Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Của Ngân Hàng Thương Mại


Trong đó: PWB: điểm swap mua ; PWO : điểm swap bán

SB : Tỷ giá mua giao ngay So : Tỷ giá bán giao ngay RCB: Lãi suất đầu vào của đồng yết giá

RCo : Lãi suất đầu ra của đồng yết giá RTB : Lãi suất đầu vào của đồng định giá RTo: Lãi suất đầu ra của đồng yết giá

t : Số ngày của kỳ hạn hợp đồng hoán đổi

Trên cơ sở điểm Swap được các ngân hàng thông báo khách hàng sẽ lựa chọn giữa đi vay ngoại tệ hay giao dịch Swap.

d. Hợp đồng giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option)

Khái niệm hợp đồng quyền chọn

Giao dịch quyền chọn là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một tỷ giá/giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước.

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Khác với hợp đồng giao dịch kỳ hạn, tương lai, giao dịch quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá được thỏa thuận trước gọi là tỷ giá quyển chọn. Tỷ giá này ngoài yếu tố cung cầu, còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp.

Nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng quyền chọn tiến hành giao dịch mà không phát sinh bất cứ khoản lãi hay lỗ kinh doanh ngoại hối nào gọi là ngang giá quyền chọn.

Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 6

Nếu tỷ giá quyền chọn đúng bằng tỷ giá giao ngay hiện hành gọi là ngang giá quyền chọn giao ngay

Nếu bỏ qua phí quyền chọn khi mua người nắm giữ hợp đồng quyền chọn tiến hành giao dịch mà có lãi gọi là được giá quyền chọn. Nếu tỷ giá


quyền chọn mua thấp hơn, hoặc tỷ giá quyền chọn bán cao hơn so với tỷ giá giao ngay, gọi là được giá quyền chọn giao ngay và ngược lại. Nếu tỷ giá quyền chọn mua thấp hơn, hoặc tỷ giá quyền chọn bán cao hơn so với tỷ giá kỳ hạn, được gọi là được giá quyền chọn kỳ hạn và ngược lại. Loại hợp đồng này cho phép người mua quyền được lựa chọn:

- Tiến hành giao dịch thanh toán theo tỷ giá đã thỏa thuận cố định từ trước, nếu thấy có lợi cho mình.

- Để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào, nếu thấy có lợi cho mình.

Ngược lại, đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác, ngoài việc sẵn sàng tiến hành thanh toán khi người mua tiến hành thực hiện quyền chọn.

Trong mỗi hợp đồng quyền chọn tiền tệ thường có hai đối tượng tham gia là: người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. người bán hợp đồng là người bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua, ngược lại người mua hợp đồng là người mua quyền chọn mua hoặc mua quyền chọn bán.

- Hợp đồng quyền chọn mua là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định bằng một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định.

- Hợp đồng quyền chọn bán là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định để lấy một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định.

Những rủi ro đối với nghiệp vụ quyền chọn:

Đối với người mua quyền chọn: Người mua quyền chọn sẽ phải đối mặt với rủi ro bị mất toàn bộ hay một phần khoản tiền phí đã chi để mua quyền chọn. nếu người nắm giữ hợp đồng quyền chọn không bán lại quyền của mình trên thị trường thứ cấp và cũng không thực hiện nó trước khi đến hạn, anh ta sẽ mất toàn bộ số tiền phí mua quyền chọn.

Đối với người bán quyền chọn: Người bán bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn hợp đồng mà người mua


yêu cầu. đồng thời họ luôn chịu rủi ro mất đi cơ hội kiếm lời khi tỷ giá giao ngay vào thời điểm hợp đồng đáo hạn tăng cao hơn tỷ giá thực hiện đối với bán quyền chọn.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn

Các điều kiện để áp dụng hợp đồng quyền chọn: như là công cụ phòng ngừa tỷ giá có hiệu quả cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Tỷ giá linh hoạt: vì tỷ giá biến động không ngừng gây ra các nguy cơ mới tiềm ẩn rủi ro. Do đó buộc các nhà kinh doanh phải có các công cụ phòng ngừa rủi ro

Thị trường ngoại hối: là môi trường diễn ra các hoạt động cung cầu của thị trường, chỉ khi môi trường này đạt hiệu quả thì các công cụ trên thị trường mới được giao dịch rộng khắp.

Hệ thống chính sách pháp luật minh bạch làm cơ sở cho các giao dịch quyền chọn diễn ra thuận lợi, tạo sự tin tưởng của các bên tham gia thị trường.

Các bên tham gia thị trường phải có sự hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ quyền chọn.

1.1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại

a. Các yếu tố khách quan

- Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý là một điều kiện quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT của ngân hàng. Với các văn bản pháp lý như luật, pháp lệnh, quyết định… Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cũng như các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng không phải bao giờ những chính sách này cũng phù hợp với quy luật của thị trường. Khi chính sách không phù hợp sẽ hạn chế hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn, NHNN quy định tỷ giá giao dịch kỳ hạn bằng tỷ giá giao ngay cộng với một tỷ lệ % của tỷ giá giao ngay mà không tính đến lãi suất của hai đồng tiền trao đổi. Do vậy khi tỷ giá tăng mạnh các ngân hàng không dám mạnh tay mạo hiểm cung cấp các hợp đồng Forwards hay Option.


Hàng năm Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới nhằm bổ sung, thay đổi các quy định pháp luật đã cũ và không còn phù hợp với điều kiện thị trường trong thời kỳ mới. Các giao dịch KDNT không chỉ được thực hiện một vài ngày mà có nhiều giao dịch thực hiện trong vài năm, hoặc giao dịch không chỉ trong nước mà với cả các quốc gia khác. Ví dụ như các giao dịch huy động và cho vay bằng vàng trong thời gian vừa qua. Một khi chính sách nhà nước thay đổi và ngân hàng không dự tính được hết sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho quá trình quản lý rủi ro trong KDNH của ngân hàng. Việc Nhà nước thay đổi các chính sách đem lại rủi ro chính sách của các ngân hàng. Như thời gian vừa qua NHNN ban hành ra chính sách tất toán các tài khoản huy động và cho vay vàng đã đem lại các khoản lỗ cho các NHTM.

Nhìn chung để tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể áp dụng các nghiệp vụ KDNT và phòng ngừa rủi ro tỷ giá một cách hữu hiệu thì cần có một hành lang pháp lý phù hợp với trình độ phát triển của thị trường và mức độ phát triển của từng ngân hàng.

- Các điều kiện thị trường

Hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn được trong môi trường nhiều biến động cả trong lẫn ngoài nước, ngân hàng mặc dù có nhiều sự chuẩn bị trong kế hoạch kinh doanh nhưng cũng không thể lường trước được hết những khó khăn của thị trường đem lại. Chính vì lẽ đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn là tiềm ẩn rủi ro và những thay đổi của môi trường kinh doanh bên ngoài thường gây nhiều khó khăn cho công việc quản lý rủi ro KDNH của ngân hàng.

Ngân hàng chỉ có thể áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi thị trường ngoại hối đã phát triển tới một mức độ nhất định. Nếu thị trường phát triển với đầy đủ các thiết chế, các công cụ tài chính để điều hành các hoạt động giao dịch ngoại hối, có khả năng đáp ứng tất cả các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phái sinh thì việc quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng sẽ đạt kết quả tốt hơn. Khi đó ngân hàng sẽ có những thông tin đầy đủ hơn giúp cho việc dự báo biến động tỷ giá chính xác hơn và dễ dàng hơn trong việc đánh


giá thị trường. Ngược lại, thị trường ngoại hối chưa phát triển hoặc phát triển chưa đầy đủ thì việc thực hiện các nghiệp vụ KDNT, phòng ngừa rủi ro là rất hạn chế, và ngân hàng cũng sẽ rất khó khăn trong việc quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng.

- Về phía khách hàng

Năng lực kinh doanh của khách hàng còn yếu kém, tính toán các phương án kinh doanh, hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập trả nợ ngân hàng. Việc sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, mục đích xin vay, hiệu quả kinh doanh không được phát huy triệt để nên khi đến hạn không thể trả nợ được cho ngân hàng, mất khả năng thanh khoản.

b. Các yếu tố chủ quan

- Tuân thủ không tốt các chính sách và quy trình QLRR của ngân hàng

Mặc dù ngân hàng đã ban hành hệ thống quản lý rủi ro cho hoạt động KDNH, việc tuân thủ không đúng theo những gì trong hệ thống quy định tạo nên nhiều rủi ro cho hoạt động chung của ngân hàng. Việc không tuân thủ theo các quy định trong chính sách này thể hiện ở chỗ có thể xuất phát từ phía các cấp lãnh đạo không quản trị rủi ro theo quy định đã ban hành hoặc có thể xuất phát từ phía những người thực hiện thi hành các quy định không đúng hoặc cố ý làm trái quy định vì một lý do nào đó.

Việc thực hiện không tốt các quy định trong hệ thống quản trị rủi ro trong KDNH có thể đem lại nhiều tổn thất cho ngân hàng và gây nhiều khó khăn cho quá trình thực thi chính sách vì mục tiêu chung của ngân hàng.

- Các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ

Việc áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là không hề đơn giản, ngân hàng cần phải có một hệ thống trang thiết bị kỹ thuật với công nghệ tiên tiến. Đối với những ngân hàng hoạt động kinh doanh ngoại hối tích cực, đội ngũ những nhà kinh doanh chuyên nghiệp có thể lên tới hàng trăm người, mỗi người cần phải được trang


bị đầy đủ các trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chi phí lên tới nhiều triệu đôla. Và nhìn chung, những trang thiết bị này thường không sử dụng được lâu dài, bởi công nghệ tiên tiến phát triển rất nhanh nên dễ bị khấu hao vô hình và trở nên lạc hậu trong một vài năm. Như vậy, không phải ngân hàng nào cũng có đủ điều kiện, khả năng mua sắm trang thiết bị công nghệ. Chỉ có những ngân hàng phát triển ở một trình độ nhất định, đủ lớn mạnh về tài chính mới có khả năng mua sắm trang bị đầy đủ hiện đại để phục vụ cho việc quản lý rủi ro. Các ngân hàng lớn thường chấp nhận chi phí cao để có được các thiết bị và công nghệ hiện đại nhất, giúp cho việc chuyển và xử lý số liệu được nhanh, hiệu quả, tăng khả năng phân tích, lưu giữ số liệu tin vậy và có hệ thống… Tuy chi phí cho công nghệ có cao nhưng bù lại hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên cạnh tranh hơn, việc hạn chế rủi ro tỷ giá đạt hiệu quả cao hơn và nguồn lợi nhuận kiếm được sẽ nhiều hơn.

Ngân hàng cần mở rộng thêm các mối quan hệ hợp tác với ngân hàng nước ngoài trên thị trường quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, công nghệ, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh, công cụ ngoại hối quyền chọn, tương lai.

Các trang thiết bị khi mua sắm cần phải chú ý xem có phù hợp với mô hình tổ chức, trình độ của ngân hàng hay không để vận hành, áp dụng hệ thống máy móc thiết bị này, có phù hợp với các chính sách chế độ kế toán sổ sách của ngân hàng hay không…?

- Công tác tổ chức của ngân hàng

Bộ máy tổ chức của ngân hàng nếu không được sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, các phòng ban không có sự kết hợp nhuần nhuyễn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như kịp thời xử lý những rủi ro phát sinh sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường trong công tác quản lý RRTG.

- Điều kiện nguồn nhân lực

Trong quản lý rủi ro tỷ giá, con người là chủ thể quản lý còn các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là đối tượng quản lý, cho nên năng lực và trình độ của nhà quản lý là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả


quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng. Việc hạn chế rủi ro tỷ giá là không hề đơn giản, đòi hỏi phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trình độ nhất định. Năng lực của nhà quản lý không chỉ là thể hiện ở những kiến thức chuyên sâu về quản lý rủi ro tỷ giá mà còn là ở những kinh nghiệm, sự phán đoán nhạy bén, bản lĩnh quản lý qua sự biến động trên thị trường và quá trình triển khai thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng như nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đặc biệt cần phải có khả năng tiếp thu nhanh với trình độ công nghệ khoa học hiện đại. Đồng thời thường xuyên cập nhật các chính sách liên quan đến cơ chế quản lý và giao dịch ngoại hối để có những điều chỉnh phù hợp với thị trường.

1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tỷ giá của một số ngân hàng trên thế giới

- Barings Bank là một ngân hàng lâu đời nhất của Anh đã sụp đổ bởi những công việc kinh doanh giả tạo của Leeson. Một nhân viên ngân hàng chuyên đầu cơ vào tỷ giá hối đoái và mọi chỉ số chứng khoán có liên quan đến tỷ giá hối đoái. Vào thời điểm Barings sụp đổ thì vốn của Ngân hàng chỉ khoảng 600 triệu USD, trong khi các hợp đồng phái sinh mà Leeson đang mở lên đến 27 tỷ USD, trong đó có 7 tỷ USD về hợp đồng phái sinh liên quan đến chỉ số chứng khoán Nikkei 225; 20 tỷ USD về trái phiếu Chính phủ Nhật và Euroyen. Sau động đất tại thành phố Kobe Nhật Bản chỉ số Nikkei rớt điểm liên tục đã đặt trạng thái của Barings vào phạm vi thua lỗ nặng. Ngay lập tức sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (là nơi mà Leeson mở các giao dịch phái sinh của mình) đã yêu cầu Barings phải bổ sung tiền đặt cọc lên đến 835 triệu USD. Việc liên tục phải bổ sung tiền đặt cọc làm cho Barings không thể đáp ứng được, nhưng nếu không thực hiện sàn giao dịch sẽ buộc phải đóng tất cả các giao dịch của Barings đang thực hiện. Điều này làm cho Barings càng thua lỗ nặng hơn nữa và đây là nguyên nhân chính khiến ngân hàng Barings nhanh chóng sụp đổ.


- Ngân hàng Liên minh Ailen Allied Irish Bank (AIB) là ngân hàng lớn nhất của Ailen. Vào tháng 2/2002, một chi nhánh của AIB tại Mỹ đã bị tên John Rusnak, một nhân viên giao dịch người Mỹ, lừa đảo gây thiệt hại 750 triệu USD. Với mục tiêu phát triển hoạt động ra toàn thế giới, AIB tiến hành mua toàn bộ ngân hàng Maryland Bancorp hoạt động tại Baltimore, Mỹ và đổi tên thành Allfirst. Ngân hàng Allfirst được rất nhiều quyền chủ động tự quyết trong các hoạt động của mình đặc biệt là hoạt động ngoại hối và kinh doanh các công cụ phái sinh lãi suất. Allfirst được tổ chức bài bản, phân thành 3 bộ phận như sau: Kinh doanh các hoạt động của Treasury (Front Office); Quản lý rủi ro, các tài sản nợ và tài sản có (Middle Office); Điều hành và xử lý các giao dịch (Back Office). Trưởng bộ phận Front Office là ông Ray, một người rất giàu kinh nghiệm về kinh doanh các sản phẩm lãi suất nhưng lại không biết nhiều về kinh doanh ngoại hối. Năm 1997, Rusnak được tuyển dụng vào Allfirst với mức lương khá cao là $100.000 một năm. Sự thật là Rusnak không giỏi về kinh doanh ngoại hối, các kiến thức nghiệp vụ của ông mới dừng ở các sản phẩm ngoại hối spot (giao ngay) hoặc forward (kỳ hạn) khá đơn giản.

Theo quy trình, Rusnak được cấp hạn mức kinh doanh trong ngày là: 100 triệu USD; hạn mức giá trị chịu rủi ro (VAR limit) là 1,55 triệu USD; hạn mức bán chống lỗ là 200 ngàn USD/một tháng. Rusnak bắt đầu tham gia mua các giao dịch kỳ hạn USD/JPY. Khi tỷ giá JPY đi ngược lại với mong đợi, Rusnak phải tự tạo ra các giao dịch quyền lựa chọn để tạo ra ấn tượng rằng các giao dịch kỳ hạn của mình đã được xử lý giảm thiểu rủi ro. Rusnak tạo ra hai giao dịch quyền chọn trái chiều với cùng một đối tác khiến cho việc thanh toán sẽ triệt tiêu nhau. Tất cả các giao dịch option này đều là ảo, vì vậy không thể có xác nhận cho các giao dịch này được. Rusnak đã truy cập tỷ giá Reuters vào máy tính của mình, sau đó thay đổi tỷ giá ngoại hối cho có lợi cho mình. Tuy nhiên trong nhiều năm, Rusnak rất nhiều lần phá vỡ các hạn mức kinh doanh ngoại hối của mình, càng ngày các hoạt động kỳ hạn của ông càng lỗ. Vì vậy ông phải dấn sâu vào việc làm mạo các chứng từ của giao

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí