Phân Loại Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Ngoại Tệ


biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá khác nhau nhưng sự lựa chọn tối ưu nhất là các nghiệp vụ KDNT như: Spot, Forwards, Swaps, Options, Future được dùng như các công cụ để phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất, đặc biệt là những rủi ro liên quan đến tỷ giá và lãi suất. Đây là những nghiệp vụ phổ biến trong việc phòng ngừa rủi ro hối đoái của ngân hàng.

Hoạt động KDNT góp phần nâng cao vị thế các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế thông qua giao dịch mua bán ngoại tệ với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính, phi tài chính khác. Ngoài ra, hoạt động này còn mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có hoạt động KDNT phát triển khi các giao dịch thương mại kéo theo việc mua bán ngoại tệ (thường có mức rủi ro rất cao) trong khi các biện pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK và các nhà đầu tư thì lại chưa đảm bảo tuyệt đối tính an toàn. Thông qua các sản phẩm, các giao dịch phái sinh trong hoạt động KDNT, ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận qua các kênh kinh doanh chênh lệch lãi suất thị trường ngoại hối và đầu cơ tỷ giá. Trên thực tế, các ngân hàng hy vọng kiếm lợi nhuận qua hành vi chấp nhận rủi ro mua một đồng tiền ngày hôm nay và bán lại đồng tiền đó vào một thời điểm trong tương lai nhằm kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Nếu như ngân hàng là một nhà đầu cơ tận dụng đòn bẩy tài chính và dự đoán được xu thế thị trường tương lai sẽ thu được một khoản lợi nhuận rất lớn nhưng nếu dự đoán sai thì mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu lại vô cùng nghiêm trọng. Với các sản phẩm ngày càng đa dạng trong hoạt động KDNT, ngân hàng có thể sử dụng như một phương pháp tạo nguồn vốn giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn ngoại tệ đang thiếu hụt.

1.1.2.2. Đối với nền kinh tế

Đối với doanh nghiệp

Đứng trên góc độ của doanh nghiệp, họ có thể mua hoặc bán ngoại hối với mục đích: phòng ngừa rủi ro tài chính, với mục đích đầu cơ trên cơ sở tạo trạng thái mở của ngoại tệ.

Hoạt động KDNT đáp ứng nhu cầu đa dạng về ngoại tệ cho các khách hàng doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng ngoại thương, tạo điều kiện cho


các hoạt động ngoại thương và việc thanh toán giao dịch của khách hàng được diễn ra thuận lợi. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp XNK thường xuyên phải đối mặt với rủi ro tỷ giá, thì sự biến động về tỷ giá làm cho các hợp đồng XNK trở nên không chắc chắn. Nó có thể đem lại lợi nhuận cao hơn so với kỳ vọng nhưng cũng có thể đem lại tổn thất thiệt hại to lớn khi tỷ giá có chiều hướng bất lợi so với thời điểm ký hợp đồng. Các công ty XNK thường không thích mạo hiểm và không có ý định đầu cơ mà họ thường tìm phòng ngừa rủi ro để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh của mình. Chính vì điều này họ thường lựa chọn các sản phẩm phái sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, quyền chọn vì có thể đáp ứng nhu cầu với bất kỳ số tiền, loại tiền, thời hạn. Cùng với việc đánh giá sự biến động tỷ giá đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tính toán được hiệu quả kinh tế đối ngoại, đồng thời cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ để có thể hạn chế được rủi ro về tỷ giá.

Tỷ giá luôn luôn biến động, do đó doanh nghiệp muốn đảm bảo an toàn khi đến thời điểm cần mua hoặc bán ngoại tệ mà không bị thiệt hại nhiều thì chính các sản phẩm phái sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là công cụ hữu hiệu nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn ngoại tệ bằng cách đi vay vốn tại ngân hàng nhưng thủ tục rất phức tạp, phụ thuộc vào uy tín và tài sản đảm bảo thế chấp của khách hàng, các điều kiện khác kèm theo và chi phí tín dụng cao… Tuy nhiên, thông qua các sản phẩm trong hoạt động KDNT, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với đồng ngoại tệ của ngân hàng bằng việc ký hợp đồng ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp có thể kiếm lợi nhuận qua những hành vi kinh doanh chênh lệch tỷ giá, đầu cơ ngoại tệ. Thực tế, các doanh nghiệp có rất ít thông tin cũng như trình độ phân tích như các nhà chuyên nghiệp, do vậy mà lượng khách hàng doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ngoại tệ với tỷ lệ rất nhỏ.


Quản lý rủi ro tỷ giá của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên - 3

Đối với thị trường ngoại hối

Ta biết rằng thị trường tiền tệ, thị trường vốn cấu thành nên thị trường tài chính. Trong đó, thị trường ngoại hối là thị trường có quy mô lớn và có tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản của thị trường ngoại hối đảm bảo cho các giao dịch được diễn ra liên tục và các giao dịch lớn được thực hiện nhanh chóng với chi phí thấp. Một thị trường ngoại hối có tính thanh khoản và hoạt động hiệu quả phụ thuộc vào các nhân tố như:

- Tính khách quan của tỷ giá hối đoái, lãi suất

- Mức độ kiểm soát ngoại hối

- Khả năng chuyển đổi đồng tiền

- Năng lực XNK và tính hiệu quả trong hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Doanh số toàn cầu người ta ước tính mỗi ngày trên 1.500 tỷ USD, tỷ giá giữa các đồng tiền chủ yếu có thể thay đổi đến 18.000 lần. Đây là những dấu hiệu cho thấy thị trường đang vận hành một cách trơn tru, tính thanh khoản cao.

Hoạt động KDNT tăng sự liên kết giữa thị trường ngoại hối trong nước và thị trường ngoại hối quốc tế. Với xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, ự phát triển này tạo điều kiện giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch quốc tế khác cũng như mọi giao lưu giao hữu giữa các quốc gia được hiệu quả.

Thông qua hoạt động KDNT của thị trường ngoại hối mà sức mua đổi ngoại tệ của tiền tệ có thể xác định được một cách khách quan cung cầu của thị trường, tạo mối liên kết giữa các thị trường lớn như: New York, London, Tokyo, Frankfurt, Zurich… và nhiều trung tâm tài chính khác. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống giao ngay, thì trên thị trường ngoại hối cũng ngày càng phát triển các nghiệp vụ mới, các giao dịch của các trung tâm tài chính, tổ chức kinh doanh ngoại hối chuyên nghiệp trên toàn cầu.


Đối với NHTW

Hoạt động KDNT góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia, hoàn thiện chính sách vĩ mô của Chính phủ về quản lý ngoại hối, về chính sách tỷ giá và lãi suất, điều tiết quan hệ cung - cầu ngoại hối trên thị trường nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và góp phần sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ của tổ chức kinh tế và của quốc gia.

Thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ của thị trường ngoại hối, NHTW tiến hành can thiệp để điều chỉnh tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế.

1.1.3. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đây là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất quan trọng. Kinh doanh ngoại tệ chứa đựng rất nhiều rủi ro như:

1.1.3.1. Rủi ro tỷ giá

Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra do sự biến động của tỷ giá dẫn đến thua lỗ trong giao dịch. Hay rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn về giá trị một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của một hợp đồng. Có hai hoạt động chính làm phát sinh rủi ro tỷ giá đối với một NHTM đó là:

- Các hoạt động nội bảng thông qua việc đi vay và đầu tư bằng ngoại tệ.

- Các hoạt động ngoại bảng thông qua việc mua bán ngoại tệ phục vụ cho khách hàng và cho chính ngân hàng.

Cả hai hoạt động này đều tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ mở trường hoặc đoản đối với hầu hết các NHTM hiện nay. Nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro hối đoái càng lớn, do đó người ta thường coi rủi ro hối đoái chính là rủi ro tỷ giá. Bất kỳ mọi hoạt động KDNT nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Rủi ro tỷ giá


là một trong những hoạt động rủi ro chính trong hoạt động KDNT của NHTM. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động, quan điểm lãnh đạo của từng ngân hàng mà mức độ rủi ro khác nhau. Một số ngân hàng chỉ thực hiện hoạt động KDNT là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng nghĩa với việc này là ngân hàng chịu rủi ro ngoại hối ít. Vì khi đó ngân hàng chỉ đáp ứng các giao dịch đối với nhu cầu mua, bán ngoại tệ của khách hàng. Ngược lại những ngân hàng lớn hoạt động mạnh về KDNT không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế, ngoài đáp ứng nhu cầu giao dịch mua, bán của khách hàng, mà còn tự doanh cho bản thân ngân hàng để thu lợi nhuận (đây được gọi là hoạt động tự doanh hay đầu cơ). Trong trường hợp này thì rủi ro tỷ giá của ngân hàng là rất lớn. Các ngân hàng có hoạt động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng.

Trong môi trường toàn cầu hóa tài chính - tiền tệ - ngân hàng như ngày nay các nhà quản trị ngân hàng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với rủi ro tỷ giá. Chính những điều này làm cho các nghiệp vụ phái sinh phát triển nhanh chóng, đa dạng và phức tạp được sử dụng trong kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

1.1.3.2. Rủi ro hoạt động

Rủi ro xuất phát từ trong hoạt động KDNT của ngân hàng là các khả năng mất mát do các yếu tố phi tài chính gây ra. Rủi ro hoạt động bao gồm:

Rủi ro do con người: là rủi ro xuất phát một cách chủ quan từ các nhân viên tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch KDNT. Đó là những yếu tố thuộc về con người như kiến thức tổng quát, kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích, sức khỏe, trạng thái, yếu tố tâm lý, ngôn ngữ, phẩm chất, môi trường làm việc, nhiều nhân viên giao dịch không có khả năng thích ứng khi hoạt động KDNT phát triển…

Rủi ro vận hành: là rủi ro xảy ra do sự sai sót của hệ thống thông tin phục vụ hoạt động KDNT của ngân hàng. Đó là những yếu tố thuộc về máy


móc: thiếu trang thiết bị, máy móc nghiệp vụ nên thiếu thông tin và cơ cấu tổ chức chưa phù hợp...

Rủi ro tổ chức: là những rủi ro hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý, kiểm soát đem lại. Rủi ro này thường có nguồn gốc từ sự phân công trách nhiệm chưa rõ ràng giữa các bộ phận tham gia hoạt động KDNT như: giao dịch, thanh toán, kiểm soát sai sót trong quá trình kiểm tra chứng từ, lập thiếu chứng từ trong việc mua, bán ngoại tệ làm cho trạng thái ngoại tệ khác thực tế, không quản lý được chính xác trạng thái ngoại tệ dẫn đến rủi ro như:

- Hạn mức kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng có thể bị vượt

- Những hợp đồng KDNT có thể không được thực hiện đúng hạn

- Dòng tiền ra vào không được theo dõi kiểm soát

- Trạng thái ngoại tệ có thể vượt mức an toàn cho phép

- Không đánh giá đúng hết mức độ rủi ro…..

1.1.3.3. Rủi ro đối tác

Rủi ro đối tác là rủi ro xảy ra khi một ngân hàng đối tác hay khách hàng không có khả năng giao dịch hay không muốn thực hiện các nghĩa vụ tài chính đã cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ và thời điểm phát sinh các cam kết đó.

Trong trường hợp này rủi ro thực sự cho ngân hàng là chi phí để hủy bỏ hợp đồng với đối tác theo giá tại thời điểm hiện tại. Để hạn chế loại rủi ro này, cần phải có những cảnh báo đánh giá độ tin cậy của các đối tác, tình hình hoạt động cũng như uy tín của họ để từ đó xây dựng hạn mức phù hợp cho từng khách hàng, ứng với từng loại hình giao dịch. Trường hợp khách hàng không đủ uy tín, năng lực tài chính để thực hiện các nghĩa vụ cam kết thì phải có biện pháp dự phòng nhằm hạn chế rủi ro như: yêu cầu khách hàng đặt cọc, ký quỹ, sử dụng các điều khoản dự trữ thông thường mà theo đó đối tác duy trì tài khoản tiền gửi tại hệ thống tài khoản của nhau…


1.1.3.4. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp.

Rủi ro thanh khoản xảy ra khiến ngân hàng bị đình trệ hoạt động, gây tổn thất, thua lỗ, mất uy tín và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. Trong trường hợp như thế, ngân hàng buộc phải đi vay để bổ sung nguồn vốn thanh toán, hoặc bán tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính như nhu cầu rút tiền của người gửi tiền… Trong bối cảnh chi phí huy động vốn bổ sung tăng lên đáng kể, ngân hàng buộc phải bán thốc bán tháo tức thời ngay cả số tài sản khó chuyển nhượng với giá rẻ mạt vì không đủ thời gian để tìm người mua, điều kiện thương lượng về giá cả. Do bán khẩn cấp số tài sản với giá thấp khiến khả năng thanh toán của ngân hàng bị đe dọa. Trong trường hợp rủi ro thanh khoản ngày càng nghiêm trọng thì nguy cơ ngân hàng phải đối mặt với rủi ro phá sản càng cao.

Rủi ro thanh khoản trong hoạt động KDNT là rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thể thực hiện được việc mua bán ngoại tệ của mình do thị trường có tính thanh khoản kém. Hay điều này có nghĩa là khi ngân hàng có nhu cầu mua bán thì không mua bán được, hoặc là các thành viên trên thị trường có cùng nhu cầu mua hoặc bán. Ngân hàng thường dùng các hạn mức quản lý trạng thái để hạn chế loại rủi ro này.

1.1.3.5. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị là rủi ro xảy ra khi đối tác giao dịch ở nước ngoài không thể hoặc có thể không thực hiện được các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ vào thời điểm phát sinh các nghĩa vụ cam kết. Nguyên nhân có thể do chiến tranh, bạo loạn… làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột ngột không dự tính được, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, rủi ro ngoại cảnh, hoặc rủi ro bắt nguồn từ yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát gia tăng, sự biến động của giá cả hàng hóa, nạn thất nghiệp đều có ảnh hưởng tới sự biến động của lãi suất, tỷ giá, thanh khoản…


Nhìn chung trong hoạt động KDNT ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro, tuy nhiên rủi ro quan trọng nhất đem lại tổn thất nhiều nhất cho ngân hàng là rủi ro tỷ giá. Lịch sử hoạt động của ngành ngân hàng đã chứng kiến rất nhiều những tổn thất lớn hoặc thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng là vì rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của bộ phận Treasury. Việc ngân hàng không có biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với sự phát triển của hoạt động KDNT sẽ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về tỷ giá rất lớn. Điều này có nghĩa là với trình độ và phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động KDNT ngân hàng vẫn có thể hoạt động bình thường và có lãi trong điều kiện thuận lợi. Chỉ đến khi tỷ giá biến động, lúc đó mức độ rủi ro tiềm ẩn mới được thực hiện hóa bằng những khoản lỗ khổng lồ ngoài dự kiến. Vì vậy, việc quản lý rủi ro tỷ giá là điều hết sức quan trọng nhằm mục đích:

- Giúp ngân hàng chuẩn bị cho những thay đổi bất lợi về tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

- Tránh những thiệt hại, mất mát ngoài dự tính trong hoạt động KDNT cho ngân hàng khi tỷ giá biến đổi đột ngột bất lợi.

- Đảm bảo cho ngân hàng lợi nhuận cao với mức độ rủi ro thấp nhất, giảm bớt sự nhạy cảm đối với những thay đổi trong môi trường tỷ giá, tăng cường lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.

1.1.4. Rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại

1.1.4.1. Khái niệm rủi ro tỷ giá

Rủi ro là khả năng xuất hiện một tình trạng bất ổn hay sự không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra.

Rủi ro tỷ giá là loại rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng.

1.1.4.2. Phân loại rủi ro tỷ giá của ngân hàng thương mại

- Rủi ro tỷ giá và rủi ro tỷ lệ Swap

- Rủi ro trạng thái

- Rủi ro trong việc thực hiện giao dịch

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí