Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tỷ Giá Hối Đoái Của Các Ngân Hàng Thương Mại.


Về cơ bản, các sách, giáo trình, các đề tài nghiên cứu đều đi sâu nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã và đang được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới, phân tích thị trường hối đoái trong và ngoài nước, dự báo diễn biến tỷ giá trong tương lai gần, tính linh hoạt trong điều hành tỷ giá của Chính phủ, NHNN và các bộ ban ngành. Nhìn chung, mỗi cuốn sách, mỗi đề tài nghiên cứu đều có giá trị lý luận và thực tiễn giúp người đọc có thêm kiến thức và tự đúc rút kinh nghiệm dự đoán biến động tỷ giá, kinh nghiệm lựa chọn biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá…

Tuy nhiên, các cuốn sách, giáo trình và đề tài nghiên cứu trên đa phần đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá chung nhất đang dược áp dụng trong kinh doanh ngân hàng chứ chưa đi sâu phân tích về đặc thù chức năng hoạt động, quy mô, phạm vị, lĩnh vực hoạt động… của mỗi ngân hàng để áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nào là hiệu quả nhất trong bối cảnh Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại ngân hàng MHB HN.

Việt Nam đi theo mô hình tỷ giá thả nổi có điều tiết của Nhà Nước, do vậy diễn biến tỷ giá không phải luôn theo xu thế của thế giới. Các đề tài chưa nêu bật được vai trò quản lý của Nhà Nước trong việc dùng công cụ là chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất để điều tiết nền kinh tế.

Thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại chỉ được áp dụng những biện pháp phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng Nhà Nước cấp giấy phép. Biện pháp phòng ngừa rủi ro: nghiệp vụ tiền tệ tương lai (future) chưa được áp dụng. Biện pháp: quyền chọn tiền tệ (option) chỉ được thực hiện ở bẩy ngân hàng thương mại: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Eximbank, ACB, MHB. Trong khi đó, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các biện pháp phòng


ngừa rủi ro tỷ giá nói chung nhưng chưa lý giải được liệu các biện pháp còn lại có quản lý hiệu quả rủi ro tỷ giá hay không. Bên cạnh đó , cơ chế áp dụng các biện pháp phái sinh của NHNN chưa phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam nên tuy một số NHTM được sử dụng nhưng không thể áp dụng (ví dụ: cơ chế tính tỷ giá kỳ hạn, cơ chế không cho mua bán ngoại tệ qua đồng thứ ba…) do vậy nghiên cứu đưa ra vẫn chỉ mang tính lý thuyết.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB HN) trên cơ sở khái quát hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái, các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái;

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội - 3

- Phân tích và đánh giá các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đang áp dụng tại MHB HN.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung:


Nghiên cứu bốn biện pháp cơ bản về phòng ngừa rủi ro đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng bao gồm: hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot), hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Forward), hợp đồng mua bán ngoại tệ hoán đổi (Swap), hợp đồng giao dịch quyền chọn tiền tệ (Option), và ba biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ gía đang được áp dụng tại MHB HN: Sport, Forward và Swap. Lý do: biện pháp thứ tư hợp đồng quyền chọn tiền tệ tuy MHB đã được NHNN cho phép thực hiện nhưng trên thực tế chưa áp dụng do bất cập về cơ chế tỷ giá.

Về thời gian:

Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2003 đến hết 2009. Lý do: năm 2003 là năm MHB HN được thành lập, luận văn lấy thời điểm này làm mốc để dễ so sánh số liệu với các ngân hàng khác và với các chi nhánh trong hệ thống để đánh giá quá trình phát triển.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá tính khả thi của các giải pháp, luận văn còn sử dụng các công thức toán học, bảng biểu và đồ thị minh hoạ để làm tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài.

6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

+ Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.


+ Phân tích và đánh giá các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại MHB HN

7. Cấu trúc của luận văn

Để đạt được các tiêu chí đã đề ra của luận văn , cấu trúc luận văn gồm 3 chương lớn như sau:

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái ở Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội.

Chương 3: Đề xuất về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội.


Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái của các ngân hàng thương mại.‌‌


1.1. Khái quát chung về tỷ giá hối đoái

1.1.1. Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái

1.1.1.1.Khái niệm tỷ giá hối đoái

Hầu hết mỗi quốc gia đều có đồng tiền thanh toán riêng, khi xuất hiện giao dịch thương mại, đầu tư, các quan hệ tài chính quốc tế... đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau, dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate): là giá cả của một tiền tệ này được biểu thị thông qua một tiền tệ khác.

Ví dụ : VND/USD = 17.825

Có nghĩa là gía cả của 1 USD được tính bằng 17.825 VND.

Trong tỷ giá có hai đồng tiên, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết giá, còn đồng kia đóng vai trò đồng tiền định giá.

Đồng tiền yết giá (Commodity Currency – ký hiệu là “C”): là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị

Đồng tiền định giá (Term Currency – ký hiệu là “T”): là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.

Trong ví dụ trên: VND/USD = 17.825 trong đó: USD là đồng tiền yết giá, VND là đồng tiền định giá..

1.1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái

a) Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:


+ Tỷ giá mua vào (Bid rate): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn săng mua vào đồng tiền yết giá.

+ Tỷ giá bán ra (Ask/ Offer rate) là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.

+ Tỷ giá giao ngay (Spot rate) Là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên Forex, được các bên thoả thuận ngày hôm nay, và việc thanh toán xảy ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo (nếu không có thoả thuận gì khác thì thường là ngày làm việc thứ hai)

+ Tỷ giá phái sinh (Derivative rates): Bao gồm các tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng: Kỳ hạn (Forward, Hoán đổi (Swap), Tương lai (Future) và Quyền chọn (Option). Tỷ giá phái sinh không được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên Forex mà được hình thành từ các thông số có sẵn trên thị trường: tỷ giá giao ngay, mức lãi suất của hai đồng tiền, phí thực hiện hợp đồng... Tỷ giá phái sinh thuộc loại tỷ giá có thời hạn, giá được thoả thuận ngày hôm nay nhưng việc sử dụng thanh toán xảy ra theo ngày thoả thuận trên hợp đồng.

+ Tỷ giá mở cửa (Opening Rate): tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.

+ Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate): tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày.

+ Tỷ giá chéo (Crosed Rate): là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba.

b) Căn cứ cơ chế điều hành chính sách tỷ giá

+ Tỷ giá chính thức (Official Rate) – ở Việt Nam hiện nay gọi là tỷ giá bình quân trên thị trường liên hàng: là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về


giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức. ở Việt nam, tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.

+ Tỷ giá chợ đen (Black Market Rate): là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.

+ Tỷ giá cố định (Fix Rate): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.

+ Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely Floating Rate): là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.

+ Tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước (Managed Floating Rate): là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

1.1.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái

1.1.2.1. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Về cơ bản, tỷ giá hối đoái cũng như một công cụ giống như các luật lệ về thuế, mức cung tiền, qua đó chính phủ có thể đạt được các mục tiêu kinh tế mong muốn.

Thứ nhất: Tỷ giá hối đoái làm thay đổi làm thay đổi cán cân thanh toán quốc tế và mức độ lạm phát. Một đồng nội tệ yếu có thể kích thích xuất khẩu, tăng việc làm , giảm nhập khẩu nhưng có thể đưa đến lạm phát cao hơn. Ngược lại, một đồng nội tệ mạnh lại khuyến khích người tiêu dùng và các công ty mua hàng từ nước ngoài, làm tăng cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài và buộc các


nhà sản xuất nội địa không được tăng giá hàng đồng thời mức độ lạm phát sẽ giảm xuống và đi cùng với nó là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

Thứ hai: tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến chính sách tài khoá. Một chính sách tài khoá mở rộng sẽ được sử dụng trong thời gian đồng nội tệ mạnh (lên giá) vì đồng nội tệ mạnh làm giảm lạm phát, chính phủ sẽ cắt giảm thuế và nới lỏng chi tiêu, tăng dự trữ ngoại tệ. Một chính sách tài khoá thắt chặt sẽ được sử dụng trong thời gian đồng nội tệ yếu (mất giá) do lạm phát gia tăng, chính phủ phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế và giảm dự trữ ngoại tệ.

Thứ ba: tỷ giá hối đoái làm thay đổi tỷ trọng giữa vay nợ nước ngoài với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Khi đồng nội tệ mạnh, tỷ trọng giữa vay nợ nước ngoài với GDP sẽ giảm xuống, Chính phủ có thể nhân cơ hội này vay tiền từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án quốc gia. Ngược lại, khi đồng nội tệ yếu, tỷ trọng giữa vay nợ nước ngoài với GDP sẽ tăng lên, việc vay tiền từ các tổ chức quốc tế trở nên khó khăn hơn.

Thứ tư: tỷ giá hối đoái làm thay đổi tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Khi đồng nội tệ yếu, gây áp lực tăng lãi suất đồng nội tệ, điều này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài dự đoán doanh thu của các công ty tại nước họ đầu tư sẽ tăng lên, do vậy luồng tiền từ nước ngoài sẽ dồn về nước có giá trị đồng nội tệ yếu thông qua mua trái phiếu chính phủ hoặc cổ phiếu công ty. Khi đồng nội tệ mạnh lên, các nhà đầu tư sẽ bán ra các trái phiếu và cổ phiếu để kiếm lời.

1.1.2.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với hệ thống ngân hàng

Thứ nhất: Tỷ giá hối đoái làm thay đổi tổng tài sản của ngân hàng. Tổng tài sản ngân hàng tại một thời điểm là tổng số tài sản có hoặc tài sản nợ được thể hiện trong bảng cân đối tài sản (nội bảng và ngoại bảng) tại thời điểm đó. Hoạt

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí