Quy hoạch đất lâm nghiệp 95.714,0 ha, chiếm 70,10 % diện tích tự nhiên, trong đó: Rừng phòng hộ 49.911,5 ha, rừng sản xuất 39.815,1 ha, rừng đặc dụng 5.987,4 ha. Đất sản xuất nông nghiệp và các loại đất khác 19.979,0 ha, chiếm


14,6 % diện tích tự nhiên.

3.5.2. Diện tích các loại rừng.

Tổng diện tích rừng của 45 xã lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình là: 71.069,0 ha. Trong đó:

- Rừng tự nhiên 53.816,0 ha, bao gồm: Rừng gỗ lá rộng 30.759,4 ha, rừng hỗn giao 6.328,3 ha, rừng tre nứa thuần loài 2.450,7 ha, rừng núi đá 14.277,6 ha.

- Rừng trồng 17.253,0 ha, trong đó: Rừng trồng có trữ lượng 7.198,0 ha, rừng trồng chưa có trữ lượng 8.543,0 ha; rừng tre, luồng 1.512,0 ha.

3.5.3. Trữ lượng các loại rừng.

Tổng trữ lượng gỗ của 45 xã lưu vực hồ thủy điện Hòa Bình là 2.601.947,0 m3; tre nứa 6.868.370,4 nghìn cây.

- Rừng tự nhiên: Trữ lượng gỗ 2.316.019,7 m3; tre, nứa 6.861.126,5 nghìn cây.

- Rừng trồng: Trữ lượng gỗ 285.927,3 m3; tre, nứa 7.243,9 nghìn cây.

3.5.4. Nhận xét đánh giá chung.

- Tổng diện tích tự nhiên các xã, diện tích đất lâm nghiệp; rừng phòng hộ, rừng sản xuất năm 2015 so với trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2020 về cơ bản không thay đổi;

- Diện tích đất hiện trạng Ic, Ib tăng do từ hiện trạng đât Ia, đất rừng IC phát triển thành rừng.

- Trữ lượng đối với rừng trồng còn thấp, cần có biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao trữ lượng trong những năm tiếp theo.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng hoạt động du lịch tại khu vực hồ thủy điện Hòa Bình

4.1.1. Hiện trạng khách du lịch

4.1.1.1. Số lượt khách

Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trưởng về lượt khách lưu trú, khách du lịch không sử dụng dịch vụ lưu trú (khách đi theo tour trong vùng mà khu du lịch vùng hồ Hòa Bình chỉ là điểm dừng chân tham quan; khách du lịch lễ hội, khách tham quan trong ngày từ Hà Nội, khách trên tuyến Hà Nội - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai) cũng tăng khá nhanh. Đây cũng là một đặc điể tương đối đặc thù của khu du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

Bảng 4.1: Số lượt khách đến vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020



Năm

Tổng số khách du lịch

Khách nội địa

Khách quốc tế


Số lượng

% tăng so

cùng kỳ năm trước


Số lượng

% tăng so

cùng kỳ năm trước


Số lượng

% tăng so

cùng kỳ năm trước

2010

197.000

-

182.840

-

14.160

-

2011

210.200

6,7

197.800

8,2

12.400

-12,4

2012

224.000

6,6

209.240

5,8

14.760

19,0

2013

252.600

12,8

237.880

13,7

14.720

-0,3

2014

303.000

19,9

282.700

18,8

20.300

37,9

2015

410.000

35,3

391.000

38,3

19.000

-6,4

2016

403.000

-1,7

358.670

-8,3

44.330

133,3

2017

431.000

6,9

385.700

7,53

45.300

2,2

2018

529.000

22,7

482.000

24,96

47.000

3,8

2019

550.000

4,0

524.000

8,7

26.000

-44,7

2020

117.000

-

113.500

-

3.500

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 7

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hòa Bình)

Năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, trong đó có vùng Hồ thủy điện Hòa Bình. Kết quả điều tra 6 tháng đầu


năm 2020 vùng Hồ Hòa Bình đón 117.000 lượt khách du lịch, trong đó 113.500 lượt khách nội địa, 3.500 lượt khách quốc tế.

Tăng trưởng bình quân về số lượt khách đến Hồ Hòa Bình giai đoạn 2010

- 2019 tăng 12,08%, năm 2019 đạt 550.000 lượt. Theo điều tra, số lượt khách tham quan trở lại Hồ Hòa Bình ngày càng tăng. Tỷ lệ khách du lịch tham quan lại Hồ Hòa Bình lần thứ 2 trở lên tới 63 khách trên tổng số 100 khách được điều tra phỏng vấn bằng phiếu. Đa phần khách du lịch yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, môi trường trong sạch của vùng Hồ Hòa Bình. Đặc biệt là văn hóa địa phương, cộng đồng dân cư gần gũi, thân thiện với khách du lịch. Mặc dù vùng Hồ thủy điện Hòa Bình đã được quy hoạch thành Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tuy nhiên lao động du lịch trực tiếp chưa được đào tạo, tập huấn nhiều về nghiệp vụ nên khách du lịch chưa đánh giá cao.

Số lượt khách du lịch Quốc tế đến vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020 có sự tăng trưởng tương đối ổn định. Năm 2010 vùng hồ Hòa Bình đã đón 14.160 lượt khách quốc tế thì năm 2019 đã tăng lên 26.000 lượt khách quốc tế tốc độ tăng trưởng khoảng 7%.

Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của vùng hồ thủy điện Hòa Bình, trung bình hàng năm chiếm trên dưới 90% tổng số lượt khách du lịch đến vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Điều đó cho thấy cho đến nay và tương lai gần, thị trường khách nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

4.1.1.2. Dự báo khách du lịch đến vùng hồ thủy điện Hòa Bình năm 2030

Khách du lịch nội địa đến Khu du lịch hồ Hòa Bình chủ yếu từ Hà Nội và khách nội tỉnh. Năm 2015, số khách nội địa đến Khu du lịch hồ Hòa Bình chiếm 16,7% tổng số khách nội địa của cả tỉnh. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng khách nội địa đến Khu du lịch hồ Hòa Bình đạt 16,42%/năm.

Căn cứ vào các mục tiêu cụ thể cũng như định hướng phát triển theo lãnh thổ trong dự án Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2020 khách du lịch đến Khu du lịch hồ Hòa Bình chiếm khoảng 19% của cả tỉnh và đến năm 2030 đạt khoảng 21%.


Như vậy, theo đó đến năm 2020, Khu du lịch hồ Hòa Bình dự báo đón khoảng 630 nghìn lượt khách; đến năm 2025 đón khoảng 1 triệu lượt khách và đến năm 2030 đón khoảng 1,55 triệu lượt khách.

Trong tổng số khách du lịch đến Khu du lịch hồ Hòa Bình chỉ có một số ít khách lưu trú qua đêm và có sử dụng dịch vụ lưu trú. Năm 2015, khách quốc tế có lưu trú chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số khách quốc tế đến và khách nội địa chiếm 4,9% trong tổng số khách nội địa đến Khu du lịch hồ Hòa Bình. Dự kiến đến năm 2020 số khách quốc tế có lưu trú sẽ chiếm khoảng 14% và khách nội địa chiếm khoảng 8%; đến năm 2025 các chỉ tiêu tương ứng là 18% và 12%; đến năm 2030 là 21% và 18%.

Bảng 4.2: Dự báo phát triển du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình đến năm 2030



Hạng mục


2015


2020


2025


2030

Tăng trưởng bình

quân (%)

2015

- 2020

2020

- 2025

2025

- 2030

Tổng số

410.000

630.000

1.020.000

1.600.000

8,97

10,12

9,42

Tổng số khách

quốc tế


19.000


30.000


51.000


90.000


9,57


11,02


12,03

Tổng số

khách nội địa


391.000


600.000


969.000


1.510.000


8,94


10,06


9,28

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hòa Bình)

4.1.2. Các loại hình du lịch phổ biến của khu vực nghiên cứu

Với sự hấp dẫn của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng các hệ sinh thái, những nét văn hóa truyền thống gắn liền với đồng bào dân tộc thiểu số, và sự đa dạng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tín ngưỡng... Khu vực Hồ Hòa Bình đang trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch. Qua khảo sát của cán bộ địa


phương, tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình, du khách có thể trải nghiệm nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như: Du lịch sinh thái; Văn hóa; Tâm linh...

- Sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh: Khu du lịch Hồ Hòa Bình có hệ thống các điểm du lịch tâm linh như: Đền Bờ, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên… Lễ hội Đền Bờ được tổ chức mỗi năm một lần, diễn ra từ mùng 7 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không phải riêng của Người Mường Hòa Bình mà còn có sự tham gia của nhiều dân tộc anh em trong và ngoài tỉnh, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan và làm lễ.


Hình 4.1: Hội đền bờ đầu xuân Hình 4.2: Động Thác Bờ‌

Nguồn: Báo Hòa Bình


Hình 4.3: Động Hoa Tiên Hình 4.4: Vịnh Ngòi Hoa‌

Nguồn: Bùi Ánh Hồng, 2020


- Sản phẩm du lịch cộng đồng: Đây là một trong số các sản phẩm du lịch có giá trị tại khu du lịch Hồ Hòa Bình. Điểm du lịch Đảo Dừa nằm trong khu du lịch Hồ Hòa Bình thuộc địa phận xã Vầy Nưa của huyện vùng cao Đà Bắc và đã được UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 98/QĐ-UB ngày 24/01/2013 công nhận là điểm du lịch địa phương, mỗi năm có khoảng 14.400 đến 16.800 lượt khách trong đó số lượng khách nghỉ lại qua đêm chiếm khoảng 25%.


Hình 4.5: Bản Mường Giang Mỗ Hình 4.6: Đảo Dừa‌

Nguồn: Bùi Ánh Hồng, 2020

- Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Khu du lịch Hồ Hòa Bình hiện nay đang khai thác và đầu tư loại hình tắm các lá thuốc chữa bệnh của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Thái… để phục vụ khách du lịch.

Những sản phẩm du lịch trên đây đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến Hồ Hòa Bình, thể hiện qua số lượt khách Quốc tế và nội địa những năm qua. Tuy nhiên, có thể thấy, sản phẩm du lịch ở Hồ Hòa Bình chưa đa dạng, chất lượng còn thấp, các dịch vụ bổ trợ còn thiếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch.

4.1.3. Cơ sở hạ tầng du lịch

4.1.3.1. Hệ thống giao thông, phương tiện phục vụ du lịch

- Về đường bộ:

Trong khu vực hiện có 24,8 km đường giao thông đạt tiêu chuẩn đường

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí