Như vậy theo quy hoạch trên cho thấy việc quy hoạch cho đất lâm nghiệp của xã là chưa được rõ ràng cả về diện tích, vị trí cũng như loài cây trồng. Đây là một trong những cơ sở chúng ta cần chú ý tới cho phương án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng sau này.
4.2.3 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã Ân Tình
4.2.3.1 Đặc điểm tự nhiên chung của đất lâm nghiệp hiện trạng
Theo kết quả điều tra tại thời điểm tháng 6/2008 thì diện tích đất lâm nghiệp là 1661,82 ha chiếm 74,43% tổng diện tích tự nhiên, gồm 637,82 ha là đất rừng sản xuất và 1024,00 ha là diện tích rừng tự nhiên đặc dụng. Tập đoàn cây chính gồm nhiều chủng loại cây, chủ yếu là rừng non mới tái sinh, rừng hỗn giao tre nứa. Rừng sản xuất và rừng đặc dụng của xã Ân Tình chủ yếu nằm trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tập trung tại 2 tiểu khu là 188 và 194.
Bảng 4.14: Hiện trạng sử dụng đất nông-lâm nghiệp xã Ân Tình năm 2008
Đơn vị tính: ha
Loại đất | Mã | Diện tích(ha) | Cơ cấu(%) | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Tổng diện tích đất tự nhiên | 2232,70 | 100 | ||
Đất nông nghiệp | NNP | 1826,29 | 81,80 | |
1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN | 161,41 | 7,23 |
1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN | 147,41 | 6,60 |
1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA | 77,10 | 3,45 |
1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK | 70,31 | 3,15 |
1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 14 | 0,63 |
2 | Đất lâm nghiệp | LNP | 1661,82 | 74,43 |
2.1 | Đất rừng sản xuất | RSX | 637,82 | 28,57 |
2.1.1 | Đất có rừng tự nhiên sản xuất | RSN | 577,48 | 25,86 |
2.1.2 | Đất có rừng trồng sản xuất | RST | 26,44 | 1,18 |
2.1.3 | Đất trồng rừng sản xuất | RSM | 33,90 | 1,52 |
2.2 | Đất rừng phòng hộ | RPH | ||
2.3 | Đất rừng đặc dụng | RDD | 1024 | 45,86 |
2.3.1 | Đất có rừng tự nhiên đặc dụng | RDN | 1024 | 45,86 |
Đất phi nông nghiệp | PNN | 60,43 | 2,71 | |
Đất chưa sử dụng | CSD | 345,98 | 15,50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Kết Luận Rút Ra Từ Những Phân Tích Chính Sách Của Nhà Nước Và Địa Phương Phục Vụ Cho Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Của Xã
- Tiêu Chí Phân Cấp, Mức Độ Ảnh Hưởng Của Lượng Mưa
- Báo Cáo Ước Đạt Thực Hiện Sản Xuất Lâm Nghiệp Năm 2007
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 11
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy họach bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ân Tình huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn - 12
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
4.2.3.2 Đánh giá về khả năng thích hợp của cây trồng
Qua điều tra tại xã Ân tình cho thấy trên địa bàn xã hiện nay có 3 mô
hình sử dụng đất lâm nghiệp chính chiếm một diện tích tương đối lớn đó là:
+ Mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên
+ Mô hình trồng cây Hồi
+ Mô hình trồng cây Keo lai
Bảng 4.15: Mô hình sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Ân Tình
Tên mô hình | Diện tích(ha) | |
1 | 2 | 3 |
1 | Rừng tự nhiên khoanh nuôi bảo vệ | 577,48 |
2 | Cây Hồi | 3 |
3 | Cây Keo lai | 8 |
Với diện tích đất có rừng trồng sản xuất là 26,44ha thì ngoài diện tích trồng hồi(3ha) và keo(8ha), diện tích còn lại là trồng một số loài cây ăn quả, trồng hốn giao tre vầu...
* Mô hình rừng tự nhiên chủ yếu là rừng non mới tái sinh với nhều chủng loại cây như keo, mỡ, sau sau, xoan ta... và rừng hỗn giao tre vầu. Tất cả diện tích nằm trên tiểu khu 194 trên bản đồ.
* Mô hình trồng cây hồi:
Với chủ trương hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế đồng thời nhằm phát triển và tăng diện tích che phủ rừng, căn cứ vào đặc điểm đất đai , khí hậu ...của địa phương cho thấy thích hợp cho cây hồi phát triển tốt thì năm 2005 nhà nước đã hỗ trợ giúp nhân dân xã Ân Tình trồng được 3 ha hồi.
Đặc điểm sinh học sinh thái và giá trị của cây hồi:
Là cây gỗ nhỏ, cao 8 – 14m, đường kính 15 – 30cm, vỏ nâu nhạt, nứt vảy mỏng. Là loài cây mọc tương đối chậm. Một năm có hai vụ hoa quả, vụ chiêm ra hoa tháng 2 – 3 quả chín tháng 8 – 10, vụ mùa ra hoa tháng 8 – 9 quả chín tháng 2 – 3 năm sau. Cây trồng 7 – 8 tuổi bắt đầu ra hoa. Hồi là cây chịu
bóng, lúc nhỏ cần che >50%.Sống tốt trên đất cát pha tầng đất hơi chua, ẩm
và thoát nước.
Hồi là loại đặc sản có giá trị tại địa phương, lá cây, hạt, vỏ quả chứa nhiều tinh dầu thơm. Tinh dầu hồi có thể làm thuốc, hương liệu có giá trị xuất khẩu cao. Gỗ màu nâu hồng, vòng năm không rõ, thớ gỗ thảng mịn, khó bị mối mọt có thể đóng đồ dùng trong gia đình.
- Mô hình trồng keo:
Với các đặc điểm là sinh trưởng và phát triển nhanh trên nhiều loại đất, đẽ trồng, mọc nhanh,sớm khép tán, có tác dụng che phủ và cải tạo đất. Ưa sáng, sống được nơi nhiệt độ bình quân năm 26 – 300C, lượng mưa 1000 – 1750mm, trong năm có 5 – 6 tháng khô. Cây chịu được đất nghèo dinh dưỡng, có thể sống trên đất thiếu O2, đất thịt nặng và cả đất cát. Keo có khả năng tái sinh hạt và chồi đều tốt. Từ đó co thể cho thu hoạch sớm, mau thu hồi vốn, đồng thời có giá trị kinh tế cao...Chính vì lẽ đó keo được nhiều gia đình ở xã Ân Tình chọn làm loài cây trồng để phát triển lâm nghiệp.
Để đánh giá được khả năng phù hợp của các loài cây trồng ta sử dụng phương pháp PRA (có sự tham gia của người dân). Theo phương pháp này ta tiến hành các phân tích và các cuộc thảo luận trên một số chỉ tiêu chính như khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng cải tạo đất, giá trị kinh tế, mức độ phù hợp với điều kiện địa phương...Tổng hợp kết quả phân tích được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả đánh giá các mô hình rừng tại xã Ân Tình
Loài cây trồng Chỉ tiêu | Rừng tự nhiên | Hồi | Keo lai | Hỗn giáo tre vầu | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Điều kiện địa phương | 7 | 9 | 10 | 10 |
2 | Dễ kiếm giồng | 6 | 7 | 10 | 10 |
3 | Dễ trồng | 6 | 8 | 9 | 10 |
4 | Thu hoạch nhanh | 6 | 7 | 8 | 9 |
5 | Gia bán cao | 7 | 10 | 9 | 6 |
6 | Giá trị kinh tế cao | 7 | 10 | 9 | 6 |
7 | It sâu bệnh | 6 | 9 | 9 | 8 |
8 | Tính ổn định | 6 | 9 | 8 | 9 |
9 | Cải tạo đất | 7 | 7 | 9 | 6 |
10 | Dễ tiêu thụ | 8 | 10 | 10 | 9 |
Tổng điểm | 66 | 86 | 91 | 83 | |
Thứ tự ưu tiên | 4 | 2 | 1 | 3 |
Kết quả tổng hợp ở bảng 4.16 cho thấy mức độ thích hợp của các mô hình rừng sẽ được người dân đưa vào trồng trong tương lai theo thư tự ưu tiên sau: Keo lai, hồi, tre vầu, rừng tự nhiên.
4.2.3.3 Phân tích một số mô hình sử dụng đất lâm nghiệp
Tiến hành phân tích, đánh giá các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp hiện tại trên địa bàn để nắm bắt được hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, dự đoán hịêu quả kinh tế cũng như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả tổng hợp là cơ sở, căn cứ trong tiến trình lập quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của cấp xã, đây cũng là các cơ sở quan trọng để phương án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp xã sát với tình hình thực tế tại địa phương.
* Đánh giá hịêu quả kinh tế của các mô hình
Để dự tính chi phí, thu nhập cho một số mô hình , đề tài căn cứ vào các
cơ sở sau:
- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật trong quyết định 38/2005/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 6/7/2005 áp dụng cho một số loại cây hiện hành.
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho một số loại cây của
Chi cục lâm nghiệp Bắc Kạn.
- Căn cứ vào kết quả điều tra một số mô hình kinh tế trên địa bàn về giá
cả nhân công, chi phí vật tư nông lâm nghiệp tại thời điểm hiện tại.
Chu kỳ của mô hình sản xuất kinh doanh mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên và khai thác trắng vào cuối chu kỳ là 35 năm, mô hình cây hồi là 10 năm, mô hình cây keo lai là 8 năm. Cách tính chi phí xây dựng mô hình gồm: Chi phí thiết kế, chi phí nhân công, chi phí vật tư, lãi suất ngân hàng (với các mô hình có lãi suất).
+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình rừng tự nhiên như
sau:
Đầu tư xây dựng, bảo vệ mô hình trong 35 năm là 12.110.000 trong đó:
chi phí vật tư là 3.200.000 đồng, chi phí nhân công là 8.900.000 đồng .(pbiểu)
+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình trồng hồi là:
Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình là 11.766.335 đồng, trong đó chi phí nhân công là 8.339.814 đồng, chi phí vật tư là 1.245.000 đồng, chi phí quản lý 10% là 2.181.521 đồng.
+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình keo lai là:
Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình là 14.306.218 đồng, trong đó chi phí cho nhân công là 9.013.262 đồng, chí phí vật tư là 3.595.300 đồng, chi phí quản lý 10% là 1.697.656 đồng.
Bảng 4.17: Chi phí xây dựng các mô hình kinh sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Ân Tình.
Đơn vị: Đồng/ha
Mô hình | Chi phí | Chi phí bình quân/năm | |
1 | 2 | 3 | 4 |
1 | Rừng tự nhiên | 12110000 | 346000 |
Nhân công | 8900000 | ||
Chi phí khác | 3210000 | ||
2 | Hồi | 11766335 | 1176633 |
Nhân công | 8339814 | ||
Chi phí vật tư | 1245000 | ||
Chi phí quản lý 10% | 2181521 | ||
3 | Keo lai | 14306218 | 1788277 |
Nhân công | 9013262 | ||
Chi phí vật tư | 3595300 | ||
Chi phí quản lý 10% | 1697656 |
Qua bảng 4.17 cho thấy, chi phí bình quân/ năm của mô hình keo lai là cao nhất (1788277 đồng /ha), thấp hơn một chút là mô hình trồng cây hồi (1176633 đồng/ha) và thấp nhất là mô hình rừng tự nhiên (346000 đồng/ha)
Để thấy rõ hơn hiệu quả của các mô hình ta có thể dựa vào hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua chi phí và thu nhập của các mô hình và ta sử dụng phương pháp đánh giá động có tính tới sự biến động của giá trị đồng tiền theo thời gian. Đồng thời ở đây toán hiệu quả kinh tế các mô hình trong điều kiện bình thường; chưa loại trừ được các tác động khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hình.
Các chỉ tiêu kinh tế sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận hiện tại NPV; chỉ tiêu tỉ suất thu hồi nội bộ IRR; chỉ tiêu tỉ suất thu nhập so với chi phí BCR. Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế được thể hiện như sau:
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Ân Tình.
Chỉ tiêu | Rừng tự nhiên | Hồi | Keo lai | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | NPV | 6709,9 | 65749825 | 27072622 |
2 | IRR | 24,3% | 56% | 44% |
3 | BCR | 2,4 | 8,42 | 3,29 |
Nhìn vào bảng kết quả trên cho thấy:
Chỉ tiêu NPV thấp nhất ở rừng tự nhiên, cao nhất ở mô hình Hồi, tiếp
theo là mô hình keo lai.
Mô hình rừng tự nhiên có chỉ tiêu tỉ suất thu nhập so chi phí (BCR) rất thấp chỉ có(2,4), nếu đầu tư 1 đồng vào mô hình rừng tự nhiên chỉ thu được 2,4 đồng, mô hình hồi cho BCR cao nhất nếu đầu tư 1 đồng thì thu nhập 8,42 đồng, tiếp theo là mô hình keo lai nếu đầu tư 1 đồng thì thu được 3,29đồng.
Còn kết quả tính toán chỉ tiêu thu hồi nội bộ (IRR) cho thấy; mô hình rừng tự nhiên là thấp nhất chỉ có 24,3%; tiếp theo là mô hình keo lai (44%) và cao nhất vẫn là mô hình hồi (56%).
Như vậy qua so sánh các chỉ tiêu kinh tế cho thấy xét trên cả 3 chỉ tiêu mô hình rừng tự nhiên có hiệu quả kinh tế thấp nhất, tiếp theo là mô hình trồng keo lai, cao nhất là mô hình trồng hồi.
* Đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình
Do nhiều nguyên nhân đề tài chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình thông qua một số chỉ tiêu như khả năng thu hút lao động và mức đầu tư trên một đơn vị diện tích.
Bảng 4.19: Đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình
Chỉ tiêu xã hội | Công lao động (công) | Đầu tư (đồng) | |
1 | 2 | 3 | 4 |
Rừng tự nhiên (35 năm) | |||
1 | Tổng | 356 | 12110000 |
Bình quân/năm | 10 | 346000 | |
Hồi (10 năm) | |||
2 | Tổng | 736 | 11766335 |
Bình quân/năm | 74 | 1176633 | |
Keo lai (8 năm) | |||
3 | Tổng Bình quân/năm | 2132 267 | 14306218 1788277 |
Kết quả ở bảng 4.19 cho thấy mô hình rừng tự nhiên có khả năng thu hút lao động thấp nhất, 10 công/năm; sau đó là mô hình trồng hồi là 74 công
/năm, mô hình trồng keo lai thu hút được lao động cao nhất 267 công/năm. Về giá trị đầu tư trên một đơn vị diện tích thì mô hình rừng tự nhiên cũng có mức đầu tư thấp nhất, tiếp theo là mô hình trồng hồi, mô hình keo lai mức đầu tư là cao nhất 1.788.277đồng/ha/năm.
4.2.4 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008 so với quy hoạch
Theo kết quả điều tra tại hiện trường thì hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp so với quy họach tuy mới chi có chưa tới hai năm nhưng đã có sự chênh lệch về cả diện tích quy họach và quy mô của các mô hình sử dụng đất, kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.21 dưới đây: