Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp

quyền sử dụng đất hợp pháp cho người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai.

Xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin về người sử dụng đất,... nhằm mục đích phục vụ cồng tác tra cứu, quản lý, hoạch định chính sách.

Đăng ký đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Sau khi phát sinh quyền sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ...) hoặc có những thay đổi trong sử dụng đất thì người sử dụng đất phải đăng ký với cơ quan nhà nước để được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và làm GCNQSDĐ. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Được cấp GCNQSDĐ là quyền đầu tiên của người sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. GCNQSDĐ cũng là điều kiện để giao dịch trên thị trường.

Cấp GCNQSDĐ là việc ghi nhận quyền sứ dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Công tác cấp GCNQSDĐ phải được thực hiện thường xuyên liên tục để có thể phản ánh kịp thời những biến động của đất đai. Hồ sơ địa chính và GCNQSDĐ cung cấp thông tin đầy đủ nhất, là cơ sở để bảo vệ các quyền của người sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp cũng như nghĩa vụ tài chính mà họ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Đối với đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng xảy ra lấn chiếm, tranh cấp nhiều nhất, do diện tích được cấp GCNQSDĐ còn hạn chế. Nguyên nhân có thể kể đến đó là các địa phương vân còn để đất hoang hóa hoặc chậm đưa vào sử dụng, quản

lý lỏng lẻo, sử dụng kém hiệu quả, bên cạnh đó chính quyền địa phương chưa làm tốt việc quy hoạch sử dụng đất cũng như chậm xử lý, giải quyết tình trạng lấn chiếm đất đai. Hay diện tích đất lâm nghiệp bị giao chồng chéo giữa các hộ dân trên địa bàn, không đo đạc, cắm mốc phân định ranh giới rõ ràng, cụ thể khi giao đất cho các hộ. Cho nên vẫn còn những diện tích chưa được cấp GCNQSDĐ.

d. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Đảm bảo người sử dụng đất thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ theo pháp luật, đồng thời, hạn chế tính quan liêu thậm chí tiêu cực của cán bộ làm công QLNN về đai. Đây là nội dung hết sức quan trọng, nó diễn ra thường xuyên, liên tục, phản ánh các vận động chủ yếu của các quan hệ về đất đai trong thị trường.

Để thực hiện nội dung này trước hết phải ban hành hệ thống văn bản pháp quy về quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy định các thủ tục hành chính về quản lý sử dụng đất và các chế tài xử lý vi phạm. Trong nền kinh tế thị trường nhà nước vừa là đại diện chủ sở hữu đất đai, có quyền định đoạt đối với đất đai, vừa là chủ thể sử dụng đất lớn nhất vừa là người quản lý giám sát việc sử dụng, nếu quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên không rõ ràng và không được luật hóa thì rất dễ nảy sinh bất bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất. Lúc này quan hệ đất đai sa vào cơ chế xin cho, mang nặng tính hành chính, không theo quy luật thị trường.

Theo Luật hiện hành, tuy giữa các nhóm đối tượng sử dụng đất khác nhau thì có quyền và nghĩa vụ khác nhau, nhưng nhìn chung, người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Người sử dụng đất có các quyền chung như: được cấp GCNQSDĐ; được hưởng kết quả đầu tư trên đất; được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất của mình; được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Ngoài ra người sử dụng đất còn có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh,

góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Đối với đất lâm nghiệp, người sử dụng không có một số quyền như trên.

Về nghĩa vụ, người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây: sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy định về chế độ sử dụng đất và các quy định khác của pháp luật; đăng ký quyền sứ dụng đất, là đầy đủ thủ tục khi thực hiện các quyền của mình; thực hiện nghĩa vụ tài chính; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất, bảo vệ môi trường; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có sự liên quan. Trong tổ chức quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, các địa phương sử dụng nhiều hình thức tổ chức quản lý và áp dụng nhiều hình thức khoán rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, người lao động, cụ thể: tổ chức khoán, liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn. Diện tích đất lâm nghiệp hiện nay ngoài một phần do các lâm trường quản lý và tự tổ chức sản xuất, thì phần lớn được giao khoán cho các hộ gia đình. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phần lớn hướng vào việc quản lý mục đích sử dụng đất.

Mục đích sử dụng đất lâm nghiệp gồm có đất rừng sản xuất (đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất), đất rừng phòng hộ (đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ) và đất rừng đặc dụng (đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng). Các cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan chức năng phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

e. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đảnh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Đây là một nội dung thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với quản lý sử dụng đất. Thanh tra đất đai nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng đất được tuân thủ theo đúng pháp luật. Quá trình thanh tra, kiểm tra ngoài việc phát

hiện các sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài ra, cũng có thể phát hiện những điều bất hợp lý trong chủ trương, chính sách, pháp luật để kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa kịp thời. Thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất, có thể khi có hoặc không có dấu hiệu vi phạm.

Luật đất đai quy định nhiệm vụ của thanh tra đất đai là thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai; đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ, thanh tra đất đai phải tiến hành thanh tra việc QLNN về đất đai của UBND các cấp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác. Theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai của người sử dụng đất đây là nội dung hết sức quan trọng, nó diễn ra thường xuyên, liên tục, phản ánh các vận động chủ yếu của các quan hệ về đất đai trong thị trường.

f. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai là biện pháp nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, đem lại công bằng cho chủ sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng đất không tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau. Đặc biệt, là với đất lâm nghiệp, diện tích lớn, khó quản lý, việc cấp GCNQSDĐ còn hạn chế. Lúc này, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại diễn ra tại địa phương. Khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu khi thực hiện công tác này.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

1.1.5.1. Nhân tố tự nhiên

Nhóm các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, đất đai thổ nhưỡng …

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến gió mùa mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt, ẩm dồi dào, thuận lợi cho thảm thực vật rừng phát triển đa dạng và phong phú. Cho nên hình thành diện tích rừng rộng lớn, bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt… do đó công tác quản lý rừng trên phần đất quy định của Nhà nước đặt ra nhiều yêu cầu để bảo vệ và phát triển vốn rừng phục vụ cho các mục tiêu khác nhau, đặc biệt là nhóm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ như thống kê, đo đạc, rà soát… diện tích rừng và đất rừng.

Với địa hình đồi núi đã tạo không ít khó khăn cho các cán bộ quản lý trong việc đi lại, quản lý và chăm sóc cây rừng, không đi sâu đi sát được tất cả diện tích đất quản lý, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, cho nên một số đối tượng đã lợi dụng điều đó để khai thác gỗ lậu trái phép. Các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, gió Tây khô nóng gây ra nạn cháy rừng, ảnh hưởng đến những cánh rừng mới trồng hay một số vùng núi cao do mưa nhiều, có lũ quét, lũ ống… làm sạt lở đất ảnh hưởng tới một phần diện tích rừng. Những hiện tượng trên không thể tránh khỏi nên yêu cầu đặt ra cho các cán bộ quản lý phải đưa ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất đặc biệt là nạn cháy rừng rất dễ xảy ra vào mùa khô nóng. Nước ta có đất feralit rất phổ biến, ngoài ra còn có đất nâu đỏ, đất đen, đất xám chủ yếu được sử dụng để trồng và phát triển rừng. Chất lượng đất tốt, đa dạng về chủng loại tạo điều kiện phát triển nhiều cây rừng. Bên cạnh đó, đặt ra việc quy hoạch sử dụng các loại đất phù hợp để sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép phá vỡ quy hoạch.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên của nước ta mang lại những thuận lợi và không ít khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Điều quan trọng là tận dụng được lợi thế và khắc phục các hạn chế để quản lý hiệu quả.

1.1.5.2. Nhân tố kinh tế

Cơ chế khuyến khích kinh tế có thể đóng vai trò quan trọng khuyến khích các hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên, mặt khác những cơ chế khuyến khích kinh tế mạnh cũng có thể dẫn đến các hoạt động bất hợp pháp.

Lợi ích trực tiếp từ tài nguyên rừng là một cơ chế khuyến khích quan trọng đối với chủ rừng, kể cả hình thức chủ rừng là cá nhân và tập thể để thực hiện các hoạt động hợp pháp. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Đất đai cho phép những người sử dụng rừng và đất theo quy định của pháp luật được hưởng lợi ích lâu dài từ tài nguyên rừng được giao. Cơ chế chia sẻ lợi ích chính thức được xác định trong Quyết định 178.

Hình 1.1: Sơ đồ phân tích cơ chế hưởng lợi từ Quyết định 178

Nguồn Bảo Huy Phillips Roth RDDL GFA GTZ 2006 Tuy nhiên do thiếu tính rõ ràng phương 1

(Nguồn: Bảo Huy, Phillips Roth (RDDL/GFA/GTZ), 2006)

Tuy nhiên, do thiếu tính rõ ràng, phương thức tính toán lợi ích áp dụng cho các chủ rừng cụ thể rất phức tạp và khó có thể giám sát trong quá trình phân chia lợi ích. Vì vậy, quá trình áp dụng thực tế cơ chế này tại cấp hiện trường rất chậm. Mặt khác, việc sắp xếp chia sẻ lợi ích theo truyền thống lại không được luật pháp công nhận và có thể bị coi là bất hợp pháp. Ví dụ, luật tục cho phép khai thác gỗ để làm nhà khi có giấy phép của cộng đồng nhưng theo hệ thống luật pháp hiện hành thì người dân phải có giấy phép khai thác do cơ quan chức năng ở địa phương cấp,

nếu không thì hành động khai thác gỗ được coi là trái phép. Những người có địa vị trong cộng đồng thường chi phối quá trình ra quyết định theo luật tục và thường đưa ra kế hoạch phân bổ lợi ích rừng phục vụ cho mối quan tâm của họ.

Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích kinh tế mạnh đi cùng với tính tự giác, ý thức kỷ luật cá nhân kém của một số công chức nhà nước là cơ sở để họ lợi dụng chức quyền, cản trở các hoạt động lâm nghiệp hợp pháp và khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp. Các hoạt động được ghi chép lại thường xuyên bao gồm thu phí trái phép không theo quy định để phê duyệt kế hoạch khai thác hoặc vận chuyển hợp pháp, hoặc cấp giấy cho khai thác gỗ và hoạt động lâm nghiệp trái phép. Trong nhiều trường hợp, cán bộ địa phương, bao gồm cả đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống sản xuất (lâm trường) và trong hệ thống QLNN (như Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm Lâm) cũng tham gia hoặc dính lứu đến các hoạt động bất hợp pháp.

Cho nên,cơ chế khuyến khích kinh tế cần được tính toán thận trọng, cũng như các giải pháp để thực thi nó, ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp.

1.1.5.3. Nhân tố chính sách, pháp luật

Nhằm quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả, trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và dưới luật có liên quan đến quản lý sử dụng đất đai. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến văn bản sau:

- Nghị định 01/CP ngày 4 tháng 1 năm 1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Nghị định 163/1999 của CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 về việc giao khoán, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng

23

lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.

- Luật đất đai 2013.

Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp luật hiện hành thay đổi quá nhanh chóng nên chỉ một số ít người dân hiểu được yêu cầu của luật pháp do vậy gây bối rối cho người dân ở cấp thực thi.

Hệ thống luật pháp thiếu các chỉ số thích hợp và cơ chế để huy động người dân tham gia vào giám sát việc tuân thủ luật pháp. Các quy định về giám sát và thực hiện luật lỏng lẻo dường như khuyến khích tình trạng lách luật, lạm dụng luật. Thiếu cơ chế phạt áp dụng đối với các hoạt động gây thiệt hại về kinh tế trong quá trình thực hiện các quy định và luật hiện thời cũng khuyến khích sự gia tăng của các hoạt động bất hợp pháp.

Một vấn đề khác là sự thiếu thừa nhận luật tục đã làm cho người dân không tích cực tham gia giám sát thừa hành pháp luật. Sự bất cập giữa hai hệ thống luật pháp và luật tục tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với các hoạt động bất hợp pháp khi luật pháp không thừa nhận các quy tắc truyền thống được người dân tôn trọng qua nhiều thế hệ.

Trên thực tế, người dân địa phương tuân thủ luật tục lại vi phạm luật pháp và vì vậy các hoạt động của họ bị coi là bất hợp pháp. Khi người dân mất lòng tin vào quyền hưởng dụng đất đai theo luật tục và quan niệm tài nguyên rừng là tài sản của nhà nước, họ không còn cảm thấy có nghĩa vụ quản lý tài sản đó một cách hợp pháp và bền vững. Thay vào đó, họ cố gắng tận dụng mọi cơ hội có được để tiếp cận tài nguyên rừng vì các lợi ích của mình.

1.1.5.4. Nhân tố xã hội

Nhận thức của người dân về vai trò của rừng, đất rừng cũng như công tác bảo vệ rừng và đất rừng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Bởi lẽ người dân sẵn sàng chặt phá rừng chỉ để phục vụ lợi ích bản thân

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 18/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí