vụ) thu nhập bình quân 30 triệu đồng/năm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Các công tác khuyến nông khuyến lâm hoạt động rất là tốt, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, đưa các giống cây, con giống cho năng xuất cao vào sản xuất đã giúp người tăng thu nhập, làm đời sống sinh hoạt của người dân dần ổn định hơn.
Việc sản xuất lâm nghiệp đã giải quyết được phần nào công ăn việc làm cho người lao động, hàng năm đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động theo mùa, việc trồng cây lâm nghiệp là một trong các điều kiện để phát triển kinh tế bền vững. Nhờ đó, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khá giả.
c. Hiệu quả môi trường
Từ hiệu quả xã hội đạt được, người dân được nhân đất, nhận rừng nên mọi người có ý thức hơn trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Từ khi giao đất giao rừng đến này diện tích trồng rừng đang tăng mạnh, các công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đều đươc triển khai đến các chủ rừng, nhờ làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng cho nên, hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc làm pha hoại cây trồng hầu như không còn. Diện tích đất có rừng trồng được duy trì ổn định, góp phần ổn định nguồn nước, giảm nhẹ những hiểm hoạ của thiên tai, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học của khu vực. Nhưng bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước đang một ngày gia tăng do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học không hợp lý. Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường và sử dụng đất có hiệu quả.
2.3.1.3. Trong công tác bảo vệ rừng
Do làm tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng nên rừng ngày càng được phục hồi, phát triển, duy trì được vốn rừng, đưa độ che phủ của được duy trì, phát huy tối đa khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán.
Rừng tự nhiên phòng hộ có kinh phí ngân sách cấp thì khoán cho lực lượng bảo vệ rừng hưởng theo ngân sách cấp hàng năm, diện tích còn lại và rừng sản xuất
khoán cho lực lượng bảo vệ rừng và các hộ dân trên địa bàn. Kinh phí đã chi cho công tác bảo vệ rừng khoảng: 1.300.000.000 đồng bao gồm vốn trích từ khai thác rừng tự nhiên và vốn tự có của doanh nghiệp.
2.3.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp với vấn đề xã hội và phát triển bền vững
Có thể bạn quan tâm!
- Công Cụ Và Phương Pháp Quản Lý Đất Lâm Nghiệp
- Thống Kê Loại Chủ Rừng Huyện Diễn Châu Năm 2017
- Hiệu Quả Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu
- Quan Điểm, Định Hướng Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp
- Quan Điểm Hoàn Thiện Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu
- Hoàn Thiện Việc Triển Khai Các Hoạt Động Quản Lý Sử Dụng Đất
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
- Về mặt KTXH:
+ Việc hình thành và phát triển lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong công việc phân bố lại dân cư, ổn định đời sống cho nông dân vùng núi. Phát triển sản xuất các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu với giá trị sản phẩm ngày càng tăng lên. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn ở mặc cho hộ gia đình và làm thayđổi bộ mặt nông thôn tạo cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của vùng.
+ Các mô hình kinh tế mới, trang trại lâm nghiệp trên các vùng đồi đã thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động và thực sự đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội. Thông qua phát triển lâm nghiệp, hàng năm đã huy động được hàng vạn ngày công lao động tham gia nghề rừng. Sử dụng đất đai tốt hơn sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động hạn chế tình trạng bỏ ruộng lên thành phố kiếm sống của một số lao động trẻ.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ dân trí trên toàn vùng.
+ Ngành lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Thông qua việc phát triển trồng rừng đã cơ bản giải quyết được nhu cầu củi đun cho nhân dân, giải quyết được một phần gỗ xây dựng cơ bản cho nông thôn.
+ Thông qua quá trình trồng rừng đã bước đầu hình thành được vùng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo, chế biến nhựa thông trong tương lai, Lượng gỗ khai thác từ rừng trồng hàng năm khoảng 35.000 - 40.000 m3 là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các nhà máy trong khu vực, đồng thời là nguồn
thu lớn cho các hộ nông dân, góp phần tích cực và cuộc xoá đói giảm nghèo cho các địa phương.
- Về sinh thái và môi trường:
* Về môi trường:
Việc phát triển lâm nghiệp của huyện đã góp phần tích cực vào việc ổn định môi sinh môi trường chung, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển.
Sự ổn định và phát triển của rừng đã góp phần tích cực trong việc ổn định và điều tiết nguồn nước sông Bùng và bảo vệ các công trình thủy lợi như đê sông Bùng, Kênh N2 đồng thời nâng cao nguồn nước ngầm và chống bồi lấp góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, bảo đảm ổn định nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực trên địa bàn và những vùng lân cận, góp phần cải thiện điều kiện khí hậu theo hướng có lợi cho con người và cây trồng, hạn chế các thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt gây ra hàng năm. Góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen động thực vật, thực hiện đa dạng sinh học trên địa bàn, tạo môi trường phát triển hài hòa, bền vững.
Để đánh giá một phương thức canh tác hay mô hình trồng cây lâm nghiệp nào đó là tiến bộ, đi đôi với việc xem xét hiệu quả kinh tế còn phải đánh giá chung về hiệu quả môi trường. Hiệu quả môi trường của một hệ thống canh tác trước hết phải phục vụ mục tiêu của sự phát triển một nền lâm nghiệp bền vững. Đó là:
+ Bảo vệ và làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo và phục hồi những loại đất nghèo dinh dưỡng, đất đã bị suy thoái do kỹ thuật canh tác gây nên, duy trì và nâng cao tiềm năng sinh học của các loại đất còn chưa bị suy thoái. Các tiêu thức dùng để đánh giá bao gồm:
• Bón phân và giữ gìn đất: Việc cung cấp lại lượng mùn bị mất đi hàng năm của đất là rất cần thiết để giữ độ phì cho đất.
• Hạn chế dùng hóa chất trong sản xuất lâm nghiệp.
• Tăng hệ số quay vòng của đất để tăng cường sự che phủ đất.
+ Tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen của các động vật, thực vật hoang dã dùng để lai tạo thành các giống chống chịu tốt với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thường.
+ Tính đa dạng giữa các hệ phụ trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phụ, bảo quản chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ hàng hóa.
+ Phát triển phương thức nông, lâm, ngư kết hợp, xây dựng các mô hình RVAC nhằm mục đích cung cấp thực phẩm tại chỗ cho cuộc sống hàng ngày cho các hộ gia đình làm nghề rừng, chăm sóc bảo vệ rừng trồng được tốt hơn, tăng năng suất và chất lượng rừng trồng và đảm bảo môi trường sinh thái bền vững...
+ Bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên nước bằng việc trồng rừng, xoá bỏ đất trống đồi núi trọc, trồng cây lâu năm, kết hợp nông lâm với nuôi trồng thủy sản...
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu
2.4.1. Kết quả đã đạt được
Công tác quản lý sử dụng đất nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Diễn Châu trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phát triển KTXH của huyện. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu nhìn chung được thực hiện tốt. Căn cứ các quy định của Luật Đất đai năm 2013, huyện đã cụ thể hoá thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo thẩm quyền, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Chủ động triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công tác cấp giấy chứng nhận; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, các thủ tục hành chính về đất đai... được dư luận đánh giá tích cực, tháo gỡ được nhiều khó khăn, giải phóng các rào cản để huy động nguồn lực đất đai cho đầu tư phát triển.
- Về quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở cả 2 cấp huyện và cấp xã, thị
trấn, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên đất bước đầu đã đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được môi trường sinh thái, phát huy được nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã được khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa nước, trồng rừng.
- Về quản lý việc giao đất, giao rừng: Công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Diễn Châu đã được thực hiện theo đúng quy trình quy định. Người dân được giao đất đã yên tâm sản xuất nâng cao mức thu nhập, ổn định mức sống. Huyện đã tiến hành thu hồi đối với những diện tích đất sử dụng kém hiệu quả hoặc vi phạm pháp Luật Đất đai và đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo tận dụng triệt để từng diện tích đất phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
- Về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ: Công tác kê khai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ luôn được cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng chỉ đạo nên đã đạt được nhiều thành tích tốt. Công tác cấp GCNQSDĐ cơ bản đã từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác QLNN về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Sau khi tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ về đăng ký đất đai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; việc thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động trên hệ thống hồ sơ địa chính đã được các cơ quan, đơn vị, cơ sở thực hiện thường xuyên, đảm bảo theo đúng quy định.
- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm. Kết quả thanh tra đã chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất; kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể có sai phạm; góp phần khắc phục thất thoát, lãng phí xảy ra trong quá trình thực hiên các dự án; nhiều vấn đề xã hội liên quan đến đất đai đã phần nào được giải quyết.
- Về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện một cách nghiêm túc, giải quyết triệt để theo pháp luật về đất đai, giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.
2.4.2. Hạn chế
Trong công tác quản lý sử dụng đất nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng, huyện Diễn Châu đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tạo sự ổn định trong công tác quản lý. Tuy nhiên, trong công tác quản lý không tránh khỏi vẫn còn những hạn chế, tồn tại, cụ thể như sau:
* Đối với bộ máy QLNN về đất đai: Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về đất đai tuy đã được sắp xếp theo quy định song chất lượng thực thi công vụ vẫn còn nhiều hạn chế về tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc và kinh nghiệm trong công tác.
Năng lực, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ làm công tác chuyên môn về quản lý đất đai ở cả cấp huyện và cấp xã còn hạn chế. Một số cán bộ địa chính tại các xã còn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, dẫn đến nảy sinh nhiều tiêu cực trong quá trình quản lý, sử dụng đất.
Lãnh đạo một số địa phương vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc QLNN về đất đai, dẫn đến buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho nhiều vụ việc vi phạm về pháp luật đất đai diễn ra như: Xây dựng trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất...
* Hạn chế trong việc áp dụng các công cụ và phương pháp QLNN về đất đai: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao, còn mang tính chất thời điểm. Qua thực tế cho thấy nhận thức về pháp Luật Đất đai của người dân trên địa bàn còn nhiều hạn chế, tình trạng vi phạm Luật Đất đai vẫn diễn ra phổ biến gây khó khăn cho công tác quản lý.
* Hạn chế trong triển khai hoạt động QLNN đất đai của huyện Diễn Châu
- Về quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng còn chậm. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp. Trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ triệt để chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải là chỉ tiêu pháp lệnh; việc áp dụng các công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế.
- Về quản lý việc giao đất, giao rừng: Vẫn còn một số diện tích đất giao chưa đúng quy hoạch, vẫn còn chồng lấn giữa các lô, thửa gây ra tranh chấp. Một số diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng chưa được giao quản lý gây ra tình trạng hoang hóa, lãng phí tài nguyên.
- Về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ:
Công tác quản lý hồ sơ địa chính còn chưa được đầu tư thoả đáng. Công tác đo đạc bản đồ địa chính vẫn còn nhiều sai sót xảy ra. Tình trạng đo bao nhiều thửa thành một thửa, đo hai thửa đất chồng lên nhau hoặc đo thửa này lấn sang thửa kia vẫn còn khá phổ biến dẫn đến xảy ra tranh chấp về đất đai đã phức tạp lại càng thêm phức tạp, nhiều hộ gia đình, cá nhân mặc dù đã sử dụng đất ổn định song không thực hiện kê khai cấp giấy chứng nhận được do có sai sót trong đo đạc hoặc có tranh chấp với hộ liền kề.
Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất hiện nay thực hiện thiếu thống nhất ở các địa phương. Công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ chưa theo kịp tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính. Cơ sở dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính thiếu về số lượng và kém về chất lượng, không cập nhật thường xuyên. Tiến độ cấp GCNQSDĐ thực hiện chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức và hộ gia đình cá nhân, hạn chế việc giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản.
- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai: Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn ra công khai, phức tạp và chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra tràn lan.
Những vi phạm này đã tồn tại từ lâu, tuy nhiên không được xứ lý dứt điểm, thậm chí, những công trình xây dựng trái phép
vẫn tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều khiến người dân vô cùng bức xúc. Công tác thanh tra, kiểm tra còn bị buông lỏng, mang nặng tính hình thức. Việc thực hiện các quyết định thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sau thanh, kiểm tra còn chậm; việc phát hiện tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn còn yếu, và một số vụ việc sau khi phát hiện chậm được xử lý.
- Về giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai: Các vi phạm, tranh chấp về đất đai tuy có giảm nhưng lại diễn biến phức tạp. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân, kể cả cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan quản lý đất đai các cấp chưa nghiêm, mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều. Công tác quản lý của cấp chính quyền cơ sở trong lĩnh vực đất đai chưa nghiêm, còn nể nang, né tránh.
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi, thiếu tính đồng bộ và ổn định, khiến việc áp dụng vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của các cấp, tuy nhiên về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng. Các vấn đề tồn tại về đất đai trong lịch sử vẫn chưa được tháo gỡ và giải quyết dứt điểm, gây nhiều lúng túng và khó khăn cho công tác quản lý về đất đai tại địa phương.