Diện Tích Và Tỷ Lệ % Các Loại Đất Lâm Nghiệp Năm 2013


Hình 3.8: Rừng Khe Năm, 2013

“Nguồn: Google earth, 2013”


Lát cắt sinh thái đất lâm nghiệp thôn Khe Năm


LÁT CẮT SINH THÁI

ĐẤT LÂM NGHIỆP THÔN KHE 5



D

T


Độ dốc trung bình 350

Đường đi, khu dân cư

Trạng thái rừng trồng Keo + cây bản địa

Trạng thái rừng IIB, IIB +

Nứa

Trạng thái rừng hỗn giao (IIIA1 + N, Gi + N + Gỗ,

Diện tích rừng giao năm 2009 theo nghị đinh 181/CP

Diện tích rừng giao năm 2002 theo nghị đinh 163/NĐ-CP

Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi tiết trạng thái rừng năm 2013



STT

Trạng thái

Diện tích (m2)

Ghi chú


1


IIIA1 + N


379,500

Rừng bị khai thác kiệt quệ, còn sót lại 1 số cây to nhưng phẩm chất xấu, xen lẫn tre nứa (là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che).

2

IIB

181,700

Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi (sau khai thác kiệt) mật độ cây gỗ > 1000 cây/ha, với đường kính > 10 cm.


3


IIB + N


65,800

Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi (sau khai thác kiệt) mật độ cây gỗ.

> 1000 cây/ha, với đường kính > 10 cm, rừng có nhiều cây gỗ hơn nứa.

4

Gi + N + Gỗ

99,900

Rừng Giang + Nứa + Gỗ.

5

Rừng trồng

174,300

Keo, cây bản địa.


Tổng

901,200


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - 7

(Nguồn LISO: Nghiên cứu thực địa 2013)



Hình

3.9:

Hình 3.9: Diện tích và tỷ lệ % các loại đất lâm nghiệp năm 2013

“Nguồn: Nghiên cứu thực địa, 2013”

Diện tích đất lâm nghiệp của 15 hộ thôn Khe Năm năm 2013 có 5 trạng thái rừng bao gồm: trạng thái IIIA1 + N chiếm diện tích nhiều nhất với 379,500m2 (37,95ha) tương đương 42%, tiếp đến là trạng thái IIB với diện tích 181,700m2 (18,17ha) chiếm 20% và ít nhất là IIB + N chiếm diện tích 65,800m2 (6,58ha) chiếm 27%. Với hiện trạng rừng như vậy rò ràng đã có sự chuyển dịch và khác biệt giữa trạng thái rừng năm 2013 so với năm 2002 đặc biệt là sự chuyển đổi về trạng thái rừng và diện tích phân bố.

3.3.3. So sánh trạng thái rừng năm 2002 và 2013

Cơ sở để tác giả tiến phân loại các trạng thái rừng năm 2013 dựa trên quy định về các trạng thái rừng và đất rừng năm 1984 (gọi tắt là quy phạm 84). Kết quả phân loại các trạng thái rừng năm 2002 cũng dựa trên quy phạm này.

Thông qua bảng số liệu 3.3 và biểu đồ thống kê trạng thái rừng năm 2002, năm 2013 chúng ta có thể nhận thấy sau hơn 10 năm khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ hiện trạng rừng tại Khe Năm thay đổi đáng cả về diện tích lẫn trạng thái rừng.

Bảng 3.4: Số liệu thống kê trạng thái, diện tích rừng năm 2002 và 2013


Stt

Trạng thái

Năm

Thay đổi

2002 (m2)

2013 (m2)

1

IA

27,200

0

-27,200

2

IIA

312,400

0

-312,400

3

IIIA1 + Nứa

231,600

379,500

147,900

4

IB

58,400

0

-58,400

5

IIB

38,800

181,700

142,900

6

IIB + Nứa

0

65,800

65,800

7

NIIA

150,800

0

-150,800

8

Gi + N + Gỗ

0

99,900

99,900

9

Keo II + Mỡ II

82,000

174,300

92,300


Tổng

901,200

901,200


(Nguồn LISO: Số liệu thống kê rừng Khe Năm, 2013)

Hình 3.10: Thống kê trạng thái rừng năm 2002 và năm 2013

Năm 2002 có 8 trạng thái đất lâm nghiệp nhưng đến năm 2013 chỉ còn 5 trạng thái đất lâm nghiệp. Như vậy, trong quá trình bảo vệ phát triển rừng của các hộ có 4 trạng thái IA, IB, IIA, NIIA năm 2002 đã phát triển sang trạng thái khác phù hợp và tốt hơn. Đây là kết quả của những tác động tích cực của các hộ lên diện tích rừng mà họ được giao. Theo bản đồ hiện trạng rừng giao năm 2002 trạng thái IA, IB là đất trống, trảng cây bụi và nằm ở phía chân đồi giáp ranh với nhà của các hộ dân đã bị tác động khá mạnh và được chuyển đổi hoàn toàn sang rừng trồng Keo và cây bản địa; còn trạng thái rừng IIA và NIIA nằm ở giữa lưng chừng đồi ít bị tác động hơn do đó có thời gian phục hồi, phát triển và chuyển sang trạng thái mới. Từ số liệu trên và các chỉ số điều tra hiện trạng rừng năm 2013 rò ràng trạng thái rừng đang thay đổi theo theo 2 xu hướng:

- IA + IB được thay thế bằng trạng thái mới là Keo + cây bản địa với tổng diện tích thay thế là 85,600m2 tương đương 8,56ha. Đồng thời nâng tổng diện tích trồng Keo và cây bản địa lên 134,200m2 tương đương với hơn 13 ha.

- IIA + NIIA phát triển và chuyển thành các trạng thái IIB, IIB + N, IIIA1 + N, Gi + N + Gỗ với tổng diện tích là 463,200 m2 tương đương với hơn 46 ha. Đây cũng là 2 trạng thái thay đổi nhiều nhất so với các trạng thái khác và đặc biệt sự thay đổi này hoàn toàn theo hướng tự nhiên



Trạng thái IA + IB năm 2002 so với năm 2013

Trạng thái IIA + NIIA năm 2002 So với năm 2013

Hình 3.11: So sánh trạng thái rừng năm 2002 so với năm 2013


Năm 2013 xuất hiện thêm hai thái rừng mới là IIB + N, Gi + N + Gỗ với tổng diện tích lần lượt là 65,800m2 (6,58ha) và 99,900m2 (9,9ha) phần diện tích còn lại chuyển sang các trạng thái IIB, IIIA1 + N. Việc xuất hiện trạng thái mới và diện tích đất lâm nghiệp IIIA 1 + N tăng so với năm 2002 chứng tỏ công tác bảo vệ và phát triển rừng của nhóm hộ gia đình trong thôn Khe Năm là phù hợp và có hiệu quả. Bên cạnh đó có thể thấy rò nhất chỉ số thay đổi tích cực thông qua trạng thái rừng IIB (rừng trung bình) tăng từ 38,800m2 năm 2002 lên 181,700m2 năm 2013 (tăng 142,900m2) và trạng thái rừng IIB + Nứa mới hình thành với tổng diện tích 65,800m2. Qua hình ảnh vệ tinh và quan sát thực tế cho thấy quá trình tái sinh và phát triển cây rừng diễn ra khá nhanh, đặc biệt là khu vực giữa đồi. Theo chia sẻ của chủ hộ Ông Trần Ngọc Lâm, những cây rừng năm 2002 cao khoảng 1m hiện nay đã cao tới 7-8m và đường kính thân trung bình cũng lớn hơn 6cm (cây gỗ bắt đầu cho trữ lượng gỗ).

Những khu vực rừng ở vị trí có nhiều ánh sáng cây rừng phát triển nhanh, đều hơn và thường nằm ở vị trí giữa đồi. Điều đó chứng tỏ các trạng thái IIA và NIIA phát triển và chuyển sang trạng thái mới ổn định hơn là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, dựa trên kết quả so sánh diễn biến trạng thái rừng năm 2002 so với năm 2013, đất rừng thôn Khe Năm đã có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, diện tích đất trống, thảm cây bụi được thay thế bằng diện tích rừng trồng phù hợp với điều kiện nông hộ. Các trạng thái rừng IIA và NIIA được phát triển và chuyển sang trạng thái rừng mới có trữ lượng và chất lượng rừng tốt hơn.

3.4. Những nhân tố ảnh hướng đến quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thôn Khe Năm

Để có được những chỉ số cụ thể liên quan đến thay đổi chất lượng rừng theo chiều hướng tích cực các hộ gia đình thôn Khe Năm đã có những nhân tố, điều kiện thuận lợi góp phần vào thành công trên. Những nhân tố này có được một phần nhờ chính năng lực của các chủ rừng cũng như có được sự đồng lòng ủng hộ của cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức khác. Chính nhờ vào những nhân tố đó rừng Khe Năm đã thực sự trở thành điểm sáng trong công tác quản lý bảo về rừng không chỉ đối với xã Sơn Kim 1 mà còn đối với cả tỉnh Hà Tĩnh.

3.4.1. Ý thức bảo vệ rừng của các hộ gia đình, cộng đồng và các bên liên quan

Trong những năm qua các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành trong và ngoài Xã đã góp phần không nhỏ vào thành công của mô hình quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng thôn Khe Năm. Việc phối kết hợp nhịp nhàng giữa chủ hộ gia đình và các bên liên quan giúp rừng Khe Năm cũng như đời sống của các hộ dân trong Thôn ngày càng cải thiện. Điều đó được thể hiện thông qua sơ đồ Venn dưới đây:

Chính quyền địa phương

Cộng đồng thôn

Rừng 15 hộ gia đình

Các ban ngành liên quan

Người dân sống ngoài thôn

Các tổ chức, đoàn thể khác


3.4.1.1. Phân công lao động và liên kết giữa các hộ gia đình cùng nhau quản lý, bảo vệ rừng

Mặc dù không chính thống nhưng các hộ gia đình tự mặc định và hiểu với nhau việc bảo vệ rừng là nghĩa vụ chung của cả cộng đồng bởi nếu rừng của một hộ gia đình bị xâm hại thì rừng của các hộ khác cũng sẽ bị xâm hại và sẽ ảnh hưởng chung đến cả cộng đồng. Do đó, với diện tích được giao các hộ đã liên kết lại thành nhóm cùng nhau bảo vệ và phát triển rừng.

Việc tuần tra, bảo vệ rừng được chia theo nhóm hộ. Cứ 2-3 hộ gia đình liền kề hình thành một nhóm có trách nhiệm tuần tra trên toàn bộ diện tích đất rừng của các hộ đó. Khi phát hiện ra điều gì bất thường các hộ sẽ bàn bạc và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp xâm phạm đất rừng trái phép. Bên cạnh đó hộ gia đình cũng tự phân công thành viên trong gia đình đi tuần tra, bảo vệ đồng thời kết hợp phát tỉa những cây dây leo quấn quanh cây gỗ hay kết hợp lấy củi đun. Việc tuần tra bảo vệ theo hình thức nhóm hộ giữa các hộ gia đình đã hạn chế tối đa những tác động từ bên ngoài lên diện tích rừng được giao.

Ngoài ra các thành viên trong thôn còn kết hợp với các chủ rừng khác thành lập nên Mạng lưới Đất rừng của vùng với một mục đích chung là cùng nhau bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng. Mạng lưới cũng tự soạn thảo Quy chế bảo vệ phát triển rừng với những điều lệ cụ thể, rò ràng. Quy chế này đã có được sự đồng thuận của tất cả các thành viên và được chính quyền xã Sơn Kim 1 thông qua và ban hành.

Đối với các thành viên trong gia đình việc phân chia trách nhiệm trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khá rò ràng từ việc kiếm củi, phát rừng, trồng cây, thu hái lâm sản ngoài gỗ…

Bảng 3.5: Bảng phân công lao động trong hộ gia đình liên quan đến quản lý bảo vệ rừng‌

Giới


Công việc

Nam giới (18-

60 tuổi)

Nữ giới (18-

55 tuổi)

Người già (>60 tuổi)

Trẻ em (14-

18 tuổi)

Phát dọn thực bì

X

X

X

X

Ươm cây

X

X

X

X

Trồng cây

X

X

X

X

Tuần tra bảo vệ rừng

X

X



Phát dọn cây dây leo

X

X



Xử lý vi phạm

X




Lấy củi về đun

X

X



Chọn gỗ làm chuồng trại


X




Thu hái lâm sản phụ: Mây, hèo, măng


X


X



Bắt ong

X





“Nguồn LISO: Điều tra thực địa năm, 2013”

Như vậy, với hộ gia đình và cộng đồng thôn Khe Năm vấn đề giới trong phân công lao động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là khá rò ràng. Tùy từng nội dung công việc cụ thể mà thành phần và vai trò tham gia của từng thành viên trong gia đình, cộng đồng cũng khác nhau. Những việc nặng nhọc như lấy gỗ làm chuồng trại, xử lý vi phạm, bắt ong đều do đàn Ông phụ trách, các hoạt động nhẹ hơn như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022