Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Tỉnh Thái Nguyên


dịch quyền lựa chọn. Đến thời hạn thanh toán, ông lại bán các giao dịch quyền lựa chọn này, đồng thời tạo ra tiếp các giao dịch lựa chọn ảo khác gối đầu để tạo ra ấn tượng an toàn. Thông thường một ngày ông mua bán doanh số khoảng 150 triệu USD, cá biệt có ngày đến 4 tỷ USD. Riêng tháng 12 năm 2001, Rusnak đã mua tới 25 tỷ USD. Tháng 12 năm 1999, Rusnak kinh doanh lỗ 89 triệu, con số này là 300 triệu vào cuối năm 2000 và tới cuối năm 2001 thì nó đã lên tới 670 triệu. Song không có ai có thể biết sự thật này cả vì các báo cáo đã bị phù phép.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên

- Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Barings là một trong những trục trặc lớn nhất trong hệ thống quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng trên là việc thiếu sự phân chia rạch ròi trách nhiệm giữa hai bộ phận trong việc thực hiện giao dịch và hỗ trợ giao dịch. Chức năng của hai bộ phận này khác nhau. Bộ phận hỗ trợ giao dịch thực hiện các bước kiểm tra cần thiết nhằm tránh các giao dịch không được uỷ quyền và hạn chế thấp nhất những gian lận có thể xảy ra, như thông qua việc xác nhận giao dịch của bộ phận kinh doanh, chấp nhận thanh toán giao dịch, v.v...

Ban lãnh đạo ngân hàng không có sự hiểu biết đầy đủ về các sản phẩm phái sinh khiến cho các giao dịch phái sinh với bản chất đầy rủi ro thì lại càng rủi ro hơn. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc xác lập khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro nếu thực tế có những biến động bất lợi cho trạng thái giao dịch của ngân hàng, chiến lược kinh doanh và quá trình kiểm soát rủi ro nhằm đạt được kế hoạch tổng thể của ngân hàng. Chúng ta thấy rõ sự thiếu quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng Barings trong các giao dịch phái sinh của Leeson ở Singapore. Họ quan tâm nhiều đến kết quả kinh doanh với các báo cáo lợi nhuận đầy hấp dẫn hơn là cùng lúc hỗ trợ quản lý loại hình hoạt động kinh doanh đang mang lại nhiều thành quả này. Nếu không có một quy trình quản trị rủi ro hiệu quả, thì loại rủi ro này rất dễ xảy ra. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, ngoài việc đánh giá rủi ro thị trường, rủi ro


tín dụng và xác định hạn mức rủi ro cho từng giao dịch, khách hàng là các vấn đề mà ngân hàng nên quan tâm. Ngoài ra, Barings cũng đã không quy định hạn mức giao dịch cho Leeson đối với các giao dịch tự doanh và giao dịch hưởng chênh lệch giá. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã áp dụng rất hiệu qua việc xác định hạn mức giao dịch cho khách hàng cũng như từng nhân viên kinh doanh ngoại hối. Các bộ phận trong ngân hàng quản lý và kiểm soát đan xem lẫn nhau, hệ thống báo cáo về rủi ro đầy đủ và trung thực.

- Bài học kinh nghiệm từ chi nhánh ngân hàng AIB: Vụ việc trên cho thấy ngay cả khi hoạt động kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng được tổ chức bài bản đi nữa thì rủi ro tỷ giá vẫn có thể xảy ra như trường hợp của AIB Bank. Có thể nêu ra một số điểm sai lầm trong vụ việc trên:

+ Sự kém hiệu quả trong cơ chế kiểm tra chéo của Back Office và Middle Office phá vỡ một loạt các quy trình kinh doanh .

+ Thất bại của cấp trên trong việc kiểm soát hoạt động của các nhân viên kinh doanh ngoại hối.

+ Sự ỷ lại quá lớn và nhầm lẫn của ban lãnh đạo đối với hoạt động người Phụ trách phòng kinh doanh ngoại hối và tiền tệ (Treasury) của AIB Bank. Sự nhận thức kém về các hoạt động buôn bán lừa đảo trong ngân hàng ngay tại phòng kiểm toán và quản lý rủi ro.

Từ đó cho thấy việc cần thiết phải thực hiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của một ngân hàng và việc triển khai đúng các công cụ này là rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của ngân hàng.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý rủi ro tỷ giá giai đoạn 2014 – 2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016?

- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

Để đạt được mục tiêu tìm hiểu cụ thể về thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, các thông tin thứ cấp và sơ cấp cần được thu thập, xử lý và phân tích.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố.

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu như:

- Báo cáo tổng kết hoạt động từ năm 2014 – 2016 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.

- Các văn kiện, giáo trình, các thông tin hướng dẫn của ngành, tạp chí có liên quan…

Cụ thể:


Bảng 2.1: Nguồn thu thập thông tin thứ cấp


Thông tin

Loại tài liệu

Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các tập thể, cá nhân,…

+ Các loại sách và bài giảng: Hoạt động Ngân hàng thương mại, quản lý rủi ro tỷ giá…

+ Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài

+ Các tài liệu từ các website

+ Các luận văn, báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện ĐH Kinh tế và quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. Thư viện, internet, thông tin trên website.

Giáo trình của Học viện Tài chính và giáo trình của đại học Kinh tế quốc dân

- Hà nội.

- Tình hình nhân sự Số liệu về tình hình chung của Ngân hàng chi nhánh và các đơn vị nghiên cứu điểm, quản lý rủi ro tỷ giá tại ngân hàng.

+ Số nhân sự làm việc tại chi nhánh và trình độ chung về nhân sự của chi nhánh.

+ Báo cáo kết quả SXKD của ngân hàng qua các năm.

+ Tình hình thực hiện quản lý rủi ro tỷ giá

+ Chính sách phát triển của Ngân hàng chi nhánh thời gian tới và chính sách quản

lý rủi ro tỷ giá nói riêng.

- Phòng hành chính nhân sự

Báo cáo tài chính Ngân hàng - Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm.

Báo cáo kế hoạch phát triển kinh doanh và chính sách ngoại hối của Ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 7

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được


tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra theo quy định của điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên.

- Chọn điểm điều tra: Lựa chọn địa điểm điều tra là Agribank CN tỉnh Thái Nguyên.

- Nội dung của mẫu phiếu điều tra gồm: Các tiêu chí và nội dung liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Agribank CN tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng điều tra:

+ Cán bộ ngân hàng làm công tác kinh doanh ngoại hối

+ Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang có hoạt động liên quan đến công tác kinh doanh ngoại hối của ngân hàng

- Số mẫu điều tra:

Theo công thức chọn mẫu Slovin:

n = N/ (1+ N x e2) (2.1)

Trong đó:

N: Tổng thể

e: Sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e = 5% = 0,05 n: Cỡ mẫu

Cụ thể:

+ Đến cuối năm 2016, Agribank CN tỉnh Thái Nguyên có 110 cán bộ của các chi nhánh làm công tác liên quan đến kinh doanh ngoại hối. Do vậy N = 110

n = 110/ (1 + 110 x 0,05 x 0,05) = 86

Do đó cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 86. Trong nghiên cứu tác giả lựa chọn 100 mẫu để nghiên cứu.

+ Agribank CN tỉnh Thái Nguyên có 125 khách hàng bao gồm cá nhân và doanh nghiệp có quan hệ ngoại hối với ngân hàng. Do vậy N = 125

n = 125/ (1 + 125 x 0,05 x 0,05) = 95

Do đó cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 95. Trong nghiên cứu tác giả lựa chọn 100 mẫu để nghiên cứu.


- Triển khai thu thập số liệu: Trên cơ sở danh sách các cán bộ và khách hàng, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra

Bước 2: Tiến hành điều tra

Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời

- Tổng hợp thông tin: Từ các số liệu thu thập được tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có sơ sở khoa học.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu phù hợp với việc phân tích của đề tài. Tác giả phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Tiến hành lập bảng biểu đối với các thông tin là số liệu.

Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel với phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, so sánh được vận dụng để phản ánh thực trạng rủi ro tỷ giá ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên, thông qua các số liệu tuyệt đối, tương đối được thể hiện thông qua bảng số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ… để đánh giá kết quả kinh doanh, thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016 dựa trên các số liệu được cung cấp từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên. Dựa trên những kết quả thu thập được để từ đó đánh giá thực trạng về quản lý rủi ro tỷ giá cũng như đưa ra được giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên.


Ngoài ra tác giả thu thập thông tin ý kiến của các cán bộ ngân hàng và khách hàng về công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Chi nhánh nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Là phương pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng. Sử dụng hai phương pháp là so sánh số tuyệt đối và số tương đối để tìm ra quy luật phát triển

a. Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

(2.2)

Trong đó:

Yt: số liệu kỳ phân tích Yt – 1: số liệu kỳ gốc

: hiệu số (sự thay đổi số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc

b. Phương pháp so sánh số tương đối

Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) bao gồm:

- Tỷ trọng: Là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.


2 3 Trong đó Yk Số liệu thành phần Y Số liệu tổng hợp Rk Tỷ trọng của Yk so 3(2.3)

Trong đó:

Yk: Số liệu thành phần Y: Số liệu tổng hợp

Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y

- Tốc độ thay đổi: Là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

2 4 Trong đó Yt Số liệu kỳ phân tích Yt 1 Số liệu kỳ gốc R Tốc độ thay 4(2.4)

Trong đó:

Yt: Số liệu kỳ phân tích Yt-1: Số liệu kỳ gốc

R (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc


Trên cơ sở thông tin được thống kê, tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh để so sánh công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên qua các năm để từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế của các đối tượng làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tỷ giá của Chi nhánh.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

- Mức độ hài lòng của khách hàng về việc cung cấp các dịch vụ ngoại hối của ngân hàng.

Chất lượng dịch vụ sản phẩm có thể được đánh giá qua:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024