Diện Tích Các Loại Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Phân Theo Chủ Quản Lý


bình quân 83 m3/ha. Loại rừng này hiện chỉ có ở tất cả các xã, thường phân gần khu dân cư.

- Rừng hỗn giao gỗ xen tre nứa: diện tích 17.356,2 ha chiếm 9,2% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng đã bị khai thác, trữ lượng gỗ bình quân 30-67 m3/ha. Loại rừng này có nhiều ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, thường phân bố vùng sâu, nơi cao, xa, địa hình khó khăn, phức tạp, độ dốc lớn. Trong đó rừng hỗn giao gỗ xen Lùng có diện tích 12.965,9 ha chiếm 6,9% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng mà cây Lùng phân bố chủ yếu, sinh

trưởng và phát triển khá tốt với đường kính trung bình khoảng 5cm, mật độ từ 200-400 bụi/ha, trữ lượng khoảng 60 -90 tấn/ha, thường phân bố ở vùn sâu, nơi cao, xa. Những diện tích rừng Lùng này cần được khoanh nuôi, bảo vệ và áp dụng biện pháp kỹ thuật khai thác bền vững.

+ Rừng tre nứa thuần loài: diện tích 4.89,4 ha chiếm 2,9% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng ít bị khai thác, trữ lượng bình quân 30-120 tấn/ha. Loại rừng này hiện có nhiều ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, thường phân bố gần khu dân cư, đi lại thuận tiện. Trong đó rừng Lùng thuần loài có diện tích 4.211,8 ha chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng mà cây Lùng sinh trưởng và phát triển trung bình, một số diện tích còn trữ lượng cao đường kính trung bình khoảng 5cm, mật độ 500-600 bụi, trữ lượng 90-120 tấn. Tuy nhiên cũng nhiều diện tích rừng Lùng bị suy thoái với đường kính trung bình khoảng 3,8cm, mật độ từ 300-600 bụi/ha, trữ lượng khoảng 30-60tấn/ha. Những diện tích rừng Lùng này không chỉ cần được khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác bền vững mà còn phải áp dụng biện pháp kỹ thuật phục tráng mới cho hiệu quả kinh tế cao.

b) Rừng trồng

Tổng diện tích rừng trồng các loại là 999,9 ha, chiếm 0,5% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Rừng trồng chủ yếu là loài Keo, Xoan, Quế có tất cả ở các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Tiền Phong, Quế Sơn.

3.4.1.2. Diện tích các loại đất chưa có rừng

Tổng diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất toàn huyện là 33.090,9 ha, chiếm 17,5% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó:


- Đất trống có cây gỗ tái sinh quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là 10.099,2 ha chiếm 5,3% diện tích đất tự nhiên toàn huyện tập trung ở xã Tri Lễ, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Nhóong, Cắm Muộn. Đây là diện tích có thể trồng và phát triển rừng.

- Đất trống không có cây gỗ tái sinh quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là 22.991,8 ha chiếm 12,2% diện tích đất tự nhiên toàn huyện tập trung ở xã Đồng Văn, Thông Thụ, Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang Phong, Quế Sơn, Tiền Phong, Tri Lễ. Đất này bao gồm nhiều loại đất khác nhau như đất trống, đất nông nghiệp, đất mặt nước, đất trồng rừng nhưng chưa thành rừng...

3.4.1.3. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 174.330,4 ha. Phân theo các chủ quản lý như sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý



TT


Loại đất

Toàn huyện

KBTTN

Lâm trường, công ty

Hộ gia đình, cá nhân

UBND xã, cộng đồng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)


Tổng diện tích tự nhiên

189.086,5











Đất lâm nghiệp

174.330,4

92,2

89.508,3

47,3

8.736,7

4,6

26.544,0

14,0

49.541,3

26,2

1

Đất có rừng

141.239,4

74,7

77.600,8

41,0

4.472,6

2,4

21.002,9

11,1

38.163,2

20,2

1.1

Rừng tự nhiên

140.239,5

74,2

77.599,7

41,0

3.877,5

2,1

20.788,7

11,0

37.973,6

20,1

1.1.1

Rừng nguyên sinh

44.540,7

23,6

35.446,5

18,7

93,7

0,0

3.183,2

1,7

5.817,4

3,1

1.1.2

Rừng thứ sinh

72.853,3

38,5

32.544,3

17,2

3.574,8

1,9

14.340,0

7,6

22.394,2

11,8

1.1.3

Rừng hỗn giao xen

tre nứa

17.356,2

9,2

7.604,6

4,0

57,1

0,0

2.694,9

1,4

6.999,6

3,7

a

Gỗ xen tre nứa

khác

4.390,3


3.001,3

1,6

57,1

0,0

837,2

0,4

494,7

0,3

b

Gỗ xen Lùng

12.965,9

6,9

4.603,2

2,4



1.857,8

1,0

6.504,9

3,4

1.1.4

Rừng tre nứa thuần

loài

5.489,4

2,9

2.004,4

1,1

151,9

0,1

570,6

0,3

2.762,4

1,5

a

Tre nứa khác

1.277,6


1.039,5

0,5

79,9

0,0

52,6

0,0

105,6

0,1

b

Lùng

4.211,8

2,2

964,9

0,5

72,0

0,0

518,0

0,3

2.656,9

1,4

1.2

Rừng trồng

999,9

0,5

1,0

0,0

595,1

0,3

214,2

0,1

189,6

0,1

2

Đất chưa có rừng

33.090,9

17,5

11.907,6

6,3

4.264,1

2,3

5.541,1

2,9

11.378,1

6,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 6

(Nguồn: Kết quả kiểm kê rừng huyện Quế Phong, 2016)

- Ban quản lý KBTTN Pù Hoạt có 89.508,3 ha chiếm 47,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất có rừng là 77.600,8 ha, chiếm 41,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đất không có rừng là 11.907,6 ha chiếm 6,3%


diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 38.198,62 ha chiếm 50% diện tích có rừng của đơn vị.

- Các công ty Lâm nghiệp Lâm trường Quế Phong, Công ty Cao su) có 8.736,7 ha chiếm 4,6% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất có rừng tự nhiên là 3.877,5 ha, chiếm 2,1% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đất có rừng trồng 595,1 ha, chiếm 0,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, đất không có rừng là 4.264,1 ha, chiếm 2,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

- Các hộ gia đình và cá nhân có 26.554,0 ha chiếm 14,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất rừng tự nhiên là 20.788,7 ha, chiếm 11,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Rừng Lùng xen gỗ là 1.857,8 ha chiếm 1,0% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, rừng Lùng thuần loài là 518,0 ha chiếm 0,3% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nhiều diện tích rừng Lùng đang có nguy cơ bị suy thoái, cần được khoanh nuôi, bảo vệ, phục tráng và khai thác bền vững. Đất có rừng trồng 214,2 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đất không có rừng là 5.541,1 ha , chiếm 2,9% diện tích đất đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là những diện tích có thể trồng Lùng.

- Phần còn lại do UBND xã, huyện và cộng đồng quản lý là có 49.541,3 ha chiếm 26,2% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất rừng tự nhiên là 37.973,6 ha, chiếm 20,1 % diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Rừng Lùng xen gỗ là 6.504,9 ha chiếm 3,4% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Hầu hết diện tích rừng Lùng ở đây đang có nguy cơ bị suy thoái mạnh, cần được khoanh nuôi, bảo vệ, phục tráng và khai thác bền vững. Đất có rừng trồng 189,6 ha, chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đất không có rừng là 11.378,1 ha, chiếm 6,0% diện tích đất đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là những diện tích có thể giao cho các tổ chức, cá nhân để bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

3.4.2. Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp huyện Quế Phong‌

3.4.2.1. Hệ thống quản lý nhà nước

- Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện trực tiếp theo dõi chỉ đạo các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Là cơ quan tham mưu giúp


UBND huyện trong việc lập kế hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời trực tiếp chỉ đạo cấp xã thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm và biện pháp kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp với UBND các xã triển khai sâu rộng, có hiệu quả các nội dung của lập kế hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến các tổ chức, đoàn thể, chính trị xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện.

- Hạt Kiểm lâm có chức năng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. Đồng thời cũng là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện về việc lập kế hoạch quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên rừng trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình. Hạt kiểm lâm huyện làm đầu mối chi trả dịch vụ môi trường rừng tới các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn bản được giao khoán bảo vệ rừng theo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An được quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của chính phủ.

- Phòng Tài nguyên môi trường có chức năng tham mưu giúp UBND huyện về việc lập kế hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng trên địa trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình.

- Tại các xã đều có cán bộ kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã làm công tác theo dõi chỉ đạo các hoạt động sản xuất lâm nghiệp và trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trên địa bàn xã.

- Công tác bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng: Thực hiện quy hoạch lại hệ thống rừng đặc dụng: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt theo Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. Thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt phân khu vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên thông qua việc xây dựng các chốt bảo vệ rừng; triển khai phương án chia sẻ lợi ích trong công tác bảo vệ rừng tại các thôn bản. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt là nghiên cứu đa dạng sinh học, phát hiện các loài mới, nghiên cứu nhiều loài quý hiếm như Pơ mu, Bách xanh, Sa mu, Phay sừng, Sến, Táu... để bảo tồn và phát triển.


3.4.2.2. Các doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp

- Lâm trường Quế Phong là tổ chức nhà nước làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Các đơn vị này đã được thành lập cách đây vài chục năm có nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng và sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp, khai thác và chế biến lâm sản và làm dịch vụ trong việc cung cấp giống và khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, tiêu thụ sản phẩm.

- Ngoài ra các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước như Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, công ty cao su Nghệ An đã được UBND tỉnh Nghệ An và huyện Quế Phong cho phép thuê đất để trồng và phát triển rừng nguyên liệu gỗ, cây Cao su. Các cơ sở và công ty chế biến lâm sản được đầu tư xây dựng gắn với việc hình thành phát triển các vùng nguyên liệu tập trung. Mối liên doanh liên kết của 4 nhà trong sản xuất lâm nghiệp đang từng bước phát triển, nổi bật là mối liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu...

3.4.2.3. Các hộ gia đình và tư nhân tham gia sản xuất nông lâm nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp theo mô hình trang trại, hộ gia đình, trên cơ sở đã được giao quyền sử dụng đất nên từ nhiều năm nay, hàng ngàn hộ gia đình đã hăng hái nhận đất, nhận rừng, tự đầu tư vốn, lao động, tìm hiểu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới cho thâm canh cây trồng, vật nuôi nên đã làm thay đổi dần dần cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều trang trại gia đình đã hình thành tạo ra bước phát triển mới góp phần làm tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn huyện. Bước đầu, các hộ gia đình đã trồng mới hàng ngàn ha rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, việc phát triển của các hộ gia đình còn gặp một số khó khăn như việc giao đất còn gặp nhiều khó khăn, một số nơi giao đất còn chồng chéo, ở một số nơi vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn kém, chưa thuận tiện để phát triển lâm nghiệp, phần lớn các hộ gia đình còn thiếu vốn, thiếu giống mới, thiếu kỹ thuật nhất là thông tin thị trường sản phẩm lâm nghiệp. Do vậy cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn để các hộ gia đình trở thành các hạt nhân trong phát triển nghề rừng tại địa phương.


Chương 4‌

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN


4.1. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Nghệ An

4.1.1. Tình hình tổ chức, vận hành Quỹ BVPTR và thực hiện chính sách chi trả DVMTR‌

4.1.1.1. Thành lập và vận hành Quỹ B PTR

BAN ĐIỀU

HÀNH QUỸ

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ QUỸ


BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG HC-TH

PHÒNG NV-QL


SỞ NN & PTNT

TỔ CHỨC CHI TRẢ CẤP HUYỆN HUYỆN, XÃ

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An dưới đây gọi tắt là Quỹ) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2012, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính của Sở Tài chính. Ngày 12/8/2014, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3805/QĐ- UBND.TM, về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và phân loại đơn vị sự nghiệp cho Quỹ BVPTR tỉnh Nghệ An, theo đó Quỹ được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về tài chính và phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động giai đoạn 2015-2017


Hình 4.1. Bộ máy tổ chức, hoạt động của Quỹ


Cơ cấu tổ chức của Quỹ BVPTR gồm:

- Hội đồng quản lý Quỹ được thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 25/2/2012 của UBND tỉnh Nghệ An, có 07 thành viên gồm:

+ Chủ tịch HĐQL Quỹ là Phó chủ tịch UBND tỉnh;

+ Phó Chủ tịch HĐQL Quỹ là Phó Giám đốc Sở NN và PTNT;

+ Các thành viên còn lại của HĐQL Quỹ gồm: Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh; Phó Giám đốc các Sở: Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư.

- Ban kiểm soát Quỹ được thành lập theo Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày 02/3/2012; Quyết định số 683/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh, có 03 thành viên gồm:

+ Trưởng ban kiểm soát là Trưởng phòng KHTC Sở Nông nghiệp và PTNT;

+ Các thành viên còn lại của BKS là Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính và Phó phòng KHTC Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Cơ quan điều hành Nghiệp vụ Quỹ gồm 24 người, trong đó có:

+ Giám đốc và 01 Phó giám đốc;

+ Hai phòng chuyên môn là: Phòng Nghiệp vụ quản lý và phòng Hành chính - Tổng hợp.

- Thành lập tổ chức chi trả cấp huyện (Quyết định số 4001/QĐ-UBND ngày 08/9/2015) theo đó Tổ chức chi trả cấp huyện được giao cho các Hạt kiểm lâm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong làm đầu mối thực hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản, UBND xã quản lý.

- Ngoài ra Quỹ BVPTR đã thành lập các tổ chức và các đoàn thể khác theo quy định.

4.1.1.2. Việc huy động các nguồn thu

* Công tác ký kết hợp đồng ủy thác DVMTR

Việc đàm phán ký kết hợp đồng uỷ thác đối với các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hoàn thành. Cụ thể đã ký hợp đồng ủy thác với 19 cơ sở sử dụng DVMTR, trong đó: 14 cơ sở sản xuất thủy điện và 05 cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch.


Bảng 4.1. Các cơ sở sử dụng DVMTR đã ký hợp đồng ủy thác



TT


Tên cơ sở sử dụng dịch vụ


Công ty quản lý, vận hành

Công suất (MW)


Địa chỉ

1

Nhà máy thủy điện Bản Vẽ

Công ty Thủy điện Bản Vẽ

320

Xã Yên Na Tương Dương, Nghệ An

2

Nhà máy Thủy điện Bản Cánh

Công ty CP Phát triển Điện lực Viễn Thông Miền Trung

1,5

Xã Tà Cạ

Kỳ Sơn, Nghệ An

3

Nhà máy Thủy điện Bản Cốc

Công ty CP Thủy điện Quế Phong

18

Xã Châu Kim, Quế Phong, Nghệ An

4

Nhà máy Thủy điện Sao Va

Công ty TNHH MTV Thủy điện Sao Va

3

Xã Hạnh Dịch Quế Phong, Nghệ An

5

Nhà máy Thủy điện Hủa Na

Công ty CP Thủy điện Hủa Na PV POWER HHC)

180

Xã Đồng Văn Quế Phong, Nghệ An

6

Nhà máy Thủy điện Nậm Mô


Công ty CP Tổng công ty PTNL Nghệ An

18

Xã Tà Cạ

Kỳ Sơn, Nghệ An

7

Nhà máy Thủy điện Nậm Nơn

20

Xã Lượng Minh, Tương Dương, NA

8

Nhà máy Thủy điện Khe Bố

Chi nhánh Công ty CPPT Điện lực Việt Nam

100

Xã Tam Quang Tương Dương, Nghệ An

9

Nhà máy Thủy điện Nậm Pông

Công ty CP Za Hưng

30

Xã Châu Hạnh, Quỳ Châu, Nghệ An

10

Nhà máy thủy điện Nậm Cắn 2

Công ty CP thủy điện sông Nậm Cắn

3,5

Bản Cánh, Xã Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An

11

Nhà máy thủy điện Châu Thắng

Công ty Cổ phần Prime Quế Phong

14

Xã Châu Thôn, huyện Quế Phong, Nghệ An

12

Nhà máy Thủy điện Bản Ang

Công ty CP Tổng công ty PTNL Nghệ An

18

Xã Xá Lượng, Tương Dương, Nghệ An

13

Nhà máy Thủy điện Chi Khê

Công ty CP Năng lương AGITA - Nghệ Tĩnh

41

Xã Chi Khê, Con Cuông, Nghệ An

14

Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt

Công ty CP ĐT&PT NL Vinaconex

100

Xã Xuân Cẩm, Thường Xuân,Thanh Hoá

15

Nhà máy nước Quỳnh Lưu

Công ty Cổ phần cấp nước Quỳnh Lưu

3.000

Cầu Đông, Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu, Nghệ An

16

Nhà máy nước Cửa Lò

Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò

3.000

Khối 1, Phường Nghi Tân, TX Cửa Lò, Nghệ An


17


Nhà máy nước Diễn Châu


Công ty Cổ phần cấp nước Diễn Châu


2.000

Xóm Ngọc Tân, Diễn Ngọc,

Diễn Châu, Nghệ An


18


Nhà máy nước Thái Hòa


Công ty Cổ phần cấp nước Thái Hòa


4.000

Số 15, khối Liên Thắng, phường Hòa Hiếu, Thị xã Thái Hòa, Nghệ An


19


Nhà máy nước Nghệ An


Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An


80.000

số 32- đường Phan Đăng Lưu-P. Trường Thi - Vinh

(Nguồn: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An)

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí