Hiệu Quả Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Diễn Châu

chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,... góp phần lành mạnh hóa thị trường đất đai và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đối với diện tích đất lâm nghiệp, đa số các hồ sơ liên quan đến xin chuyển đổi tạm thời mục đích sử dụng đất, hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng cho các tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tình trạng chủ đất, chủ rừng lợi dụng địa bàn khó quản lý, ở khu vực xa dân cư đã sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích như trồng cây công nghiệp không trong quy hoạch, thậm chí là khai thác đất trái phép,... Một số nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết thủ tục hành chính, cũng như giám sát thực hiện quyền sử dụng đất với diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện còn thấp là:

- Nhận thức của người dân về các quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất còn hạn chế. Một số trường hợp người sử dụng đất không hiểu rõ nghĩa vụ phải đăng ký, làm thủ tục tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng, ... Việc lưu trữ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cũng không được đầy đủ hoặc rách nát, hư hỏng,...

- Các quy định về trình tự, thủ tục trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn rườm rà, phức tạp; người dân còn phải trải qua nhiều cửa (UBND cấp xã, cán bộ địa chính xã, Văn phòng công chứng, Phòng TN & MT, Chi cục Thuế, Kho bạc); thời gian giải quyết một trường hợp còn kéo dài, từ đó gây tâm lý ngại khai báo, ngại làm thủ tục chuyển quyền, sang tên. Điều này hiện đang được khắc phục với quy chế “một cửa”. Tuy nhiên do số lượng các trường hợp cần giải quyết về đất đai rất lớn, nguồn nhân lực của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Diễn Châu còn thiếu, vì vậy khó khăn trong vấn đề giải quyết công việc theo đúng thời gian quy định.

- Diện tích đất lâm nghiệp phân tán ở nhiều địa bàn, diện tích lô, thửa đất còn nhiều vị trí chưa cắm mốc nên khi làm hồ sơ còn phải đối chiếu, so sánh làm mất nhiều thời gian để điều chỉnh, sửa chữa.

e. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai luôn được UBND tỉnh quan tâm. Qua kiểm tra phát hiện hàng loạt tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai như để đất hoang hóa, sử dụng đất sai mục đích, cho thuê đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định.

UBND huyện Diễn Châu đã thường xuyên, định kỳ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn. Nhất là thường xuyên bám sát cơ sở nên những sai phạm đã được khắc phục ngay từ khi mới phát sinh, không để lại hậu quả đáng tiếc, các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai đều được xử lý kịp thời, kiên quyết và đảm bảo đúng pháp luật; số vụ khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết dứt điểm, không để phát sinh khiếu kiện đông người.

UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai của một số cơ sở, công ty và một số địa phương cấp xã, thị trấn... Qua các cuộc thanh kiểm tra đã phát hiện những vi phạm như cấp đất không đúng thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích, giao đất và thu tiền trái thẩm quyền. Ngoài ra, địa phương thường xuyên kiểm tra các trường hợp hộ nhân dân đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất trái phép.

Thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng bộ huyện Diễn Châu, UBND huyện chỉ đạo các phòng ban, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý các dự án và 37 xã, thị trấn rà soát toàn bộ hiện trạng quỹ đất đang sử dụng đồng thời đối chiếu nội dung quy hoạch sử dụng đất và hệ thống giao thông đã được công bố trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng... Mục tiêu thống kê toàn bộ quỹ đất đã giao cho các tổ chức cá nhân sử dụng nhưng hiện đang để hoang hóa, chưa sử dụng hoặc các diện tích sử dụng kém hiệu quả. Căn cứ kết quả rà soát UBND huyện lập kế hoạch điều tiết nhu

cầu sử dụng, thu hồi đất, chuyển sang giao đất có thu tiền hoặc lên phương án đấu giá quyền sử dụng đất.

f. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất

Thời gian qua, tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo vi phạm luật đất đai xảy ra tương đối nhiều ở huyện Diễn Châu. Việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện có xu hướng ngày càng phức tạp. Các đơn thư của người dân tập trung vào các nội dung: đề nghị, khiếu nại và tranh chấp đất đai, trong đó có một số liên quan đến diện tích đất lâm nghiệp.

Giai đoạn 2016-2019, tình trạng tranh chấp đất đai tăng về số lượng, tính chất diễn biến phức tạp hơn. Nguyên nhân đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp là do người dân tự ý chuyển đổi, khi giao đất không nhận đất để sản xuất, khi có dự án đền bù hỗ trợ, khi xác định nguồn gốc đất người dân nhận thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp, đối với đất ở tranh chấp chủ yếu tại hộ gia đình. Tranh chấp do tái lấn chiếm đất sau khi thu hồi những không thực hiện dự án giữa tổ chức và hộ gia đình cá nhân. Trong giai đoạn 2016 - 2019 huyện Diễn Châu đã xử lý 44 trường hợp tranh chấp. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất được quan tâm đúng mức, góp phần ổn định an ninh, chính trị, xã hội tại huyện Diễn Châu trong những năm qua. Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất gặp khó khăn, do việc xác định nguồn gốc đất, hồ sơ địa chính chưa được làm tốt.

Tất cả các đơn thư này sẽ được giải quyết dưới các hình thức: UBND xã, thị trấn tiến hành tiếp nhận đơn thư, hòa giải và trả lời, phòng TN & MT, phòng Thanh tra sẽ trả lời đơn hoặc tham mưu cho UBND huyện ra quyết định trả lời. Do đã làm tốt công tác quản lý ngay từ cơ sở nên số lượng đơn thư những năm qua có xu hướng giảm mạnh. Huyện ủy, HĐND và UBND huyện coi việc giải quyết đơn thư về đất đai là nhiệm vụ quan trọng nên đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, khi có đơn thư phát sinh đã chỉ đạo ngay cho các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn phối hợp

giải quyết kịp thời, dứt điểm không để thành điểm nóng. Vì vậy, công tác giải quyết đơn thư đã thực hiện tốt, không có đơn thư tồn đọng, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đã được huyện Diễn Châu quan tâm thực hiện. Tuy nhiên một số vụ việc, phức tạp chưa chủ động tham mưu, đề xuất để có thể giải quyết vụ việc một cách triệt để, dứt điểm. Nguyên nhân xảy ra các vụ khiếu kiện chủ yếu do nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đất đai ngày càng trở nên có giá, nhiều cá nhân nổi lòng tham tư lợi cá nhân. Thêm vào đó công tác tuyên truyền Luật đất đai chưa sâu rộng đến nhân dân đã dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp đất đai xảy ra,... Để nâng cao chất lượng công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, UBND huyện đã duy trì thường xuyên việc tiếp dân định kỳ vào các ngày 15, 30 hàng tháng, họp định kỳ mỗi tuần từ 1-2 buổi để nắm bắt tình hình, chỉ đạo công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư. Từ đó, kịp thời tập trung chỉ đạo giải quyết các vụ việc, nhất là các vụ việc bức xúc, nổi cộm.

2.3. Hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu

2.3.1. Hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp

Tận dụng được tiềm năng của đất đai hiện có, toàn huyện đã trồng được rừng nguyên liệu thâm canh, giảm thiểu áp lực khai thác rừng tự nhiên, mang lại lợi ích kinh tế cho Nhà nước và các hộ gia đình trên địa bàn, hàng năm thu hút hàng ngàn lượt lao động địa phương tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, tạo thu nhập ổn định cho nhân dân sống trên địa bàn. Mặt khác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo ra cảnh quan môi trường sinh thái, chống xói mòn, sạt lở đất.

2.3.1.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai theo khả năng thích nghi về thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thủy văn cho các mục đích sản xuất

Tiềm năng đất đai là khả năng tăng thêm diện tích các loại đất cho các mục đích sử dụng cả về thời gian và không gian, cũng như khả năng tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng đất trên một đơn vị

diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng đất đai phải có sự đầu tư vật chất trong một thời gian dài một cách khoa học và có kế hoạch. Theo yêu cầu của phát triển kinh tế của các ngành, tiềm năng đất đai của huyện được bố trí khai thác hiệu quả phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của ngành.

Phòng tài nguyên huyện Diễn Châu đã tiến hành điều tra đánh giá về diện tích, độ dày, độ dốc, độ cao so với mực nước biển, khí hậu, địa hình để qua đó lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Qua điều tra xác định cơ cấu cây trồng chủ yếu của trên diện tích đất lâm nghiệp của huyện là loài cây Keo lai dâm hom, keo tai tượng.

Trồng cây nguyên liệu với điều kiện gây trồng:

- Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm.

- Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7.

- Nhiệt độ bình quân: 220C, tối thích từ 24 - 280 giới hạn 400C.

- Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất ferali, tầng dày tối thiểu 75 cm, tối ưu: 40 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được.

- Do keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dầy tầng đất đối với rừng trồng nguyên liệu trong 5 - 7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết phải có độ dày tầng đất AB 40 - 50 cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, Keo giâm hom không được trồng trên các loại đất sau đây:

+ Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu < 20 cm.

+ Đất cát trắng, đất cát di động.

+ Đất nhiễm mặn, thường xuyên ngập úng.

+ Đất bị đá ong hóa hay lây hóa.

Từ những tiêu chí trên qua khảo sát sơ bộ, diện tích đất lâm nghiệp của huyện đảm bảo các tiêu chí trên gồm có:

- Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng đến năm 2017 có 1152 ha chiếm 15,18 % tổng diện tích đất lâm nghiệp (năm 2017 là 7589 ha). Số diện tích này thuộc 810 lô được huyện đã quy hoạch trồng keo nguyên liệu theo các dự án đã được phê duyệt.

- Diện tích rừng trồng tính đến năm 2017 có: 5986 ha chiếm 78,88% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Cây trồng chủ yếu là cây keo lai, hiện tại cây đang sinh trưởng phát triển tương đối tốt.

Ngoài ra, tính đến năm 2017, huyện Diễn Châu có diện tích rừng tự nhiên là 379 ha chiếm 4,99% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Đất chưa sử dụng có 72 ha chiếm 0,95% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Số diện tích này chủ yếu là núi đá không có cây rừng.

2.3.1.2. Trong công tác trồng rừng

a. Hiệu quả kinh tế


Bảng 2.10: Chi phí trồng thâm canh 1ha cây keo lai chu kỳ 7 năm


Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

I. Năm thứ nhất





1. Chi phí đầu tư, chăm sóc rừng trồng





Cây giống + trồng dặm

Cây

1.690

550

929.500

Bón lót (NPK)

Kg

340

4.500

1.530.000

Xử lý thực bì+trồng

Công

65

60.000

3.900.000

Lao động

Công

27

60.000

1.620.000

2.Quản lý bảo vệ rừng trồng

Công/ha

1

100.000

100.000

II. Năm thứ 2





1. Chăm sóc rừng trồng





Bón thúc (NPK)

Kg

340

4.500

1.530.000

Thuê nhân công

Công

14

60.000

840.000

2. Quản lý bảo vệ rừng trồng

Công/ha

1

100.000

100.000

III. Năm thứ 3





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 10





Thuê nhân công

Công

7

60.000

420.000

2. Quản lý bảo vệ rừng trồng

Công

1

100.000

100.000

IV. Năm thứ 4

Công/ha

1

100.000

100.000

Chi phí bảo vệ rừng trồng

Công/ha

1

100.000

100.000

V. Năm thứ 5

Công/ha

1

100.000

100.000

VI. Năm thứ 6

Công/ha

1

100.000

100.000

VII. Năm thứ 7

Công/ha

1

100.000

100.000

Tổng chi phí




11.569.500

1. Chăm sóc rừng trồng

(Nguồn: Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Diễn Châu)

Thu nhập: Sản lượng 110 tấn/ha, bán keo với giá 1.270.000 đồng/tấn => Thu nhập cho 1 ha rừng trồng là 139.700.000 đồng.

Rừng trồng nguyên liệu chủ yếu trồng cây Keo lai tạo bằng hom, được đầu tư thâm canh nên năng suất ngày càng tăng, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, sản lượng bình quân của rừng đến khi khai thác ước đạt khoảng 100-120 tấn/ha (tuổi khai thác 7 - 8 năm). Rừng trồng theo dự án KfW4, sản lượng bình quân chỉ đạt 50

- 60 tấn/ha (tuổi khai thác trên 10 năm).

Qua so sánh cho thấy chương trình trồng rừng nguyên liệu thâm canh bằng loài cây Keo hom mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với các dự án trước đây. Đối với kinh doanh rừng trồng Keo lai trong chu kỳ 7 năm, chi phí đầu tư chủ yếu ở năm thứ nhất, thứ 2 và thứ 3, từ năm thứ 4 trở đi chỉ cần quản lý, bảo vệ, đến cuối năm thứ 7 thì khai thác thu hồi vốn trồng rừng.

Năm thứ 1: Chi phí đầu tư bao gồm: chi phí vật tư (cây giống, phân bón lót); chi phí lao động (phát dọn thực bì trước khi trồng, tỉa cành và làm cỏ), quản lý bảo vệ rừng trồng.

Năm thứ 2: Chi phí vật tư (bón thúc), chi phí nhân công (tỉa cành, làm cỏ, xới xáo đất), quản lý bảo vệ rừng trồng.

Năm thứ 3: Chi phí nhân công (tỉa cành, làm cỏ, xới xáo đất), quản lý bảo vệ rừng trồng.

Từ năm thứ 4 trở đi là công quản lý bảo vệ rừng trồng như canh giữ trâu bò phá, chặt bỏ cành sâu bệnh và phòng chống cháy rừng.

Cuối năm thứ 7 khai thác sau đó tiếp tục trồng sau khai thác.

Bảng 2.11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng rừng


NPV

85.416.108,37 ₫

IRR

55%

B/C

9,04

(Lãi suất chiết khấu theo lãi vay ưu đãi 5,5%/năm)

Qua các chỉ tiêu, ta thấy đầu tư kinh doanh rừng trồng Keo lai đảm bảo có lãi do NPV > 0, tỷ lệ B/C = 9,04 > 1 cho biết cứ bỏ ra 1 đồng vốn trồng Keo lai thì lãi thu về là 9,04 đồng/ha/chu kỳ kinh doanh, IRR cao hơn lãi suất vay do vậy kinh doanh trồng rừng Keo lai có khả năng hoàn trả vốn ban đầu cao. Điều này mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hộ trồng rừng.

Hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau về nguyên liệu, lao động, thị trường tiêu thụ...

Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu của huyện tập trung vào trồng, bảo vệ rừng và khai thác các sản phẩm từ rừng như: nhựa thông, mây tre đan… Ngành lâm nghiệp tăng trưởng tăng 14.3% so với năm trước, đạt 10.9% kế hoạch năm.

b. Hiệu quả xã hội

Sau khi thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chính sách giao đất, giao rừng, người dân đã tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp trên diện tích đã được giao bước đầu đem lại hiệu quả cho người dân. Giải quyết được tình trạng thiếu đất sản xuất, người dân có trách nhiệm hơn trên diện tích đất mình được giao làm cho đời sống nhân dân được cải thiện hơn. Trong giai đoạn 2015-2020, hoạt động lâm nghiệp đã giải quyết việc làm cho gầm 2000 lao động/năm (lao động thời

Ngày đăng: 18/06/2023