Thực Trạng Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Tỉnh Thái Nguyên Giai Đoạn 2014 – 2016


Agribank CN tỉnh Thái Nguyên còn thực hiện giao dịch quyền chọn tiền đồng với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, chủ yếu là đồng USD.

Bên cạnh các nghiệp vụ giao dịch mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai cũng được ngân hàng chú trọng và sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảo hiểm tỷ giá và tăng thêm lợi nhuận cho khách hàng khi thực hiện giao dịch tại Chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động KDNT chỉ được tập trung ở nghiệp vụ giao ngay là chủ yếu. Các nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ cũng có những giao dịch nhưng với số lượng rất nhỏ và mang tính chất là tài trợ xuất khẩu hơn là bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá thị trường luôn biến động không ngừng, nên các giao dịch kỳ hạn năm 2016 giảm dần so với các năm 2015, 2014. Những giao dịch này diễn ra với số lượng hạn chế bởi một số nguyên nhân như:

Đây là những nghiệp vụ đã có tại các NHTM nhưng khi giao dịch với các doanh nghiệp và cá nhân có sở hữu ngoại tệ thì chưa có nhiều kiến thức hiểu biết về các nghiệp vụ này, nên tại Chi nhánh chưa thể mở rộng tới khách hàng giao dịch.

Việc giao dịch các nghiệp vụ này giữa Agribank CN tỉnh Thái Nguyên và NHNN đã được triển khai nhưng còn rất hạn chế về số lượng, kiến thức nghiệp vụ và các giao dịch được thực hiện trong phạm vi hẹp.

Kết quả hoạt động KDNT của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng số liệu về doanh số giao dịch các loại ngoại tệ mạnh của các năm.

Bảng 3.4: Doanh số mua ngoại tệ

Đơn vị: Triệu VND


Loại ngoại tệ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

USD

81,34

201,68

1529,67

EUR

0,58

599,25

260,73

CAD

0,68

2,11

6,09

AUD

-

-

284,46

JPY

1,18

-

101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 10

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN tỉnh Thái Nguyên năm 2014 -2016)


Bảng 3.5: Doanh số bán ngoại tệ

Đơn vị: Triệu VND


Loại ngoại tệ

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

USD

81,34

201,68

1514,55

EUR

0,63

599,25

263,33

CAD

0,4

2,11

6,15

AUD

-

-

286,88

JPY

1,29

425,5

100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN tỉnh Thái Nguyên năm 2014 -2016)

Dưới chỉ đạo của NHNN và Ban lãnh đạo Hội sở chính Agribank thông qua các văn bản, hướng dẫn, chỉ thị mà hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ năm 2016 tăng hơn so với các năm 2014, 2015. Tập trung giao dịch ở một số ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY. Do vậy, góp phần tăng vào lợi nhuận thu được từ hoạt động KDNT, năm 2016 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 1,3 tỷ đồng cao gấp đôi so với năm 2015 đạt 650 triệu đồng.

Trong những năm qua kim ngạch XNK tăng liên tục, tỷ giá cũng biến động thường xuyên, cũng với các chính sách bình ổn tỷ giá của NHNN, hoạt động KDNT đã đáp ứng yêu cầu cung ứng ngoại tệ cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế… Tuy nhiên trong quá trình mua bán ngoại tệ với khách hàng ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro về tỷ giá. Từ lúc mua ngoại tệ từ NHNN cho đến khi bán lại cho khách hàng, tỷ giá thay đổi là xuất hiện rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh này. Với nguồn ngoại tệ xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: lãi kinh doanh ngoại tệ, phí thanh toán quốc tế, lãi cho vay bằng ngoại tệ, phí kiều hối, đặc biệt ngân hàng sử dụng nguồn ngoại tệ khách hàng gửi tiết kiệm hoặc khách hàng bán cho mình. Ngân hàng đã linh hoạt trong việc sử dụng chính sách Marketing để khuyến khích thu hút khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng với tỷ giá thấp.


3.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016

3.2.1.1. Quy trình quản lý rủi ro tỷ giá

Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong kinh doanh ngoại tệ, rủi ro gặp phải là điều không thể tránh khỏi. Do tỷ giá biến động liên tục và khó lường nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực và trở thành đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Một quy trình quản lý rủi ro tốt sẽ hạn chế được rất nhiều thiệt hại cho ngân hàng. Hiểu được vấn đề đó, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên luôn rất coi trọng công tác quản lý rủi ro tỷ giá. Quy trình quản lý rủi ro tỷ giá của chi nhánh bao gồm bốn bước:

Nhận diện rủi ro

Đo lường rủi ro

Kiểm soát rủi ro

Tài trợ rủi ro


Sơ đồ 3.2: Quy trình quản lý RRTG của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Agribank CN tỉnh Thái Nguyên)

3.2.3.2. Nội dung quản lý rủi ro tỷ giá

a. Nhận diện rủi ro

Hầu hết các dịch vụ NHTM hình thành nên tài sản nợ, tài sản có hay các khoản thanh toán bằng ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng của RRTG. Agribank CN tỉnh Thái Nguyên có thể nhận biết được RRTG thông qua các hoạt động sau:

- Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ


- Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tê.

- Mua và bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng.

Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi có sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ.

TSC > TSN: ngoại tệ ở trạng thái trường TSC < TSN: ngoại tệ ở trạng thái đoản

Rủi ro tỷ giá phát sinh gây ra tổn thất cho ngân hàng khi tỷ giá thay đổi. Để thực hiện hoạt động nhận diện rủi ro, cán bộ Agribank CN tỉnh Thái Nguyên thường thực hiện những công việc sau:

- Thực hiện các bước nhận dạng rủi ro: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường pháp lý và môi trường hoạt động của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối để thống kê các dạng rủi ro tỷ giá, xác định nguyên nhân và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTG.

- Để nhận dạng RRTG, các nhà quản lý phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro bằng các phương pháp: lập bảng hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích thị trường ngoại hối cũng như các doanh nghiệp có quan hệ ngoại hối với ngân hàng. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân xảy ra RRTG. Từ đó nhằm tìm các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro.

Tóm lại: hiện nay tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên chưa có cán bộ chuyên trách quản lý rủi ro tỷ giá nên thông tin phục vụ nhận diện rủi ro tỷ giá còn mang tính chắp vá, rời rạc. Bên cạnh đó, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên chưa xây dựng được hệ thống nhận diện và cảnh báo RRTG hoàn thiện. Công tác nhận diện RRTG chưa mang tính khoa học, chặt chẽ.

b. Đo lường rủi ro

Việc đo lường rủi ro tỷ giá được Agribank CN tỉnh Thái Nguyên thực hiện thông qua trạng thái ngoại hối của các loại tiền tệ tại từng thời điểm một


cách thường xuyên, nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn và quản lý rủi ro tỷ giá một cách kịp thời.

Trạng thái ngoại hối ròng = (Tài sản có i – tài sản nợ i) + (Doanh số mua i –

doanh số bán i) với i: ngoại tệ.

Bảng 3.6: Trạng thái ngoại hối của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên năm 2014 – 2016‌

Đơn vị: Triệu VND


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

USD

EUR

USD

EUR

USD

EUR

Tài sản có –

Tài sản nợ

120,47

71,26

132,58

68,94

143,56

86,25

DS mua

81,34

0,58

201,68

599,25

1529,67

260,73

DS bán

81,34

0,63

201,68

599,25

1514,55

263,33

Trạng thái

120,47

71,21

132,58

68,4

128,44

86,35

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản Agribank CN tỉnh Thái Nguyên 2014 – 2016)

Qua bảng trên ta thấy rằng trạng thái ngoại hối của ngân hàng luôn luôn ở trạng thái dương do ngân hàng cố gắng tạo sự cân bằng ngoại hối vào cuối ngày.

Theo dõi bảng trên ta thấy đồng USD và đồng EUR biến động mạnh, độ chênh lệch khá lớn. Đối với đồng USD, năm 2015 so với năm 2014 trạng thái ngoại hối tăng 10% do tài sản có tăng lên. Đến năm 2016 trạng thái ngoại hối lại giảm do có sự chênh lệch giữa DS mua và DS bán. Đối với đồng EUR biến động trạng thái cũng không kém so với đồng USD. Năm 2015 trạng thái ngoại hối giảm 3,94% so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 đã tăng trở lại do ngân hàng đã tăng được tài sản có ở mức ổn định.

Bên cạnh đó Agribank CN tỉnh Thái Nguyên còn tiến hành đo lường rủi ro tỷ giá thông qua công tác xếp hạng nội bộ tín dụng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp do Agribank ban hành và hướng dẫn thực hiện. Căn cứ vào kết quả phân loại, ngân hàng thực hiện phân loại để chọn lọc và phát triển khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng.


Bảng 3.7: Phân loại rủi ro tín dụng theo mức điểm và xếp hạng của Agribank

Loại

Điểm

Mức độ rủi ro

AAA

92.4 - 100

Thấp nhất

AA

84.8 – 92.3

Thấp, nhưng về dài hạn rủi ro hơn KH AAA

A

77.2 – 84.7

Thấp

BBB

69.6 – 77.1

Trung bình

BB

62.0 – 69.5

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong

tương lai ít được bảo đảm hơn loại BBB

B

54.4 – 61.9

Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp

CCC

46.8 – 54.3

Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận

CC

39.2 – 46.7

Rất cao, khả năng trả nợ NH kém

C

36.1 – 39.1

Rất cao, NH sẽ phải mất nhiều thời gian và

công sức thu hồi vốn vay

D

< 36.1

Đặc biệt cao, NH gần như không thu được vốn

(Nguồn: Agribank)

Agribank CN Tỉnh Thái Nguyên chỉ cho vay ngoại tệ đối với các khách hàng lớn, có khả năng thanh khoản cao để hạn chế tối đa rủi ro. Do vậy, trong hoạt động cấp tín dụng bằng ngoại tệ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên không phát sinh.

c. Kiểm soát rủi ro

Khi kinh doanh ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra làm giảm giá trị thị trường của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao càng tốt, một khi giá trị của ngân hàng giảm sút thì doanh thu và lợi nhuận cũng giảm theo. Do đó Agribank CN tỉnh Thái Nguyên sử dụng những biện pháp sau để phòng ngừa rủi ro tỷ giá:

* Quản lý rủi ro bằng hạn mức

Hạn mức là một sự giới hạn được đặt ra bởi ngân hàng cho các giao dịch viên và đối tác kinh doanh với mục đích kiểm soát rủi ro. Mức độ của


hạn mức phụ thuộc vào: kinh nghiệm của từng giao dịch viên, vốn chủ sở hữu của ngân hàng, mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu, các phản ứng của thị trường….

Agribank CN tỉnh Thái Nguyên cũng quy định hạn mức mua bán ngoại tệ trong giao dịch như sau:

- Đối với giao dịch viên giá trị giao dịch tối đa không vượt quá 500 USD/ngày.

- Trạng thái trong ngày không vượt quá 1 triệu USD

- Hạn mức lỗ tối đa 1500 USD/giao dịch

* Quản lý rủi ro bằng các công cụ phái sinh Sử dụng hợp đồng kỳ hạn

Nguyên tắc chung khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn các đơn vị cố định tỷ giá mua hay tỷ giá bán ngoại tệ với ngân hàng, từ đó cố định các khoản thu hay chi bằng nội tệ. Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn chưa phải là công cụ hữu hiệu nhất phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng phương thức này lại tạo tâm lý cho nhà quản lý tránh khỏi tổn thất có thể xảy ra do đã dự tính trước được chi phí.

Bảng 3.8: Doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay năm 2014-2016

Đơn vị: Triệu VND


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Doanh số mua vào

80,36

801,04

2081,95

Doanh số bán ra

79,69

1211,54

2060,91

Tổng doanh số mua bán

160,05

2012,58

4142,86

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN tỉnh Thái Nguyên năm 2014 -2016) Tổng doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên trong năm 2016 đạt 4142,86 triệu VND tăng 2130,28 triệu VND so với năm 2015. Trong đó doanh số mua đạt 2081,95 triệu VND tăng 1280,91 triệu VND; doanh số bán ra đạt 2060,91 triệu VND tăng 879,37 triệu VND. Với sự hỗ trợ của NHNN và chính sách ổn định tỷ giá trên thị trường đã giúp


hoạt động KDNT giao ngay của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng giao dịch.

Cùng với hoạt động giao dịch phổ biến là giao dịch giao ngay, từ những năm trước Chi nhánh đã chủ động mở rộng nghiệp vụ với các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi tiền tệ, nhằm làm tăng tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng và các hoạt động KDNT trên thị trường. Năm 2016 là năm vẫn còn nhiều khó khăn bị ảnh hưởng bởi hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy khắc phục được phần nào nhưng cũng chưa thể tháo gỡ hết khó khăn được. Chính vì vậy giao dịch kỳ hạn ngoại tệ của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ thị trường chung của nền kinh tế.

Bảng 3.9: Doanh số phát sinh giao dịch kỳ hạn năm 2014 - 2016

Đơn vị: Triệu VND


Năm

Loại tiền

Doanh số phát sinh giao dịch kỳ hạn

2014

2015

2016

EUR

546,10

937,75

-

USD

547,48

1081,41

2179,66

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản Agribank CN tỉnh Thái Nguyên năm 2014-2016)

Thực tế cho thấy rằng Agribank CN tỉnh Thái Nguyên còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để đa dạng hóa các loại ngoại tệ và số lượng giao dịch của khách hàng. Đồng USD và EUR là hai đồng ngoại tệ mạnh có khả năng thanh toán cao là sự lựa chọn của khách hàng khi đến giao dịch kỳ hạn tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên. Năm 2016 do ảnh hưởng biến động của thị trường thế giới, mặc dù tỷ giá đồng USD biến động lớn nhưng vì là đồng tiền chủ yếu trong các giao dịch thương mại quốc tế nên vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Doanh số phát sinh giao dịch kỳ hạn năm 2016 tăng gấp 2,02 lần so với năm 2015, thể hiện Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực bám sát thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết việc mua bán, ổn định tỷ giá đồng ngoại tệ hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Những nỗ lực này đem lại phần lợi nhuận không nhỏ cho toàn bộ lợi

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí