Phân Tích Tình Hình Tín Dụng Và Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Vĩnh Thuận - Kiên Giang


chính sách cho vay khách hàng. Để hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng và phát triển đúng hướng, an toàn, hiệu quả, bền vững và kiểm soát được rủi ro thì ngân hàng phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất định, hợp lý và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.

+ Quy trình tín dụng: Với hoạt động cấp tín dụng ngày càng đa dạng, phong phú và môi trường cạnh tranh càng gay gắt hơn thì hoạt động tín dụng càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Nên việc đưa ra các biện pháp để kiểm soát và hạn chế rủi ro là cần thiết và một trong những phương pháp quản lý kiểm soát hiệu quả là xây dựng quy trình tín dụng theo một trình tự nhất định kể từ khi khách hàng đề nghị cấp hồ sơ tín dụng cho đến khi tất toán khoản vay. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.

2.3.4.4. Tài trợ rủi ro.

Khi có rủi ro xảy ra ngân hàng phải xác định được những tổn thất về nhân lực, tài sản và giá trị pháp lý. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và xử lý rủi ro, khi có biện pháp xử lý mà vẫn không thu hồi được vốn vay thì ngân hàng phải đưa ra các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng bình thường và cơ cấu nguồn vốn của luôn cân bằng.

Tài trợ rủi ro tín dụng là bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra làm lành mạnh hóa tài chính cho ngân hàng chứ không hoàn toàn xóa bỏ nợ vay cho khách hàng. Đối với khoản nợ vay được tài trợ rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn theo dòi cho đến khi thu hồi được nợ. Nguồn vốn để tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng tài chính, trợ cấp Chính phủ.

+ Quỹ dự phòng rủi ro được hình thành sau khi phân loại cấp tín dụng dựa trên cơ sở đánh giá mức rủi ro của khoản vay và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng.

+ Quỹ tài chính được hình thành trên cơ sở tỷ lệ trích lập dự phòng tài chính, được trích lập hàng năm và quỹ này được sử dụng để bù đắp khi quỹ trích lập trong chi phí không đủ để bù đắp tổn thất trong thực tế.

+ Ngoài các nguồn mà ngân hàng dùng để tài trợ cho rủi ro thì cũng có thể được bù đắp từ khoản trợ cấp của Chính phủ trong những trường hợp xảy ra với nguyên nhân bất khả kháng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2.3.5. Lược khảo tài liệu

Thời gian hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đến họat động quản trị rủi ro của nhiều ngân hàng khác nhau, nhưng với nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng hơn, phong phú hơn để đi sâu vào nghiên cứu tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại một ngân hàng cụ thể. Theo cấu trúc mới hoàn thiện hơn nghiên cứu này đã đưa ra được nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng, có nhiều giải pháp đề ra để ngân hàng hoàn thiện và phát triển hơn. Gồm các nghiên cứu sau:

Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang - 7

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam” ( Lưu Thị Việt Hoa, 2014) cho thấy được tình hình và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng các mô hình định tính định lượng đo lường rủi ro. Từ đó có các biện pháp áp dụng quản lý rủi ro tốt hơn cho các ngân hàng.

Nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Tỉnh KonTum” (Phan Thanh Hiền, 2011) các lý luận về rủi ro được tác giả trình bày để vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm hoạt động của mỗi ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu thực hiện các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Nghiên cứu của tác giả Phạm Kim Yến ( 2011) “Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và thực tiễn áp dụng các đó tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Vĩnh Thuận – Kiên Giang” nêu lên các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra một số giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tại địa bàn nghiên cứu là nơi tập trung nhiều khách hàng cá nhân chủ yếu ngành nghề là sản xuất nông nghiệp nên việc đưa ra các hạn chế và giải pháp hạn chế rủi ro được chú trọng trong nghiên cứu.

Nghiên cứu “Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân tỉnh An Giang” ( Đặng Minh Châu, 2016) nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối và mô hình Binary Logistic nhằm xem xét xu hướng biến động tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh và đưa ra các giải pháp cho ngân hàng phát triển hơn.

Dựa trên cơ sở lý luận của các nghiên cứu trước, nghiên cứu của tác giả vận dụng các yếu tố thực tế của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang ngoài việc đưa ra các nhận xét về rủi ro và công tác quản trị rủi ro. Trong


nghiên cứu có kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong mô hình Binary Logistic để ước lượng nhằm tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương để thấy được cuộc sống của người dân có ảnh hưởng đến rủi ro khoản vay. Từ đó, đưa ra các biện pháp để khắc phục rủi ro tín dụng tại ngân hàng.


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH THUẬN - KIÊN GIANG

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng đường lối đổi mới, xác định đổi mới trong hệ thống ngân hàng là khâu then chốt. Vào ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam. Thời điểm này được xem là như dấu móc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Agribank – Ngân hàng chuyên doanh đi đầu trong đầu tư vào một lĩnh vực mang nhiều rủi ro khó khăn nhất.

Năm 1990 được đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, hoạt động được 6 năm vào ngày 15/11/1996 Thống đốc Ngân hàng nhà nước ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên chính thức thành Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Với ba lần đổi tên cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của một hệ thống ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường trên địa bàn rộng lớn là Nông Nghiệp – Nông Thôn – Nông dân.

Trong hành trình cùng sự lớn mạnh và phát triển của nền kinh tế đất nước, nông nghiệp, nông thôn được xác định là “mặt trận” hàng đầu. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cùng với ý chí, bản lĩnh vượt lên mọi khó khăn, thử thách, với những đột phá sáng tạo, cách làm mới, Agribank đảm trách nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trường tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tư cho lĩnh vực có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế Việt Nam. Với những kết quả đạt được năm 2009, Agribank vinh dự là ngân hàng đầu tiên nhận liên tiếp hai lần Giải thưởng Top 10 Sao Vàng Đất Việt.

Năm 2014 triển khai đề án tái cơ cấu với mục tiêu tiếp tục là NHTM tiên phong, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. Cho đến năm 2015 hoàn thành đề án tái cơ cấu Agribank với kết quả đạt được hầu hết các mục tiêu, phương án đã đề ra, đảm bảo Agribank vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị của NHTM Nhà nước, đi đầu trong thực hiện tín dụng chính sách, an sinh xã hội, vừa


đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Với xuất phát điểm mới thành lập có tổng tài sản chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay từ Ngân hàng Nhà nước; Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; Khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm và luôn đứng trước nguy cơ phá sản, đến nay, Agribank đã trở thành Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, mạng lưới 2.300

chi nhánh và phòng giao dic̣ h , đội ngũ nhân viên hơn 40.000 cán bộ , viên chứ c và số lượng khách hàng. Đến 31/12/2016, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 với quy mô tổng thể như sau:

- Tổng tài sản cán mức 1.000.000 tỷ đồng tăng 390.000 tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu.

- Tổng nguồn vốn: 924.000 tỷ đồng tăng 392.000 tỷ đồng so với thời điểm trước cơ cấu.

- Tổng dư nợ tín dụng 795.000 tỷ đồng, tăng 327.000 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.

Mặc dù có những thăng trầm nhất định, nhưng cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, những giải pháp, chính sách phù hợp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên bằng chính quyết tâm của hơn 40 nghìn người lao động tại 2300 chi nhánh, phòng giao dịch, Agribank hoạt động kinh doanh ổn định và tăng trưởng tốt, hoàn thành Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 và bước vào triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020.

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.

- Tên tiếng Anh: Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development.

- Viết tắt: VBARD

- Trụ sở chính: số 2, Láng Hạ, quận Ba Đình – thủ đô Hà Nội.

3.2. Khái quát địa bàn huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang.

Huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang, là một huyện nằm trong vùng U Minh thuộc tỉnh Kiên Giang cách trung tâm Thành Phố Rạch Giá 80km đường


bộ và 100km đường thủy về hướng đông và cách TP Cà Mau 50 km về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý từ 9 độ 22’ đến 10 độ 42’ vĩ độ bắc và từ 105 độ 3’ đến 105 độ 19’ kinh độ đông.

Với diện tích tự nhiên 394,8 km². Huyện Vĩnh Thuận gồm 1 thị trấn và 7 xã. Địa hình đồng bằng châu thổ, là vùng đất phèn nhiễm mặn, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rò rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 11. Vùng này ít có hiện tượng bão lụt. Hướng gió chủ yếu là hướng tây nam đông bắc. Với dân số khoảng hơn 91.000 người; lao động toàn huyện khoảng 47.890 người, trong lao động nông, lâm ngư nghiệp chiếm đa số.

3.3. Quá trình hình thành và phát triển của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh thuận Kiên giang.

Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Vĩnh thuận là đơn vi trực thuộc của NHN0&PTNT Tỉnh Kiên Giang - là đơn vị thành viên của NHN0&PTNT Việt Nam. Được thành lập theo Quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) trên cơ sở chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước huyện Vĩnh Thuận chuyển giao toàn bộ sang.

Trụ sở của chi nhánh hiện đặt tại khu phố Vĩnh Đông 2, thị trấn Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Nguồn vốn huy động ban đầu (cuối năm 1980 là 350 triệu đến năm 2016 đã có số dư vốn huy động là 203.998 triệu đồng.

Dư nợ quản lý cuối năm 1988 chỉ có hơn 1 tỷ đồng và chỉ đầu tư vào Doanh nghiệp nhà nước là chính và một phần là đầu tư cho kinh tế tập thể thì đến cuối năm 2016 dư nợ cho vay đạt 324.504 triệu đồng. Số lao động của chi nhánh cuối năm 1988 là 43 cán bộ, sau hơn 25 năm do đổi mới và cải cách chính sách hoạt động thì số lao động của hệ thống ngân hàng và chuyển công tác, nghỉ hưu, nghỉ việc… đến nay còn 21 người.

3.3.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các phòng ban.

3.3.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý.

NHNN0 & PTNT huyện Vĩnh thuận thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, có trụ sở chính đóng tại Thị trấn Vĩnh Thuận, là trung tâm văn hóa của huyện.

NHNN0 & PTNT huyện Vĩnh thuận hiện có 21 cán bộ công nhân viên, trong đó:

- Ban Giám đốc: 03 người.


- Phòng kinh doanh: 06 người

- Phòng kế toán – ngân quỹ: 08 người

- Kiểm tra viên: 02 người

- Hành chính – bảo vệ: 02



GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÒNG KINH DOANH

KIỂM TRA VIÊN

PHÒNG KẾ TOÁN

– NGÂN QUỸ

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Agribank chi nhánh Vĩnh Thuận

3.3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban.

Giám đốc (GĐ): Là người điều hành hoạt động của ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, hướng dẫn và giám sát thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao. Giám đốc có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc (PGĐ): Có nhiệm vụ hỗ trợ cùng Giám đốc trong các nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các phòng ban trực thuộc đơn vị, đôn đốc thực hiện đúng quy chế đã đề ra, điều hành trực tiếp phòng Kinh doanh và phòng Kế toán – Ngân quỹ, thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động của ngân hàng khi Giám Đốc đi công tác.

Phòng kinh doanh (Phòng tín dụng): Nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, tư vấn hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ khách hàng. Trực tiếp thẩm định dự án vay vốn của khách hàng và thu hồi nợ của khách hàng đến khi đáo hạn. Theo dòi tình hình giữa sử dụng vốn và nguồn vốn, nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư. Từ đó trình lên GĐ để có kế hoạch và quyết định.


Phòng kế toán – ngân quỹ

- Bộ phận kế toán: Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát tiền vay cho khách hàng theo lệnh của GĐ hoặc người ủy quyền; Hạch toán kế toán, theo dòi hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết toán tài chính, quyết toán tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.

- Bộ phận ngân quỹ: Trực tiếp thu, giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày. Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dòi các nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh sai sót.

3.4. Chức năng và nhiệm vụ của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh thuận Kiên giang.

Với chức năng của một ngân hàng thương mại quốc doanh, NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên giang thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Cho vay ngắn hạn đối với các cá nhân tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa. Cho vay trung dài hạn với các tổ chức kinh tế có nhu cầu vốn dài hạn với mục tiêu cụ thể và khả năng ngồn vốn có thể đáp ứng.

- Huy động vốn và cung cấp dịch vụ:

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.

+ Thực hiện mở tài khoản thanh toán tiển gửi cho các tổ chức kinh tế và cá nhân.

+ Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.

+ Kinh doanh ngoại hối chi trả kiều hối.

3.5. Quy trình cho vay của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh thuận Kiên giang.

Nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả và chất lượng thì ngân hàng thực hiện cho vay theo quy trình sau:

Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay.

Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư để tư vấn, hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ, cần thiết để thiết lập hồ sơ vay. Xuất trình các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảm bảo, để tư vấn cho khách hàng. Cán bộ tín dụng thu thập

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí