Người tham gia sẵn sàng cam kết đóng góp kinh phí vào quá trình tạo ra những giá trị, quyền lực mới để thỏa mãn nguyện vọng của chính họ. | |
5/ Sản xuất (Producing) | Tạo ra các nội dung hoặc phân phối các sản phẩm, dịch vụ trong cộng đồng đồng đẳng. |
6/ Đồng sở hữu (Co-owning) | Mọi người đều là người quản lý ngang hàng không thứ bậc, đều được chia sẽ những lợi ích từ sự đóng góp của họ. |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 1
- Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - 2
- Hiện Trạng Phân Loại, Thu Gom Và Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Huyện Đất Đỏ
- Thực Trạng Thu Gom Rác Của Các Hộ Gia Đình Trên Địa Bàn Huyện
- Thực Trạng Người Dân Không Đóng Thêm Phí Vệ Sinh Môi Trường Trên Địa Bàn Các Xã, Thị Trấn Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
- Sáu mức độ tham gia của người dân vào các công việc phát triển cộngđồng được Andre và Lanmafankpotin (2012) đưara như sau:
MÔ TẢ | |
1/ Sự tham gia thụ động (Passive participation) | Tham gia một cách bị động, thực hiện theo sự chỉ bảo, không chủ động tham gia vào quá trình ra quyếtđịnh. |
2/ Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as contributor) | Người dân tham gia trả lời các câu hỏi điều tra, không tham gia vào quá trình phân tích và sử dụng thôngtin. |
3/ Tham gia như nhà tư vấn (Participation as consultants) | Người dân được tham vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề của địa phương. |
4/ Tham gia trong việc thực hiện (Participation in implementation) | Người dân thành lập nhóm để thực hiện những chương trình hay các dự án tại địa phương, không bao gồm quá trình tham gia ra quyết định. |
5/ Tham gia trong quá trình ra quyết định (Participation in decision-marking) | Người dân chủ động tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch và tham gia vào quá trình ra quyết định. |
6/ Tham gia tự nguyện (self- mobilization) | Người dân tự thực hiện, không có sự hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài. |
2.1.3 Khái niệm về rác thải (Waste)
- Theo Basu (2010): Rác thải có nhiều nguồn khác nhau, gồm rác thải từ hộ gia đình, rác thải công nghiệp, thương mại, y tế, động vật, nông nghiệp, hạt nhân nguyên tử
và khoáng chất,… Rác thải có nhiều loại như rác thải rắn, khí, lỏng,… Rác thải cũng bao gồm các loại: rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại, y tế và rác thải điện tử .
- Theo O’Connell (2011) thì rác thải là những thứ không được sử dụng cho những mục đích của con người. Nó là những chất liệu đã được dùng và không còn giá trị sử dụng sau những hành động sản xuất hay tiêu dùng, thường gắn liền với các đặc điểm như để trong thùng rác, sự bẩn thỉu, không sạch sẽ.
- Theo giải thích từ ngữ của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ định nghĩa rác thải rắn là rác thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Cũng tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP định nghĩa rác thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là rác thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của còn người.
2.1.4 Khái niệm về quản lý rác thải (Waste management)
- Theo Wilson and Tomin (1998) cho rằng quản lý rác thải không phải là một nhiệm vụ dễ dàng để lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu mà không cần sự tham gia tích cực của các bên liên quan khác nhau. Nỗ lực nên được thực hiện tại tất cả các cấp để giảm thiểu phát sinh rác thải và quản lý rác thải được tạo ra theo cách bền vững với môi trường.
- Visvanathan (2004) quan niệm rằng quản lý rác thải là một lĩnh vực quan tâm chung cho cả thế giới phát triển và đang phát triển. Về mặt lịch sử, các nước xử lý rác thải bằng cách chôn lắp nó xuống đất, bao gồm cả việc đào nó lên và quên về nó. Cách tiếp cận này là không bền vững. Đạt được sự bền vững trong quản lý rác thải đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợp.
- Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì quản lý rác thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải.
Như vậy, quản lý rác thải đã là một phần không thể thiếu của mọi xã hội. Các phương pháp tiếp cận đối với quản lý rác thải phải phù hợp với bản chất của một xã hội nhất định.Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải dù được nhìn nhận như một hành động xã hội, có động cơ và mục đích cụ thể hay khi được xem xét quá trình trao quyền ra quyết định đều bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và mức độ
tham gia của các nhóm dân cư không giống nhau. Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả của quá trình quản lý rác thải, cần cân nhắc đến các yếu tố thuộc về các bên liên quan trong hoạt động này. Người dân với tư cách là các chủ thể trực tiếp thải rác hàng ngày, là những người sử dụng các dịch vụ vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, còn tập hợp nhiều nhóm/tổ chức khác nhau có liên quan đến hoạt động quản lý rác thải và có sự tương tác với người dân trong quá trình thực hiện các quy trình của quản lý rác thải, bao gồm chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, đoàn thể xã hội, công ty/công nhân vệ sinh môi trường, v.v
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Xét trên góc độ lý luận, nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra các phương diện của khái niệm “quản lý rác thải” và “quản lý rác thải bền vững”. Những nghiên cứu này đều chỉ ra sự cần thiết của một tiếp cận tổng hợp và có tính hệ thống đối với hoạt động quản lý rác thải (Hoffman& Muller, 2001; Seadon, 2010). Vận dụng các tiếp cận này khi đưa vào phân tích tình hình thực tiễn, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung mô tả thực trạng phân loại, thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý rác thải; đồng thời chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý từ các bên liên quan (Pathak và cộng sự, 2012). Các nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản lý rác thải chưa hiệu quả tại các nước đang phát triển, như sự xuất hiện của nhiều bãi rác lộ thiên, lượng rác thải ngày càng tăng do đô thị hóa và gia tăng dân số nhưng quá trình thực hiện chưa hiệu quả nên không thu gom được hết số rác thải. Bên cạnh đó, công tác xử lý rác thải còn chưa khoa học, gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và cộng đồng dân cư. Nhìn chung, các nghiên cứu đều khẳng định rằng các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn so với các nước phát triển do những vấn đề về thể chế, xây dựng và thực hiện chính sách, sự tham gia của người dân, mối quan hệ giữa các bên liên quan trong việc thực hiện quản lý rác thải, và những vấn đề về trang thiết bị công nghệ lạc hậu hay vấn đề thiếu tài chính ngân sách để triển khai các hoạt động quản lý rác thải hiệu quả (Ezeah và Roberts, 2012).
Dựa trên việc xác định các nguyên nhân, khó khăn và thách thức đối với hoạt động quản lý rác thải, nhiều tác giả đã đề xuất các giải pháp từ nhiều chiều cạnh khác
nhau như kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thể chế và xã hội (Ibrahim và cộng sự, 2012). Các nhóm giải pháp được đưa ra chủ yếu là (1) nhóm giải pháp về kỹ thuật như tái sử dụng, tái chế rác thải; đồng thời có thể tạo ra năng lượng từ các hoạt động này hướng tới phát triển bền vững cho vùng đô thị; (2) nhóm giải pháp kinh tế như giảm thiểu các nhu cầu tiêu thụ của người dân, (3) nhóm giải pháp thể chế nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền trong việc thu gom, tập hợp rác, tạo dựng một trung tâm xử lý rác thải với công nghệ hợp lý và giảm chi phí xử lý dựa trên lượng rác thải phát ra; (4) nhóm giải pháp từ phía cộng đồng cần giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chứa đựng và xử lý rác thải. Có những tác giả nhấn mạnh hơn đến các giải pháp từ cộng đồng và đề cao vai trò của các hộ gia đình với tư cách là các chủ thể thải rác, trong đó vai trò của người dân là chủ động tham gia chứ không phải bị động thực hiện do chịu sự quản lý của luật pháp (Ozkan, 2010).
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Quản lý rác thải ở Việt Nam cũng là một vấn đề quan tâm của người nghiên cứu và các nhà quản lý và hoạch định chính sách môi trường. Một mặt, các nghiên cứu đã mô tả thực trạng quản lý rác thải ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ sở hạ tầng hay kỹ thuật và công nghệ xử lý. Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý rác thải, do công nghiệp hóa tăng nhanh và đô thị hóa không có kiểm soát như: rác thải rắn không được phân loại tại nguồn phát rác, bãi rác như lượng mùi thải ra, ô nhiễm đất và nước quanh khu bãi rác (Nguyen Phuc Thanh và cộng sự, 2010). Dựa trên những vấn đề nảy sinh hiện nay trong quản lý rác thải tại đô thị, một số tác giả đã đề ra các giải pháp khắc phục, như phân loại rác tại nguồn (chương trình 3R), nâng cao ý thức cộng đồng, cải thiện các chính sách, thể chế xử phạt đối với các hành vi không thân thiện với môi trường (Ngo Kim Chi và Pham Quoc Long, 2011; Nguyễn Đức Khiển và cộng sự, 2010). Những nghiên cứu này cũng chỉ ra vai trò quan trọng của cộng đồng trong giảm thiểu lượng rác thải phát sinh hàng ngày, trong đó nhấn mạnh vai trò của các tổ chức cộng đồng và nhóm dân cư có trình độ nhận thức và kỹ năng tập huấn. Nhóm này sẽ tiến hành các hoạt động tuyên truyền cho các nhóm dân cư khác. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ và tư nhân trong việc phối kết hợp với nhà nước cũng là một giải pháp cho quá trình quản lý rác thải hiệu quả
ở Việt Nam.
Có thể thấy những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải trên thế giới và ở Việt Nam đã làm sáng tỏ (1) thực trạng của hoạt động quản lý rác thải; (2) vai trò của nhóm chủ thể thải rác và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình quản lý rác thải; và (3) các giải pháp cho quản lý rác thải bền vững.
2.3 Khung phân tích áp dụng
Là một nghiên cứu ứng dụng, do vậy sau khi tham khảo các tài liệu và nghiên cứu hiện có, đề tài đã lựa chọn khung phân tích được thực hiện từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung (2015) như sau:
Hoạt động quản lý rác thải tại huyện Đất Đỏ
Nhận thức, tâm lý, nhu cầu/giá trị và yếu tố nhân khẩu xã hội
Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải
1. Trực tiếp tham gia xử lý rác thải
2. Tham gia gián tiếp vào quá trình xử lý rác thải
3. Tham gia xây dựng và thực hiện các quyết định quản lý rác thải
Chính sách, thói quen, truyền thông
Các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải
Nhóm yếu tố chủ quan
Các yếu tố ảnh hưởng
Nhóm yếu tố khách quan
Theo khung phân tích này thì dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa nhanh, lượng rác thải ngày càng tăng về số lượng và thành phần trong khi các công cụ, kỹ thuật chưa đáp ứng được công tác thu gom và xử lý dẫn đến những vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý rác thải đô thị. Sự tham gia của người dân là một trong những chiều cạnh của hoạt động quản lý rác thải, được phân tích dựa trên hai yếu tố như sau:a) Một là sự tham gia vào quá trình trực tiếp xử lý rác thải tại khu dân cư; b) Hai là sự tham gia vào quá trình gián tiếp xử lý rác thải, gồm: đóng phí vệ sinh, tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát và quá trình người dân thảo luận bàn bạc khi ra quyết định môi trường tại khu dân cư. Mức độ tham gia của người dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tốchủ quan và khách quan, trong đó các yếu tố chủ quan là nhận thức, tâm lý, nhu cầu và yếu tố nhân khẩu xã hội của chính người dân. Các yếu tố khách quan là các thiết chế như chính sách, quy định, truyền thông và các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải đô thị.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày những khái niệm và lý thuyết được tác giả vận dụng để giải thích và chứng minh các luận điểm nghiên cứu. Chương này khẳng định “sự tham gia” được xem xét như một hành động xã hội. Lý thuyết hành động xã hội hỗ trợ tìm hiểu và phân tích tính duy lý của hành động tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải. Bên cạnh đó, “sự tham gia” còn đươc phân tích như một quá trình trao quyền cho người dân. Huyện Đất Đỏ không phải trường hợp ngoại lệ. Tóm lại, những cơ sở về mặt lý luận đối với vấn đề tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải cùng với các bằng chứng thực tiễn sẽ chứng minh và làm rõ mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải, từ đó nâng cao sự tham gia của người dân nhằm hướng tới mục tiêu quản lý tốt chất lượng rác thải trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 giới thiệu địa bàn nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, các lấy mẫu nghiên cứu, cách phân tích hành vi của con người có khả năng ảnh hưởng đến sự tham gia trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3.1 Hoạt động quản lý rác thải tại huyện Đất Đỏ
3.1.1 Giới thiệu khái quát về huyện Đất Đỏ
Đất Đỏ là huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có diện tích tự nhiên là khoảng 189,59 km2 bao gồm 02 đô thị loại V là thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải và 06 xã là xã Phước Long Thọ, xã Phước Hội, xã Long Mỹ, xã Long Tân, xã Láng Dài và xã Lộc An. Huyện Đất Đỏ nằm cách thành phố Bà Rịa khoảng 12km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 55 và cách thành phố Vũng Tàu khoảng 18km về phía Tây Nam.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đất Đỏ
Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng số dân trên địa bàn huyện Đất Đỏ là 70.568 người, với mật độ dân số trung bình là 373 người/km2 thấp hơn mật độ dân số bình quân của tỉnh là 509 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các xã/thị trấn, dân số sống chủ yếu ở các thị trấn như thị trấn Phước Hải với 22.588 người và thị trấn Đất Đỏ với 20.369 người, cao gấp 8,71 lần so với xã có dân số ít nhất là xã Phước Long Thọ (2.591 người).
Bảng 3.1:Dân số huyện Đất Đỏ giai đoạn 2012 – 2016
(Đơn vị: người)
Tổng số | Phân theo giới tính | Phân theo thành thị/nông thôn | |||
Nam | Nữ | Thành thị | Nông thôn | ||
2012 | 64.532 | 32.109 | 32.423 | - | 64.532 |
2013 | 65.363 | 32.263 | 33.100 | 41.201 | 24.162 |
2014 | 66.188 | 32.286 | 33.902 | 41.696 | 24.492 |
2015 | 69.632 | 34.856 | 34.776 | 42.436 | 27.196 |
2016 | 70.568 | 35.243 | 35.243 | 43.007 | 27.561 |
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh BRVT, 2015, 2016
Trong thời kỳ 2012-2016, tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn huyện bình quân hàng năm đạt khoảng 16,64% (bình quân chung của tỉnh trừ dầu khí là 17,78%) và năm 2016 tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế theo giá so sánh đạt khoảng 596,89% tỷ đồng, tính theo giá thực tế đạt 1.524,84 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 21,78 triệu đồng, tăng 3,13 lần so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng thu nhập dân cư theo giá thực tế đạt bình quân 25,68%/năm.
Đất đỏ là huyện có diện tích canh tác rộng và bằng phẳng, không có nhiều nhà máy xí nghiệp phát triển ở huyện, chính vì vậy huyện Đất Đỏ rất có lợi thế và ưu thế để phát triển nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa dạng, mặt khác huyện có nhiều làng nghề mà sản phẩm đã được cung cấp tiêu thụ trong và ngoài nước. Về vấn đề vệ sinh môi trường, huyện đã có những chương trình và chính sách quan tâm đến các hoạt động bảo vệ môi trường. Hiện nay, một trong những vấn đề môi trường của huyện là môi trường nông thôn có nguy cơ ô nhiễm cao, trong đó phải kể đến những khó khăn trong quá trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhiều hộ gia đình tiến hành sản xuất trong khu dân cư trong khi khả năng tiêu thoát nước và thu gom, xử lý chất thải còn nhiều hạn chế,