Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 5


Thứ hai, giao dịch kỳ hạn làm phát sinh rủi ro tín dụng, do vậy với giao dịch kỳ hạn các NHTM thường phải yêu cầu các doanh nghiệp ký quỹ hoặc trừ vào hạn mức tín dụng. Việc NHTM cung cấp các hợp đồng kỳ hạn phụ thuộc vào giới hạn trạng thái ngoại hối mở của các NHTM và độ sâu của các thị trường. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào một NHTM cũng có thể đáp ứng các nhu cầu mua bán kỳ hạn cụ thể của khách hàng. Rủi ro tín dụng hay rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng. Loại rủi ro này có hai chiều, người sở hữu hợp đồng hoặc là người chi trả phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá thực tế của tài sản cơ sở.

Thứ ba, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Điều này chứng tỏ hợp đồng kỳ hạn chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh. Giao dịch kỳ hạn có tính thanh khoản thấp, nó không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận giữa hai đối tác, hơn nữa nghĩa vụ của các bên không thể chuyển giao cho bên thứ ba. Một điểm đáng lưu ý là không có gì đảm bảo rằng sẽ không có một bên vỡ nợ hủy bỏ nghĩa vụ hợp đồng. Điều này dễ xảy ra khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay có sự chênh lệch vào thời điểm đến hạn nghĩa là sẽ có một bên lợi và một bên bất lợi.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn

Giả sử rằng ngân hàng có trạng thái ngoại tệ (USD) là trạng thái trường ròng tức là TSC ngoại tệ >TSN ngoại tệ, cho nên khi giá trị đồng USD giảm so với VND, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi khoản cấp tín dụng USD đến hạn. Điều này làm cho khoản cấp tín dụng USD thu được bao gồm cả gốc và lãi đều không đủ cho chi phí thanh toán gốc và lãi tiền gửi đối ứng bằng VND. Do đó, ngân hàng phải chịu một khoản lỗ và có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Vào một thời điểm t0 ngân hàng bán kỳ hạn ngoại tệ cả gốc và lãi thu được từ khoản cấp tín dụng bằng USD để lấy VND theo tỷ giá cho trước, ngay tại thời điểm cấp tín dụng bằng USD. Ngân hàng xác định


được tỷ giá thực hiện trong tương lai như thế có thể phòng ngừa sự lỗ vốn khi giá trị đồng USD giảm so với VND, từ đó triệt tiêu rủi ro tỷ giá.

Ngược lại, khi ngân hàng có trạng thái ngoại tệ ròng đoản, tức TSC ngoại tệ <TSN ngoại tệ, thì ngân hàng sẽ mua kỳ hạn gốc và lãi ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro khi giá trị đồng USD giảm so với VND.

b. Hợp đồng giao dịch ngoại hối tương lai (Future)

Khái niệm hợp đồng tương lai

Giao dịch tương lai về thực chất là giao dịch kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, doanh số giao dịch và ngày giao dịch. Giao dịch tương lai được thực hiện tập trung thông qua môi giới ở sàn giao dịch.

Hợp đồng tương lai là một sự thỏa thuận về việc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cố định trong tương lai theo mức tỷ giá ấn định vào ngày ký kết hợp đồng.

Cơ chế giao dịch của hợp đồng tương lai: tất cả các hợp đồng tương lai đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch và Sở giao dịch kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Các cá nhân, các công ty, các ngân hàng gửi các lệnh đặt mua, đặt bán một lượng cụ thể ngoại tệ cho các nhà môi giới hay các thành viên của Sở giao dịch. Tại đây các lệnh đặt mua còn gọi là trạng thái trường được đối chiếu với các lệnh bán, hay còn gọi là trạng thái đoản. Một công ty thanh toán bù trừ tại Sở giao dịch đảm bảo cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh sau khi đã được đối chiếu và khớp nhau chắc chắn sẽ được thực hiện.

Ở Mỹ khi mới triển khai giao dịch, các hợp đồng tiền tệ tương lai được thực hiện thông qua hệ thống “open outcry”, tạm gọi là “rao giá công khai”. Trong hệ thống giao dịch này, các lời chào giá phải được công khai cho tất cả các bên tham gia trên sàn giao dịch. Sau đó các giao dịch được thực hiện thông qua phòng giao hoán (clearing house). Phòng giao hoán có chức năng xác nhận giao dịch và bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bằng cách làm trung gian giữa các bên. Về mặt kỹ thuật, nó luôn là một bên tham


gia trong mỗi hợp đồng. Phòng giao hoán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu một bên tham gia hợp đồng thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Họ yêu cầu các giao dịch phải được thỏa thuận thông qua các thành viên của phòng giao hoán. Thành viên của phòng giao hoán trước hết phải là hội viên của sở giao dịch, kế đến phải thỏa mãn những yêu cầu do phòng giao hoán đề ra. Các thành viên này buộc phải ký quỹ ở phòng giao hoán và nếu họ đại diện cho một bên giao dịch khác thì họ có quyền yêu cầu bên này ký quỹ đối với họ. Tất cả các khoản ký quỹ đều nhằm mục đích bảo đảm vật chất cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ biến động theo thời gian mỗi khi thực hiện thanh toán hàng ngày. Nếu tiền ký quỹ xuống dưới mức duy trì tối thiểu thì bên tham gia hợp đồng phải nộp thêm tiền vào để tiếp tục tham gia hợp đồng. Trong các tình huống đặc biệt những lệnh đặt mua, đặt bán có khoảng cách xa nhau về giá cả, các giao dịch trên thị trường tạm thời không xảy ra và được gọi là “hố ngầm trên sở giao dịch”.

Ví dụ, một nhà xuất khẩu Mỹ biết rằng mình sẽ thu được tiền hàng bằng đồng Euro sau ba tháng nữa và có thể bảo hiểm cho mình khỏi sự biến động bất lợi của tỷ giá bằng cách bán hợp đồng tương lai đối với đồng Euro. Điều bắt buộc trong giao dịch tương lai là cả người mua và người bán hợp đồng phải là thành viên của thị trường, phải ký quỹ và phải trả các loại phí giao dịch. Hợp đồng tương lai cũng là công cụ được rất nhiều nhà đầu cơ sử dụng, để kiếm lợi nhuận từ sự biến động tỷ giá/giá hoặc để tránh tiếp tục bị thua lỗ. Các nhà đầu cơ có thể liên tục chuyển đổi vị thế của mình bằng các thực hiện các giao dịch đối ứng trước khi hợp đồng đáo hạn. Đây còn là công cụ giúp các nhà đầu tư nhận biết tín hiệu tỷ giá/giá trong tương lai. Giá trị hợp đồng tương lai phản ánh dự đoán của thị trường về giao ngay trong tương lai. Trong một thị trường hiệu quả thì giá hợp đồng tương lai sẽ tiến tới bằng hoặc xấp xỉ gần bằng giá giao ngay khi hợp đồng đáo hạn. Vì thế, giá trị hợp đồng tương lai giúp các nhà sản xuất có được quyết định đúng đắn trong việc phân bổ nguồn lực.


Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối tương lai

Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai có thể được chuyển nhượng tại thời điểm bất kỳ trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Những khoản phụ trội trên tài khoản ký quỹ có thể được rút ra, chúng ta có thể thoát khỏi trạng thái của hợp đồng bằng cách tiến hành một giao dịch đối ứng. Chúng ta cùng xem xét việc chuyển nhượng hợp đồng tương lai qua ví dụ sau: Giả sử một khách hàng có nhu cầu về ngoại tệ bằng EUR vào tháng 8, khách hàng muốn sử dụng thị trường tương lai để có được EUR, có hai cách

lựa chọn:

- Mua hợp đồng tương lai có giá trị vào tháng 6 chờ đến khi hợp đồng đến hạn, nhận EUR sau đó đầu tư số EUR này 2 tháng trên thị trường tiền tệ. Vào tháng 8, khi khoản đầu tư này đến hạn sẽ nhận cả lỗ và lãi bằng EUR.

- Mua hợp đồng tương lai có ngày giá trị vào tháng 9, vào thời điểm tháng 8 khi có nhu cầu ngoại tệ EUR thì bán lại hợp đồng tương lai cho sở giao dịch để nhận lại USD và dùng số USD này mua EUR trên thị trường giao ngay theo tỷ giá trao ngay tại thời điểm giao dịch.

Theo cách giao dịch thứ hai thì người mua hợp đồng tương lai hầu như đã phòng ngừa được hầu hết rủi ro ngoại hối. Bởi vì, nếu tỷ giá giao ngay của EUR tại thời điểm chuyển nhượng hợp đồng cao hơn so với thời điểm mua hợp đồng tương lai, thì người mua hợp đồng tương lai đã nhận được khoản lãi từ tài khoản ký quỹ. Khoản lãi này bù đắp cho sự tăng tỷ giá trao ngay của EUR (tuy không phải hoàn toàn trùng hợp).

Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về qui mô hợp đồng và thời hạn giao hàng, được mua bán ở sở giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai, tuân thủ quy trình thanh toán mỗi ngày. Hợp đồng tương lai là công cụ bảo hiểm rủi ro và đầu cơ rất hữu hiệu.

Khác với hợp đồng kỳ hạn thì hợp đồng tương lai hầu như đã phòng ngừa được hầu hết các rủi ro ngoại hối. Bởi vì, nếu tỷ giá giao ngay tại thời điểm hợp đồng đến hạn cao hơn so với thời điểm ký hợp đồng tương lai, thì người mua hợp đồng tương lai có thể nhận được khoản lãi từ tài khoản ký


quỹ. Và khoản lãi này được dùng để bù đắp cho việc tăng của tỷ giá giao ngay. Tuy nhiên rủi ro tỷ giá không được triệt tiêu một cách hoàn toàn, vì không phải lúc nào khoản lãi từ tài khoản ký quỹ có thể bù đắp cho sự chênh lệch tỷ giá giao ngay. Nếu xét trên góc độ “rủi ro ghi điểm thị trường” thì các hợp đồng tương lai có độ rủi ro cao hơn hợp đồng kỳ hạn. Điều này có nghĩa là rủi ro xảy ra là do tồn tại độ lệch giữa khoản lãi trên tài khoản ký quỹ và khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá giao ngay. Còn xét trên gốc độ rủi ro mất khả năng thanh toán thì hợp đồng tương lai lại an toàn hơn hợp đồng kỳ hạn vì có sự đảm bảo của sở giao dịch.

Ta thấy rằng nếu dùng hợp đồng tương lai làm công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì các hợp đồng tương lai vẫn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá; trong khi hợp đồng kỳ hạn lại hoàn toàn loại bỏ được rủi ro này. Hợp đồng tương lai luôn là sự lựa chọn của các nhà đầu cơ làm công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá là do:

- Các khoản lãi phát sinh từ hợp đồng tương lai được nhận bằng tiền mặt và ngay trong ngày.

- Chi phí giao dịch rất thấp

- Sở giao dịch có thể quy định giới hạn về mức giá tương lai bằng cách quy định giá thanh toán ngày hôm nay được tăng hay giảm là bao nhiêu so với giá thánh toán ngày hôm trước. Tức là mức biến động tỷ giá hàng ngày có thể được giới hạn bởi sở giao dịch.

c. Hợp đồng giao dịch ngoại hối hoán đổi (Swaps)

Khái niệm giao dịch ngoại hối hoán đổi

Giao dịch hoán đổi là nghiệp vụ hối đoái kép bao gồm hai nghiệp vụ: hối đoái giao ngay và hối đoái có kỳ hạn, hai nghiệp vụ này tiến hành cùng một lúc, cùng một lượng ngoại tệ hay vàng theo hai hướng ngược chiều nhau.

Giao dịch hoán đổi là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.


Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn hay hợp đồng giao ngay thì hợp đồng hoán đổi cũng có hợp đồng mua vào và bán ra. Giả sử hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền được ký đồng thời trong cùng một thời điểm tại ngày hôm nay. Nếu không có thỏa thuận khác thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá, và bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tiền yết giá.

Với hợp đồng hoán đổi thì số lượng mua vào và bán ra đồng tiền yết giá là bằng nhau. Nhưng ngày giá trị của hợp đồng mua vào lại khác ngày giá trị của hợp đồng bán ra. Thông qua giao dịch hoán đổi các bên tham gia mua được ngoại tệ với tỷ giá mong muốn mà không phải mua bán qua ngân hàng nên tránh được rủi ro do biến động tỷ giá chênh lệch mua và bán. Do vậy, giao dịch ngoại hối không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng, nhưng lại tạo ra độ lệch về mặt thời gian sự không cân xứng về các luồng tiền xảy ra và trạng thái nội tệ phụ thuộc vào độ lớn của điểm tỷ giá kỳ hạn. Giao dịch hoán đổi Swap bao gồm hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hóa. Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà đầu tư, người đi vay ngoại tệ. Ví dụ, một nhà đầu tư vào trái phiếu kho bạc nước ngoài có thể sử dụng giao dịch “hoán đổi giao ngay – kỳ hạn” để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Giá trị của giao dịch hoán đổi với các nhà đầu tư và đi vay quốc tế giúp ta giải thích tại sao giao dịch hoán đổi lại được ưa chuộng đến vậy.

Bên cạnh đó các ngân hàng sử dụng loại hình giao dịch này trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá do chênh lệch giữa mua và bán hoặc để kinh doanh thu lợi nhuận. Các NHTW dùng Swap như một giải pháp hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ. Bởi vì, với vai trò là nhà tạo thị trường, ngân hàng thường sở hữu rất nhiều hợp đồng có các ngày giá trị khác nhau với các đồng tiền khác nhau. Tại một số ngày giá trị với một số đồng tiền nhất định, ngân hàng có thể ở trạng thái trường, nhưng ở một số ngày khác ngân hàng lại ở trạng thái đoản. Do đó, các ngân hàng sử dụng giao dịch hoán đổi tuần hoàn nhằm hoán đổi trạng thái dư thừa và thiếu hụt đối với từng loại ngoại tệ.


Giao dịch Swap ngoại tệ

Giao dịch Swap tiền tệ là sự kết hợp của một giao dịch giao ngay với một giao dịch kỳ hạn – đổi một lượng cố định ngoại tệ này lấy một lượng biến đổi ngoại tệ khác trong thời gian xác định bằng cách cùng một lúc ký hai hợp đồng: một hợp đồng ký mua – bán giao ngay và một hợp đồng ký mua bán kỳ hạn tương ứng. Như vậy, Swap tiền tệ là một sự kết hợp đồng thời hai giao dịch giao ngay và kỳ hạn theo chiều ngược lại, được thực hiện với cùng một khoản đối ứng (cùng loại tiền tệ). Do đó, không làm ảnh hưởng đến khả năng vay nợ của cả hai bên và có thể loại trừ rủi ro tỷ giá.

Ứng dụng Swap ngoại tệ:

- Cân đối nguồn vốn: Trong thực tế các tổ chức kinh tế thường nảy sinh trường hợp ở cùng thời điểm đang tạm thời dư thừa đồng tiền này, nhưng lại thiếu đồng tiền khác, thông qua giao dịch Swap sẽ cân đối nguồn vốn theo nhu cầu.

Việc xác định tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap được các đối tác tham gia thỏa thuận. Thực tế ngân hàng yết giá có thể áp dụng tỷ giá khác nhau trong hợp đồng. Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch các bên thường chọn tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán.

- Cân bằng trạng thái ngoại tệ: Một giao dịch Swap luôn kết hợp với các giao dịch kỳ hạn và giao dịch giao ngay. Các nhà giao dịch đã xử lý làm cân đối bằng trạng thái ngoại hối giao ngay bằng cách tuần hoàn chúng hàng ngày, hàng tháng cho đến ngày giá trị của hợp đồng kỳ hạn.

- Tìm kiếm lợi nhuận mà không chịu rủi ro: khi tỷ giá swap yết không nhất quán với tỷ giá giao ngay và lãi suất hiện hành trên thị trường, thì việc kinh doanh chênh lệch lãi suất mang lại nguồn thu nhập là hoàn toàn có thể mà không chịu rủi ro.

Giao dịch Swap lãi suất

Hợp đồng Swap lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi dòng lãi suất của


mình lấy một dòng lãi suất khác. Dòng lãi suất là tập hợp của các khoản lãi suất trong tương lai của một khoản đầu tư.

Swap lãi suất thường là kiểu hoán đổi giữa “cố định – biến đổi” nhưng cũng có khi là “ biến đổi – biến đổi”. Kiểu hoán đổi “cố định – biến đổi” thường được sử dụng khi các công ty muốn thay thế rủi ro trước biến động lãi suất của mình bằng một lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến lược quản trị. Vì khi đó các công ty có thể xác định được nhân tố ảnh hưởng hơn. Ở chiều ngược lại, bên tham gia muốn đổi lãi suất ổn định của mình bằng lãi suất biến đổi mà theo kỳ vọng cho là có lợi cho anh ta.

Swap lãi suất còn giúp các bên tham gia giảm chi phí sử dụng vốn. Nếu cả hai bên tham gia đều hoạt động trong những điều kiện môi trường tương tự nhau thì Swap lãi suất chỉ là trò chơi có tổng bằng 0 khi mà lợi ích bên này là thiệt hại của bên kia. Tuy nhiên nếu hai bên tham gia hoạt động trong môi trường điều kiện khác nhau thì vẫn có khoảng nào đó khiến cả hai đều có lợi.

Cơ sở giao dịch hoán đổi là sự cam kết của hai bên giao dịch vào một ngày nhất định đổi một lượng cố định ngoại tệ này lấy một lượng biến đổi ngoại tệ khác với thời hạn xác định khi đến hạn. Phí giao dịch của loại giao dịch này phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tính theo sốngày trên cơ sở tỷ giá giao ngay (điểm tỷ giá Swap) theo công thức:

S(Rt Rc )t

Pw=

36000 R t

(1.3)

co

Trong đó: Pw: Điểm Swap

S: Tỷ giá giao ngay

Rt: Lãi suất của đồng định giá ;

Rc: Lãi suất của đồng yết giá

t : Số ngày của kỳ hạn hợp đồng hoán đổi


Điểm Swap mua

Điểm Swap bán

SB (RTB RCo )t

PWB= 36000 R t

Co

So (RTo RCB )t

PWO= 36000 R t

CB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 5

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí