Định Hướng Tăng Cường Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


trong nhóm từ 6-10 năm với tỷ lệ 47.3%. Khu vực khách hàng đang ở chủ yếu là khu vực thành thị, với tỷ lệ 59.1%. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu trong nhóm nông nghiệp và thương mại dịch vụ. Dư nợ cá nhân chủ yếu là trên 10 triệu và dư nợ doanh nghiệp là trên 1 tỷ.

Đánh giá về mức lãi suất hiện nay, khách hàng có sự đồng ý cao với việc lãi suất là hợp lý, linh hoạt, với tỷ lệ lựa chọn là 60.3%, đánh giá về thủ tục vay vốn, khách hàng thể hiện sự chưa đồng ý, khi tỷ lệ đồng ý chỉ đạt 43.3%, còn lại gần 60% là nhóm không đồng ý và ý kiến khác, điều này cũng tương đồng với những đánh giá từ phía cán bộ ngân hàng. Về thời hạn vay, sự đồng ý cao thể hiện ở tỷ lệ 66.7%. Về mức vay, sự không đồng ý lại cao hơn, cho thấy mong muốn của các khách hàng về việc tăng thêm định mức vay vốn là khá nhiều. Sự tiêu cực trong quá trình làm việc của các cán bộ tín dụng vẫn phát sinh, mặc dù là khá hạn chế, khi tỷ lệ khách hàng thấy rằng không có tiêu cực là 62.3%, nhưng vẫn còn tới 30.5% khách hàng lựa chọn là có tiêu cực. Sự thuận tiện có thể thấy đang được đánh giá cao nhất, với tỷ lệ lên tới 91.9% khách hàng đồng ý, thực tế thì các chi nhánh, điểm giao dịch của Agribank vẫn là đông đảo và được bố trí thuận tiện nhất, tới tận các khu vực vùng sâu vùng xa trong cả nước.

Hoạt động cơ cấu lại nợ cho các cá nhân và doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả, chưa thực sự đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng, thể hiện ở việc có tới 46.9% khách hàng lựa chọn không đồng ý. Hoạt động kiểm tra cũng cho thấy vẫn có những điểm hạn chế mặc dù không nhiều, với 22% khách hàng lựa chọn không đồng ý. Ngân hàng đã làm khá tốt với việc thống báo chi tiết cho khách hàng về thời hạn trả nợ, với tỷ lệ 90.2% lựa chọn đồng ý. Tuy nhiên, công tác tư vấn của ngân hàng đối với khách hàng lại thể hiện sự hạn chế rất lớn, khi có 53.5% khách hàng lựa chọn không đồng ý, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng có lẽ, nguyên nhân quan trọng nhất là trình độ của cán bộ tư vấn.



Kết luận chương 2


Trước bối cảnh môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng quyết liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. RRTD cũng là một loại hình rủi ro thường xuyên xảy ra tại các NHTM và được xem là một loại rủi ro nghiêm trọng trong hoạt động ngân hàng. Nếu ở mức thấp thì làm tổn thương lòng tin, uy tín và gây sự hoài nghi trong quan hệ giữa các TCTD với khách hàng; còn rủi ro ở mức cao sẽ làm phương hại đến tiềm lực tài chính của các TCTD.

Trong kinh doanh không thể loại trừ hoàn toàn các loại rủi ro, song rủi ro có thể hạn chế được tới mức tối đa. Thực tế, những loại rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía Agribank hay do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng,… là những loại rủi ro có thể tránh được, hoặc có thể hạn chế ở mức thấp nhất (trừ những nguyên nhân bất khả kháng). Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Agribank đã chỉ đạo quyết liệt tìm mọi biện pháp khắc phục những nhược điểm trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, giảm nợ xấu, tích cực thu hồi nợ, XLRR đối với các khoản nợ xấu tồn đọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Qua phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại hệ thống Agribank, khẳng định Agribank đã tìm ra một số nguyên nhân gây ra RRTD và đã kịp thời triển khai những biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa giải quyết được những tồn tại, yếu kém trong quản lý RRTD. Do vậy, việc tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế RRTD là thật sự cần thiết.


Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 21

Chương 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.1. Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

3.1.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh đến năm 2020

3.1.1.1. Định hướng

Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN về chính sách tiền tệ hàng năm; đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho “Tam nông” và nền kinh tế; tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý điều hành kế hoạch kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường nhằm tăng trưởng nguồn vốn và ổn định thanh khoản; tăng cường mở rộng hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn; xây dựng lộ trình thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN, Thông tư số 19/2010/TT ngày 27/09/2010 của NHNN; Thông tư 02, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của NHNN; cùng hàng loạt văn bản khác của NHNN liên quan đến quản lý RRTD; trình Thống đốc NHNN, các bộ ngành cấp bổ


sung vốn điều lệ; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng NNNT; xây dựng Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ và Đề án mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả các dự án nước ngoài giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn 2020; hoàn thành việc chuyển đổi Agribank sang mô hình Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước; đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại trên hệ thống IPCAS giai đoạn II để phát triển các ứng dụng và sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chú ý phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ NNNT nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Agribank và tăng nguồn thu ngoài tín dụng; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; hoàn thiện và triển khai Đề án chiến lược phát triển kinh doanh đến năm 2015, tầm nhìn 2020 và Chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu Agribank v.v… tiếp tục đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lan tỏa, nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế, uy tín của một định chế tài chính lớn nhất Việt Nam.

3.1.1.2. Mục tiêu chung

Giữ vững và phát huy là một NHTM nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ, nông thôn; tập trung xây dựng Agribank thành Tập đoàn tài chính.

Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong nước, nước ngoài nhằm chủ động về nguồn vốn đầu tư cho NNNT.

Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; ưu tiên vốn đầu tư cho NNNT, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực NNNT nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho NNNT chiếm 70%/tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm khoảng 55% và mức dư nợ bình quân hàng năm đạt từ 30-50 triệu đồng /hộ.

Đẩy mạnh cho vay khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; trước hết tập trung và các nông sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, tạo ngoại tệ cho nền kinh tế, như: Thủy sản, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, lương thực,...

Đổi mới và phát triển mạnh công nghệ ngân hàng, cung cấp thêm các sản phẩm tín dụng, tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đủ sức cạnh tranh và hội nhập.


Trong bối cảnh của nền kinh tế đất nước và những chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc ngành ngân hàng, Agribank đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đề án tái cơ cấu được Agribank coi là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng trong hội nhập, đồng thời đây cũng là giai đoạn để Agribank rà soát, củng cố lực lượng nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển. Mục tiêu “xây dựng Agribank thành ngân hàng hiện đại, hội nhập quốc tế phù hợp với phát triển hệ thống ngân hàng và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng ở nông thôn, đáp ứng các nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững”.

3.1.1.3. Mục tiêu cụ thể

Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả; tập trung ưu tiên cân đối nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng một số lĩnh vực như: NNNT và nông dân, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chương trình tín dụng lớn của Agribank như: Chương trình cho vay ngành lương thực, thủy sản, cà phê, chăn nuôi; cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; cho vay theo Quyết định 63 và cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội; cho vay theo các chương trình hợp tác giữa Agribank với các Bộ - Ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty lớn,...

Xây dựng phương án và kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013-2015 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt; mở rộng tăng trưởng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được chất lượng tín dụng và phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, tiếp tục rà soát thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.

Triển khai thực hiện phương án xử lý nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để XLRR theo Thông tư 02, và theo Đề án tái cơ cấu Agribank.


3.1.1.4. Mục tiêu về đầu tư vốn cho nông nghiệp - nông thôn

Phấn đấu đưa dư nợ khu vực NNNT đạt khoảng 550.000 tỷ đồng vào cuối năm 2015 và các năm sau đạt mức tăng trưởng bình quân 15-18%/năm, giữ vững tỷ trọng cho vay NNNT và nông dân chiếm 70%/tổng dư nợ đến năm 2020, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng khoảng 55%/tổng dư nợ.

Duy trì số hộ gia đình có quan hệ tín dụng, thanh toán với Agribank như hiện nay, gắn với việc tăng nhanh số hộ gia đình, cá nhân có sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Agribank. Tăng suất đầu tư để nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt từ 25-30 triệu động vào năm 2015 và 50 triệu đồng/hộ vào năm 2020.

Phấn đấu cuối năm 2020 dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Tại khu vực nông thôn (trừ nhóm khách hàng là hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách), Agribank phấn đấu đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng 70-75% số hộ thuộc nhóm khách hàng còn lại.

Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank cần tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; triển khai quyết liệt Đề án tái cơ cấu hoạt động Agribank; đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt; tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu; củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Agribank và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm; tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ tại đô thị và nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ "Tam nông"; nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh v.v… tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của NHTM lớn nhất Việt Nam.


3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng đến năm 2020

Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.

Nói như vậy để thấy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đủ năng lực quản lý rủi ro nói riêng, năng lực quản lý RRTD nói chung. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trường.

Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Agribank đã đạt được khá nhiều thành công, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao song hệ thống quản lý RRTD hiện tại lại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra hiện nay. Đồng thời, trước những thời cơ và thách thức, định hướng về quản lý RRTD của Agribank tập trung vào những nội dung chính sau đây:

- Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung, thống nhất và độc lập, có sự tham gia của Hội đồng thành viên, các Ủy ban, Ban điều hành và các Ban/Trung tâm.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế, giúp Agribank xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.

- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản lý rủi ro.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu:

+ Quản lý và cảnh báo RRTD.

+ Quản lý và cảnh báo RRTD tiêu dùng và tín dụng thẻ.

+ Phân loại nợ và trích lập DPRR tự động.

+ Quản lý HMTD theo ngành và theo từng doanh nghiệp trong toàn hệ thống.

+ Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được XLRR.

+ Cung cấp định kỳ những bản phân tích, cảnh báo rủi ro ngành và thị trường.

+ Phục vụ các chi nhánh/đơn vị thuộc Agribank khai thác thông tin tín dụng nội bộ trong hệ thống.


- Xây dựng hệ thống phân tích, chấm điểm khách hàng tập trung, làm cơ sở trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng.

- Tăng cường tổ chức công tác đào tạo, đào tạo lại để nâng cao nhận thức, trình độ, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro; chú trọng học tập kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam.

- Tổ chức những khóa học về quản lý RRTD theo tiêu chuẩn Basel II.

- Chuyển từ quy trình quản lý rủi ro phi tập trung sang mô hình quản lý rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn. Tập trung dự báo và quản lý rủi ro được thiết lập như một bộ phận độc lập, đảm bảo rằng các loại rủi ro được đo lường, giám sát một cách khách quan, hợp lý và toàn diện.

- Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế song phải phù hợp với đặc điểm của Agribank.

3.1.3. Quan điểm phát triển hoạt động tín dụng gắn liền với tiếp tục giảm thiểu rủi ro

Agribank cần xác định, đối tượng đầu tư vốn tín dụng và đối tượng khách hàng vay vốn chủ lực, truyền thống vẫn là NNNT và hộ nông dân. Đây là lĩnh vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Các vấn đề NNNT phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa NNNT, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

Phát triển NNNT và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điệu kiện từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022