Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Công Tác Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Tỉnh Thái Nguyên


nhuận từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, góp phần vào sự tăng trưởng chung của toàn hệ thống Agribank.

Tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ hầu như không phát sinh. Để tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng, Chi nhánh chủ yếu thực hiện thông qua các nghiệp vụ giao ngay, kinh doanh chênh lệch tỷ giá, lãi suất.

* Cân đối cung – cầu ngoại tệ với khách hàng

Cân đối ngoại tệ là việc kiểm soát lượng ngoại tệ trong quá trình hoạt động nhằm mục đích đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất lượng ngoại tệ cần thiết, đảm bảo nhu cầu thanh toán đối với các giao dịch phát sinh của khách hàng trong phạm vi cho phép.

Từ phía NHNN đã có sự hỗ trợ thông qua các chính sách ổn định lượng ngoại tệ cho doanh nghiệp. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn các loại hình tiền tệ phù hợp với khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại Chi nhánh, từ đó Chi nhánh Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đã huy động được nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của khách hàng, giúp cân đối nguồn ngoại tệ vào ra tại ngân hàng. Không chỉ khách hàng cá nhân mà cả những khách hàng doanh nghiệp, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên còn tư vấn cho khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ để nhằm huy động lượng ngoại tệ tạm thời của DN trong thời gian ngắn.

Có rất nhiều hình thức huy động nguồn ngoại tệ cho ngân hàng, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên cũng đã linh hoạt, vận dụng cho từng khách hàng thông qua việc phát hành giấy tờ có giá hoặc cho vay cầm cố giấy tờ có giá đối với những khách hàng có nhu cầu trong thời hạn ngắn, đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng.

d. Tài trợ rủi ro

Agribank CN tỉnh Thái Nguyên thực hiện hoạt động tài trợ rủi ro thông quan việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá được căn cứ vào lợi nhuận của năm đó về kinh doanh ngoại hối.


Bảng 3.10: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Đơn vị: triệu đồng


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

Lợi nhuận KDNH

422

654

1321

Số trích lập DPRR

81

108

145

Tỷ lệ DPRR (%)

19,19

16,51

10,98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 11

(Nguồn: Agribank CN tỉnh Thái Nguyên)

Có thể thấy rằng tỉ lệ trích lập DPRR tỷ giá của chi nhánh giảm qua các năm, năm 2016 giảm 42,78% so với năm 2014 chứng tỏ việc kiểm soát rủi ro tỷ giá của ngân hàng đang ngày được cải thiện tốt hơn.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Các yếu tố khách quan

Rủi ro xuất phát từ yếu tố môi trường đáng chú ý trong thời gian qua ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên là việc diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối khiến ngân hàng mặc dù có sự chuẩn bị trước trong kế hoạch kinh doanh nhưng cũng không lường trước được các khó khăn mà thị trường đem lại

Bên cạnh đó môi trường pháp lý chưa phù hợp với quy luật phát triển của thị trường cũng như mức độ phát triển của từng ngân hàng cũng gây khó khăn trong việc quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng. Hành lang pháp lý của Việt Nam đang trên con đường hoàn thiện phù hợp với tình hình đất nước hội nhập hiện nay. Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi luật của Việt Nam phải tuân theo những thông lệ quốc tế. Do đó khung pháp lý còn có những chỗ chưa rõ ràng, đối với các quyết định về quản lý ngoại hối cũng vậy, NHNN chỉ nêu biên độ của USD mà nói đến việc sử dụng các hợp đồng phái sinh cũng như thị trường hoạt động của các hợp đồng này. Đồng thời cũng chưa nói đến các


biện pháp, chưa nêu được tỷ lệ đảm bảo an toàn khi sử dụng hợp đồng nên chưa thấy rõ được lợi ích của nó cho ngân hàng và khách hàng

Bảng 3.11. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường

Đơn vị: %



Rất

thấp

Thấp

Trung

Bình

Cao

Rất

Cao

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG






Sự biến động của nền kinh tế

15

15

15

40

15

Môi trường pháp lý thay đổi

10

35

15

25

15

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Theo như số liệu điều tra khảo sát từ các nhân viên liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên, 40% nhân viên cho rằng sự biến động của nền kinh tế có ảnh hưởng cao tới công tác kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh. Bên cạnh đó yếu tố môi trường pháp lý được các cán bộ cho rằng ảnh hưởng ít hơn tới QLRRTG (35%) do những thay đổi về pháp lý thường diễn ra trong dài hạn, và ít tác động mạnh mẽ đến thị trường ngoại hối.

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Chính sách ngoại hối của ngân hàng

Chế độ chính sách về kinh doanh ngoại hối không theo kịp những biến đổi của thị trường ngoại hối và bộc lộ nhiều điểm không phù hợp thực tế làm ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tỷ giá. Các hình thức giao dịch tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên chưa đa dạng, chủ yếu là giao dịch giao ngay. Gần đây NHNN khuyến khích ngân hàng sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng và doanh nghiệp. Nhưng các hợp đồng đó trên thực tế còn ít được sử dụng, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thì ngân hàng cũng không có để đáp ứng cho họ.


Bảng 3.12. Đánh giá mức độ ảnh hưởng chính sách ngoại hối

Đơn vị: %



Rất

thấp

Thấp

Trung

Bình

Cao

Rất

Cao

CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI CỦA

NGÂN HÀNG






Tỷ giá và mức lệ phí đã cạnh tranh.

10

15

45

20

10

Các sản phẩm về ngoại hối đã đa dạng.

10

40

25

15

10

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Theo đánh giá của các cán bộ thì các chính sách ngoại hối của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên có ảnh hưởng tương đối tới công tác kinh doanh ngoại hối. 45% ý kiến cho rằng tỷ giá và mức lệ phí cạnh tranh với các ngân hàng khác ở mức trung bình, sản phẩm về các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối chưa thực sự đa dạng (40% ý kiến). Lý do bởi các chính sách ngoại hối chủ yếu được đưa ra từ Hội sở chính nên việc áp dụng tại chi nhánh còn mang tính bị động. Ngoài ra đây là những chính sách chung áp dụng cho toàn hệ thống nên chưa phù hợp với đặc thù các khu vực kinh tế đất nước, trong đó có Thái Nguyên. So với các ngân hàng trên cùng địa bàn, các sản phẩm huy động vốn của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên kém đa dạng hơn cả về số lượng và mức độ thu hút khách hàng nên khả năng cạnh tranh là không cao. Mặt khác đối với các doanh nghiệp XNK, các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán quốc tế chưa thực sự được Chi nhánh quan tâm, thực hiện một cách đồng bộ, nên sự hiểu biết về các nghiệp vụ ngoại hối bị giới hạn. Ngoài ra, các giao dịch viên chưa tư vấn hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn các hình thức phù hợp mà chỉ là thực hiện các giao dịch mua bán theo yêu cầu của khách hàng. Việc mở rộng phát triển các nghiệp vụ ngoại hối chính vì thế mà bị hạn chế.


- Công tác tổ chức của ngân hàng

Bảng 3.13. Đánh giá mức độ ảnh hưởng Công tác tổ chức ngân hàng

Đơn vị: %



Rất

thấp

Thấp

Trung

Bình

Cao

Rất

Cao

CÔNG TÁC TỔ CHỨC NGÂN HÀNG






Tổ chức, sắp xêp bộ máy của ngân hàng đã thực sự khoa học


0


15


25


40


20

Các phòng ban nghiệp vụ trong Ngân hàng phối hợp để đáp ứng kịp thời yêu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng


0


25


35


25


15

Mức độ chiều sâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

5

25

45

15

5

Sư chỉ đạo sát sao của lãnh đạo chi nhánh đối với quản lý RRTG

10

15

45

15

15

Mức độ hiện đại của hạ tầng trang thiêt bị

0

15

35

25

25

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng cũng như cơ cấu tổ chức của bộ phận KDNT có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức giữa các bộ phận có liên quan với hoạt động KDNT hợp lý sẽ giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Bộ máy QLRRTG của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học, các phòng ban cũng phối hợp với nhau tương đối tốt, tuy nhiên cần phải được cải thiện trong thời gian tới. Chính vì thế rất cần tới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo đối với hoạt động này. Tuy nhiên tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên sự chỉ đạo này diễn ra chưa thường xuyên (45% ý kiến). Trang thiết bị tại Agribank cần được đổi mới hơn nữa để phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý được diễn ra một cách hiệu quả.

- Phẩm chất, trình độ cán bộ ngân hàng

Trong quản lý rủi ro tỷ giá đòi hỏi các cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại hối phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết về các kiến thức kinh doanh


ngân hàng, có sự phán đoán nhạy bén về sự biến động của thị trường ngoại hối cũng như nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Bảng 3.14. Đánh giá mức độ ảnh hưởng Phẩm chất trình độ cán bộ ngân hàng‌

Đơn vị: %


Tiêu chí

Rất thấp

Thấp

Trung Bình

Cao

Rất Cao

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của

nhân viên Ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu công việc.


0


10


30


40


20

CB làm công tác ngoại hối là những người đã tốt nghiệp chuyên ngành ngân

hàng, tài chính


0


5


25


60


10

CB làm công tác ngoại hối thường xuyền

được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ


5


20


55


15


5

Nhân viên Ngân hàng đã có kinh nghiệm, sự phán đoán nhạy bén với sự

biến động của thị trường ngoại hối


5


20


55


15


5

Nhân viên Ngân hàng có đạo đức nghề

nghiệp, làm việc có tinh thần trách nhiệm

0

15

25

40

20

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Trình độ của cán bộ làm công tác kinh doanh còn nhiều hạn chế, các cán bộ chưa được đào tạo hết toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối một cách đầy đủ. Mặc dù ngân hàng đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, song do thị trường ngày càng phát triển, nghiệp vụ ngày càng hiện đại và phức tạp nên quá trình thực hiện các nghiệp vụ đem lại hiệu quả chưa cao.

Trong khi đó, đối với khách hàng thì lợi ích sản phẩm, dịch vụ đem lại là điều đáng quan tâm nhất với 40% ý kiến. Giá cả dịch vụ so với các ngân hàng khác cũng là một tiêu chí rất quan trọng để khách hàng lựa chọn ngân hàng sử dụng.


Bảng 3.15. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng‌

Đơn vị: %


Tiêu chí

Rất

thấp

Thấp

Trung

Bình

Cao

Rất

Cao

Giá cả dịch vụ so với ngân hàng khác

10

20

30

20

20

Trình độ, kỹ năng của nhân viên

20

25

25

15

15

Thời gian, thủ tục hoàn tất một giao dịch

20

20

25

20

15

Lợi ích sản phẩm, dịch vụ đem lại

10

15

20

40

15

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

3.4. Đánh giá quản lý rủi ro tỷ giá giai đoạn 2014 - 2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Kết quả đạt được

Bằng những phương pháp đã thực hiện và những cố gắng nỗ lực không ngừng việc quản lý rủi ro tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số thành quả nhất định. Lợi nhuận thu được từ hoạt động KDNT liên tục đạt mục tiêu đề ra, tăng và ổn định qua các năm gần đây. Ngân hàng không phải đối mặt với những tổn thất nặng nề do gặp phải rủi ro nói chung và rủi ro tỷ giá nói riêng.

Nghiệp vụ KDNT của ngân hàng cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu thanh toán đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng, từ đó thúc đẩy các mảng hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển như thanh toán quốc tế, cho vay bằng ngoại tệ, bảo lãnh….thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng, hạn chế rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Là ngân hàng uy tín, thương hiệu mạnh trong ngành ngân hàng trên địa bàn, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đạt được những thành tựu đáng kể:

Thứ nhất, thành công nổi bật của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên trong năm 2016 là thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng linh hoạt, thận trọng không chỉ phù hợp với tình hình khó khăn của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà còn góp phần bảo đảm sự phát


triển và an toàn của hệ thống. Sự hỗ trợ của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên chủ yếu bằng những chính sách lãi suất phù hợp giúp DN tháo gỡ khó khăn, sản xuất, kinh doanh hiệu quả… Với thành công nổi bật đó là do một phần của hoạt động kinh doanh ngoại tệ thu hút được lượng khách đáng kể về giao dịch tại ngân hàng, từ đó cán bộ, nhân viên của ngân hàng tiếp cận khách hàng để khai thác thêm các nhu cầu thiết yếu mà khách hàng đang cần. Với nguồn khách hàng như vậy Agribank CN tỉnh Thái Nguyên đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn trong hoạt động ngành ngân hàng hiện nay.

Thứ hai, trên các cơ sở pháp lý, các nghiệp vụ KDNT đã đi vào thực tế trong hoạt động ngân hàng, góp phần giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Với diễn biến tỷ giá biến động phức tạp làm mất cân bằng cung cầu ngoại tệ, ngoại tệ khan hiếm, nhu cầu ngoại tệ luôn ở mức lớn hơn cung ngoại tệ, thì việc ngân hàng tham gia hoạt động kinh doanh phần nào đã giảm được tình trạng khan hiếm ngoại tệ, đảm bảo nhu cầu thanh toán nhập khẩu của thị trường.

Thứ ba, do nhu cầu về ngoại tệ luôn tăng cao nhất là trong thời điểm mở rộng sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, đồng thời chịu sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng khác đã khiến Agribank CN tỉnh Thái Nguyên luôn đòi hỏi các cán bộ, nhân viên tìm tòi những điểm mới, thuận lợi, vận dụng linh hoạt sáng tạo các sản phẩm mà Hội sở chính đưa ra để phù hợp hơn với tình hình thực tế tại địa bàn. Điều này càng có ý nghĩa hơn với các doanh nghiệp XNK có nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp. Khi sử dụng các sản phầm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thì bản thân DN đã có thêm các công cụ phòng ngừa được rủi ro tỷ giá. Khi ngân hàng thực hiện các giao dịch này chính là ngân hàng đưa ra cho doanh nghiệp các bảo hiểm rủi ro tỷ giá đồng thời sinh lời cho chính mình.

Thứ tư, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên có ban lãnh đạo có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và có tâm huyết với ngân hàng cùng đội ngũ cán bộ am hiểu ngành nghề nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối so với các ngân

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí