Minh bạch hóa và nâng cao năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu an toàn vốn theo thông lệ quốc tế không thấp hơn 8%. Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đẩy mạnh khả năng sinh lời.
Có kế hoạch niêm yết cổ phần BCEL trên thị trường chứng khoán Lào ngay sau khi phát hành cổ phần lần đầu.
Tạo ra cơ cấu quản trị, điều hành có hiệu quả hơn để thích ứng với môi trường cạnh tranh cao, đáp ứng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế.
Tạo ra áp lực cải cách mạnh mẽ trong mọi hoạt động của BCEL,
tập trung kiện toàn mô hình tổ
chức, tăng cường năng lực quản trị
điều
hành, hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực theo chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Phát triển kinh doanh một cách bền vững, nâng cao sức cạnh tranh để giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo trong hệ thống NHTM Laò .
Thứ hai, Yêu cầu cổ phần hóa BCEL:
Đa dạng hóa hình thức sở hữu nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của BCEL.
Xác định giá trị doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, các nhà đầu tư và người lao động BCEL.
Tiến trình thực hiện cổ phần hóa được thực hiện công khai, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, theo nguyên tắc thị trường.
Đảm bảo tiến trình thực hiện cổ phần hóa diễn ra an toàn, không gây biến động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung và của BCEL nói riêng.
Thu hút sự tham gia góp vốn của một số cổ đông chiến lược nước ngoài là các tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu trên thế giới nhằm tận dụng được vốn, ứng dụng công nghệ, dịch vụ hiện đại, kinh nghiệm quản
lý và tiếp cận với tiêu chuẩn kinh doanh, quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế.
Huy động được vốn của các nhà đầu tư trong nước cả pháp nhân lẫn thể nhân thuộc mọi tầng lớp dân cư, thành phần kinh tế.
Hình thành nhóm chính sách động lực đối với người lao động
thông qua các chính sách
ưu tiên mua, nắm giữ
cổ phần, quyền mua cổ
phần; chính sách đãi ngộ tiền lương, thu nhập; chính sách đào tạo và bồi dưỡng trình độ cho người lao động; chính sách thu hút nhân tài…
Thứ ba, Tổ chức phát hành cổ phần lần đầu (IPO):
Sau khi Chính phủ hành theo lộ trình như sau:
phê duyệt phương án cổ
phần hóa, BCEL tiến
phần. hóa.
tháng.
Tổ chức bán cổ phần lần đầu.
- Quản lí và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa, ra mắt ngân hàng cổ
Chính sách đối với người lao động trong ngân hàng khi cổ phần
Chính sách đối với ngân hàng sau khi cổ phần hóa.
Thời hạn để hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu nói trên tối đa là 03
Theo kế hoạch, sau khi phát hành cổ phần lần đầu BCEL phải niêm
yết trên thị trường chứng khoán vào đầu năm 2011 và tiến hành Đại hội Cổ đông lần thứ nhất. Trong giai đoạn nay, BCEL đãtiến hành đánh giá, lựa chọn nhà thầu tư vấn kiểm toań , tư vấn taìchiń h vào đầu quý 03/2011 phải
công bố nhà thầu trúng thầu, ký hợp đồng và khởi động, thống nhất kế
hoạch làm việc chi tiết với BCEL.
2.2.2.2.3. Xử lý các tồn đọng tài chính
Trước khi tiến hành việc xác định giá trị của ngân hàng, công việc đầu
tiên phải tiến hành là xử lí tài chính. Hoạt động này nhằm đảm bảo cho
BCEL
ở trong tình trạng tài chính lành mạnh để
tiến hành cổ
phần hóa.
BCEL phải thực hiện một số công việc bao gồm: kiểm kê, phân loại tài sản và xử lí những tồn tại về tài chính; Xử lí các tài sản thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết, những tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; Xử lí các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả và xử lí các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi và một số nguồn tài chính khác.
Trước hết, khi nhận được quyết định cổ phần hóa thì BCEL có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản mà ngân hàng đang quản lí sử dụng tại thời điểm xác định giá trị của ngân hàng. Việc kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho thuê tài chính và các khoản công nợ của BCEL.
Theo đó, BCEL tiến hành kiểm kê đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi; đối chiếu tài sản là dư nợ tín dụng kể cả dư nợ được theo dõi ngoài bảng; đối chiếu các tài sản cho thuê tài chính; phân loại các khoản nợ phải thu tồn đọng đủ điều kiện xử lí theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Lào. Bên cạnh đó, BCEL còn có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm toán hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định hoặc lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị ngân hàng. Sau đó, dựa trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính này, BCEL sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan có liên quan để chủ động xử lí những tồn tại về tài chính thuộc thẩm quyền của mình trước khi tiến hành xác định giá trị ngân hàng. Trong trường hợp những tồn tại về tài chính không thuộc thẩm quyền xử lí của ngân hàng thì phải báo cáo lên các cơ quan có thẩm
quyền để kịp thời xem xét. Nếu đã báo cáo mà vẫn chưa được giải quyết thì phải ghi rõ những tồn tại đó vào Biên bản xác định giá trị ngân hàng cổ
phần hóa để
tiếp tục giải quyết trong giai đoạn từ
khi xác định giá trị
doanh nghiệp đến thời điểm chính thức trở thành ngân hàng cổ phần.
Việc quy định như vậy giúp cho BCEL có thể chủ động trong việc giải quyết những tồn tại về tài chính cũng như đảm bảo quá trình cổ phần hóa được diễn ra một cách minh bạch theo nguyên tắc thị trường.
Thứ hai, BCEL phải xử lí các tài sản thuê, mượn, nhận vốn góp liên
doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư khen thưởng, Quỹ phúc lợi.
bằng Quỹ
Đối với những tài sản mà ngân hàng thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì sẽ không được tính giá trị những tài sản đó vào giá trị của ngân hàng cổ phần hóa. Trước khi chuyển sang ngân hàng cổ phần thì ngân hàng phải thống nhất với chủ sở hữu tài sản để ngân hàng sau khi cổ phần sẽ kế thừa các hợp đồng đã kí trước đây hoặc chấm dứt các hợp đồng đó.
Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, ngân hàng thương mại tiến hành cổ phần hóa có trách nhiệm xử lí theo chế độ
tài chính hiện hành về thanh lí, nhượng bán. (Nếu đã đến thời điểm xác
định giá trị ngân hàng mà vẫn chưa xử lí được thì những tài sản đó không được tính vào giá trị ngân hàng mà phải chuyển giao cho các cơ quan liên quan để xử lí mà ở đây là công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của ngân hàng).
Đối với những công trình phúc lợi như nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho ngân hàng sau cổ phần quản lí để phục vụ tập
thể người lao động trong ngân hàng cổ phần hóa. Còn những tài sản là nhà ở của cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của ngân hàng, kể cả nhà được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý.
Thứ ba, BCEL đó xử lí các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả trước khi tiến hành định giá ngân hàng để cổ phần hóa.
BCEL có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải
thu đến hạn trước khi cổ
phần hóa. Đến thời điểm xác định giá trị
ngân
hàng còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lí theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lí nợ tồn đọng. Mặt khác, ngân hàng cũng có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không có khả năng thu hồi đã loại ra khỏi giá trị ngân hàng cổ phần hóa (kèm theo hồ sơ, các tài liệu liên quan) cho Công ty Mua bán nợ và tài sản của ngân hàng.
Còn đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa
dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị ngân hàng cổ phần hóa.
Các khoản nợ phải trả ở đây bao gồm nợ phải trả cho các tổ chức cá nhân và nợ thuế, các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với nợ của các tổ chức cá nhân, ngân hàng phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi cổ phần hóa
hoặc thỏa thuận với các chủ nợ
để xử
lí hoặc chuyển thành vốn góp cổ
phần. Ngoài ra, ngân hàng còn phải nộp thuế và các khoản ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi, nếu không thì ngân hàng sau khi cổ phần phải chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ. Và trong quá trình cổ phần hóa, nếu ngân
hàng có khó khăn về
khả
năng thanh toán các khoản nợ
quá hạn do kinh
doanh thua lỗ thì xử lí theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lí nợ tồn đọng.
Thứ
tư,
là xử
lí các khoản dự
phòng, lỗ
hoặc lãi. Các khoản dự
phòng khác nhau sẽ được xử lí theo phương thức khác nhau. Những khoản dự phòng về giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỉ giá được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, nếu còn thì hạch toán tăng vốn nhà nước; Ngân hàng có trách nhiệm trích đầy đủ khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm và sử dụng để
trợ
cấp cho lao động dôi dư
trong quá trình cổ
phần hóa. Nếu đến thời
điểm chính thức chuyển thành ngân hàng cổ phần mà vẫn còn thì xử lí theo
hướng hạch toán tăng vốn nhà nước; Quỹ
dự phòng rủi ro, dự
phòng
nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, sau khi bù đắp các tổn thất theo quy định được phép để lại nhưng phải tính vào giá khởi điểm khi phát hành cổ phần lần đầu; Quỹ dự phòng tài chính (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được sau khi đã xử lí bồi thường trách nhiệm cá nhân gây ra (nếu có), số còn lại được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại ngân hàng sau khi đã cổ phần hóa.
Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định
của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lí, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định pháp luật hiện hành trước khi xác định giá trị ngân hàng.
Các khoản lỗ tính đến thời điểm xác định giá trị ngân hàng cổ phần hóa, sau khi đã xử lí mà vẫn lỗ, không còn vốn nhà nước thì BCEL phối hợp với các ngân hàng thương mại nhà nước khác xóa nợ lãi vay theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lí nợ tồn đọng.
Ngoài ra, BCEL còn phải xử
lí một số
khoản tài chính khác. Đó là
vốn đầu tư
dài hạn vào các doanh nghiệp khác, nguồn vốn này sẽ
được
ngân hàng sau cổ phần kế thừa hoặc nếu không thì chuyển giao cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác làm đối tác. Số dư của Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại ngân hàng ở thời điểm xác định giá trị của ngân hàng, còn số dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại ngân hàng nếu còn sẽ được hạch toán tăng vốn nhà nước tại ngân hàng.
2.2.2.2.4. Về phương pháp xác định giá trị BCEL
Xác định giá trị của doanh nghiệp vốn là vấn đề rất phức tạp khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước núi chung, núi riờng là BCEL. Do những đặc thù của mình mà việc xác định giá trị ngân hàng thương mại nhà nước khó khăn hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định giá trị của BCEL khi tiến hành cổ phần hóa được thực hiện như sau:
Thứ nhất, BCEL đã tiến hành lựa chọn để thuê các tổ chức có chức năng định giá như: đơn vị tư vấn là Công ty Kiểm toán KPMGLao, Công ty Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín (SacomBank securitiesSBS) có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị cho ngân hàng.
Các tổ
chức tư
vấn định giá được lựa chọn các phương pháp xác
định giá trị
doanh nghiệp thích hợp để
định giá, bảo đảm các nguyên tắc
pháp luật quy định và phải hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã kí. Ngân hàng cổ phần hóa có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến ngân hàng để tổ chức tư vấn định giá sử dụng trong quá trình định giá.
Tổ chức tư vấn định giá chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị
ngân hàng. Nếu kết quả
xác định giá trị
ngân hàng không đảm bảo đúng
quy định của Nhà nước thì cơ quan quyết định cổ phần hóa được phép từ chối không thanh toán phí thực hiện dịch vụ; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường và bị loại ra khỏi danh sách của các tổ chức đủ điều kiện tham gia tư vấn định giá.
Thứ hai, về phương pháp xác định giá trị ngân hàng.
Theo quy định của Luật Kế toán (2007) và xuất phát từ đặc thù hoạt động của BCEL, để đảm bảo xác định được đầy đủ giá trị của ngân hàng và thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, BCEL cùng với Đoàn kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị của BCEL nên chọn và áp dụng phương pháp tải sản.
Toàn bộ tài sản của BCEL đã được kiểm kê thực tế, tổ chức phân loại và đánh giá theo những nhóm sau:
Đối với tài sản là hiện vật
Thuộc nhóm này tài sản được phân theo các loại sau:
- Tài sản BCEL dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng sau khi cổ phần hoá. Với những tài sản này sẽ được đánh giá lại giá trị thực tế trên cơ sở giá thị trường và chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
Giá trị
thực tế
của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị
trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
- Tài sản không tính vào giá trị
thực tế
của Doanh nghiệp để cổ
phần hoá. Những tài sản này sẽ không thực hiện đánh giá lại mà sẽ được soát xét, kiểm tra tính hợp lý, chính xác của các số liệu được phản ánh trên sổ kế toán đến thời điểm định giá
- Việc tiến hành định giá đối với tài sản tiếp tục sử dụng được
thực hiện theo đúng các nguyên lý tài chính kế pháp luật.
Tài sản bằng tiền
toán và các quy định của
- Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
- Tiền gửi được xác định theo số dư ngân hàng nơi Doanh nghiệp mở tài khoản.
đã đối chiếu xác nhận với
- Các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị
trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.
- Nếu có số dư là ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ
liên Ngân hàng tại thời điểm xác
định giá trị Doanh nghiệp.
- Phối hợp cùng Doanh nghiệp kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền khác như: vàng bạc, ngân phiếu...
Nợ tín dụng
Căn cứ
vào hồ
sơ tín dụng của từng khách hàng lập bảng kê danh
sách những khách hàng còn dư nợ tín dụng và số dư nợ tín dụng của từng khách hàng, chi tiết theo từng hợp đồng tín dụng. Thực hiện đối chiếu giữa số liệu xác định theo hồ sơ tín dụng với số liệu hạch toán trên sổ kế toán của Doanh nghiệp; đối chiếu dư nợ tín dụng với từng khách hàng để có xác nhận của khách hàng về số dư nợ tín dụng. Đối với khách hàng là cá nhân, thực hiện đối chiếu với thẻ lưu.
Các khoản phải thu – phải trả
+ Các khoản phải thu
Tiến hành phân tích rõ nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi sẽ phải thu thập đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho
người cung cấp hàng hoá dịch vụ
nhưng đã hạch toán toàn bộ
giá trị
trả
trước vào chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công...
+ Các khoản phải trả
Đối chiếu, xác nhận nợ theo chủ nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuế và phải nộp ngân sách nhà nước khác) trên cơ sở đó phân tích rõ các khoản
nợ trong hạn, nợ
quá hạn, nợ
gốc, nợ
lãi, nợ
phải trả
nhưng không phải
thanh toán.
Nợ phải trả
nhưng không phải thanh toán là khoản nợ
mà chủ nợ
không còn tồn tại, cụ thể như sau:
- Nợ của các Doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không xác định cơ quan hoặc cá nhân kế thừa.
- Nợ
của các chủ
nợ là cá nhân đã chết nhưng không xác định
người kế thừa.
- Nợ
của các chủ
nợ khác đã quá hạn nhiều năm nhưng chủ nợ
không đến đối chiếu, xác nhận. Trong trường hợp này Doanh nghiệp cổ phần hoá phải có văn bản thông báo gửi trực tiếp đến chủ nợ hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm kiểm kê.
Các tài sản khác
Các tài sản khác (bao gồm quyền sử dụng đất, xác định lợi thế kinh doanh) được đánh giá theo đúng quy định Nhà nước.
Căn cứ theo tờ trình của Đoàn kiểm kê ngày 18 tháng 10 năm 2010 về công bố giá trị BCEL tại thời điểm 0h ngày 30/09/2010 để CPH như sau:
Bảng 2.15. Giá trị BCEL và giá trị phần vốn nhà nước
Đơn vị: Tỷ LAK
Nội dung | Giá trị sổ sách | Giá trị đánh giá lại | Chênh lệch | |
1 | Giá trị BCEL | 9.592,78 | 8.982,35 | 610,43 |
2 | Giá trị phần vốn nhà nước tại BCEL | 997,00 | 1.933,00 | 610,43 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thị Phần Tài Sản Theo Các Nhóm Ngân Hàng Năm 20082012
- Các Chỉ Tiêu Cơ Bản Thể Hiện Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 20082012 Của Bcel
- Thực Trạng Cổ Phần Hóa Ngân Hàng Ngoại Thương Lào
- Về Chất Lượng Sản Phẩm, Dịch Vụ Dịch Vụ Quốc Tế
- Tồn Tại Trong Vấn Đề Xác Định Giá Trị Ngân Hàng
- Tồn Tại Trong Việc Huy Động Vốn Khi Cổ Phần Hóa
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Lào.
Theo số liệu được chấp nhận của Đoàn kiểm kê, tổng giá trị định giá của BCEL vào thời điểm 30 tháng 9 năm 2010 được xác định là 9.592,78 tỷ LAK tương đương với khoảng 1.184.293,82 USD. Với mức vốn chủ sở
hữu
Nhà nước là 1.933 tỷ
LAK. Như
vậy, giá trị
thực tế
phần vốn nhà
nước tăng 610,43 tỷ LAK thì số nhân giá P/B là 14,04 lần về giá trị nội tại trên cổ phiếu, lấy đó làm căn cứ đấu giá cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO).
Số lượng cổ phần phát hành:
Loại cổ phần phát hành là "Cổ phần phổ thông", tổng vốn chủ sở
hữu của BCEL được xác định trước khi chào bán: 682.888.000.000 LAK.
Tỷ lệ chào bán: 30% Vốn chủ sở hữu. Mệnh giá cổ phần: 5.000 LAK /cổ phần
- Số lượng cổ phần chào bán: 40.973.280 cổ phần
- Tổng giá trị chào bán theo mệnh giá: 204.866.400.000 LAK
- Ngày đăng ký mua: ngày 13 đến 22 tháng 12 năm 2010.
- Ngày mở đấu thầu: ngày 23 tháng 12 năm 2010.
- Hạn chế
chuyển nhượng: Tất cả
các cổ
phần chào bán đều
không hạn chế chuyển nhượng.