Festival sẽ phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là ngành du lịch thông qua việc có nhiều lượt khách du lịch đến Huế trong thời gian Festival diễn ra.
Vậy, với mục đích thiết thực của Festival Huế mang lại như vậy người dân có thực sự quan tâm đến Festival hay không?
2.1.2 Thực trạng người dân quan tâm đến Festival Huế Sự quan tâm
Festival Huế là sự kiện văn hóa lớn, không những thu hút được sự quan tâm của khách du lịch mà còn có cả người dân địa phương. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của các thành phần nhóm nghề nghiệp khác nhau cũng có sự quan tâm khác nhau. Theo số liệu điều tra của nghiên cứu cho thấy có tới 92% người trả lời rằng người dân Huế quan tâm đến Festival. Với những lý do cá nhân như: có 43% vì yêu thích văn hóa nghệ thuật; 22,7% nhận thấy chương trình được đầu tư công phu đẹp mắt;18%muốn có nơi để giải trí; hoặc 15,3% trả lời chỉ vì tò mò. Ngoài ra, 6,7% số ít trả lời vì thấy lạ, hay. Những lý do khách quan khiến người dân quan tâm đó là do: thấy bạn bè đi nên, mình cũng đi là 36%; 21,3% là do chương trình không thu phí. Nhưng, đa số người trả lời cho rằng, người dân Huế quan tâm đến Festival Huế thấy quảng cáo rầm rộ nên đi xem.Có thể thấy qua biểu đồ dưới đây:
Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu
Biểu đồ 2.1: Lý do quan tâm Festival Huế của người dân
Có thể thấy, liên quan đến việc quan tâm của người dân, đa số lựa chọn rằng họ quan tâm đến Festival là do Festival được quảng bá rầm rộ qua các kênh thông tin, điều này nói lên tầm quan trọng của việc giới thiệu, quảng bá
của Festival Huế
chính điều thành cũng thể
hiện một phần thành công của
Festival Huế trong công tác truyền thông thông tin của Festival đến mọi
người dân địa phương.
Kênh thông tin
Liên quan đến việc quan tâm này, người dân cập nhật thông tin của Festival Huế qua những kênh thông tin khác nhau. Qua kết quả khảo sát điều
tra cho thấy, đa số người dân biết đến Festial qua kênh truyền thông đại
chúng (bao gồm: tạp chí, phát thanh, radio, báo in, sách, truyền hình) với 97% lựa chọn.Bên cạnh đó, có 54% người biết đến qua quảng cáo như: LCD (viết tắt của từ Liquid Crystal Display – màn hình tinh thể lỏng) [44], biển quảng cáo, áp phích, tờ rơi. Có thể nhận thấy, trước, trong các kỳ Festival diễn ra, số lượng các biển quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi có thể dễ dàng nhìn thấy trên các tuyến đường chính của thành phố, như: đường Hà Nội, Lê Lợi,
Lê Huân, Trần Hưng Đạo. Đặc biệt, một màn hình LCD cỡ lớn được đặt
ngay ở điểm giao nhau của đường Hà Nội, con đường nội đô, tuyến giao
thông lưu thông Bắc Nam. 50% biết đến đến qua kênh Internet gồm các trang mạng xã hội, như: báo điện tử, web chính thức của Faestival Huế, Facebook
với trang Facepage – Huế Điểm hẹnFestival [43] được nhiều người quan
tâm, trong đó đặc biệt là giới trẻ đối tượng thường xuyên tiếp cận với công
nghệ thông tin nhanh nhẹn; 40% người dân biết đến các thông tin của
Festival qua bạn bè hoặc người thân; 23% còn lại là tiếp nhận thông tin qua các văn bản của cơ quan, nhà nước – nơi họ làm việc.Điều này thường thấy ở nhóm đối người làm cán bộ công chức do tính chất công việc mà họ biết được các thông tin của Festival Huế.
Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ người dân biết đến Festival qua các kênh thông tin
Tóm lại, người dân quan tâm đến Fesitval qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau, nhưng chiếm số lượng nhiều nhất là kênh thông tin truyền thông đại chúng điều này cho thấy truyền thông đại chúng có sựtiếp cận thân thiết trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân. Vì vậy, người dân quan tâm, hướng về
Festival Huế bởi sự tác động mạnh mẽ của các hình thức quảng bá tuyên truyền Festival Huế.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, người dân quan tâm đến Festival qua nhiều hình thức khác nhau. Bảng số liệu dưới đây thể hiện cách người dân quan đến Festival Huế:
Bảng 2.2: Hình thức người quan tâm đến Festival Huế
STT | Biểu hiện | |||
% | ||||
1 | Xem gián tiếp (qua tivi, máy tính…) | 83 | 55,3 | |
2 | Theo dõi trực tiếp chương trình | 93 | 62 | |
3 | Cập nhật thông tin của Festival | 26 | 17,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Bất Bình Đẳng Xã Hội Theo Quan Điểm Của Quan Điểm Max Weber
- Chính Sách Phát Triển Huế Trở Thành Thành Phố Festival[34]
- Thống Kê Một Số Chỉ Tiêu Của Các Kỳ Festival Huế
- Tác Động Tích Cực Của Festival Huế Đến Đời Sống Người Dân
- Festival Huế Mang Lại Lợi Ích Văn Hóa Cho Người Dân Địa Phương
- Tư Tưởng Chính Trị Của Người Dân Nhờ Có Festival Huế
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Chọn
N
Nguồn: số liệu điều tra nghiên cứu
Qua bảng số liệu, có thể thấy người dân Huế quan tâm đến Festival với nhiều hình thức khác nhau, có 62% lượt chọn cho rằng người dân quan tâm bằng cách theo dõi trực tiếp các chương trình biểu diễn; Tiếp theo đó 55,3% lượt chọn cho rằng người dân Huế quan tâm bằng cách xem gián tiếp qua các phương tiện truyền thông như: tivi, máy tính, Ipad,… hoặc nghe kể lại; Bên cạnh đó, người dân cũng quan tâm đến Festival bằng cách cập nhật các thường xuyên các thông tin của Festival Huế với17,3%.
Cũng quakhảo sát điều tra người dân có ấn tượng nhất với kỳ Festival Huế 2000 và 2012. Festival 2012, làkỳ Festival được tổ chức với quy mô lớn, cùng năm thành phố Huế đăng cai sự kiện năm du lịch quốc gia, có nhiều chương trình hay, hấp dẫn, mới lạ, tính nghệ thuật và tính nhân văn cao. Đồng thời, đây là năm đầu tiên Festival được tổ chức vào tháng 4, đặc điểm thời tiết ở miền trung lúc này chưa bước vào mùa có những cơn mưa vào mùa hạ, nên người có thể tham gia vào các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật thuận lợi. Ngoài những lý do vừa nêu trên, Festival cũng đem lại ấn tượng nhờ người dân kinh doanh có hiệu quả trong dịp Festival diễn ra, điều này để lại ấn tượng tốt đối với một bộ phận
người dân làm kinh doanh, dịch vụ.Trong đó, có 16 người chọn ấn tượng với
Festival 2000, với lý do lần đầu được xem một chương trình hoành tráng được tổ chức tại địa phương, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nước ngoài đến từ nước Pháp.
Có thể thấy, sự kiện Festival gắn liền với hoạt động mang tầm vóc lớn (quốc gia hay của quốc tế) và những ấn tượng lần đầu tiên là một trong những yếu tố tạo nên sự quan tâm của người dân.
Tóm lại.
Festival Huế không những thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Festival là sự kiện văn hóa lớn của địa phương, vì vậy, Festival không thể không thu hút được sự quan tâm của người dân địa phương.
2.2 Các đối tượng được hưởng lợi từ Festival Huế
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu sẵn có từ Trung tâm Festival Huế, UBND tỉnh TTH, Báo cáo của các cơ quan ban ngành và các tài liệu sách, báo, nghiên cứu có liên quan đã giúp người nghiên cứu phân chia được các đối tượng hưởng lợi của Festival thành 2 nhóm chính. Trong đó, nhóm 1 (được ký hiệu là số
1) là nhà tổ chức Festival Huế, gồm có cán bộ BTC Festival Huế; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thuộc khối quản lý của UBND tỉnh; các doanh nghiệp tham gia vào việc tổ chức Festival Huế. Nhóm 2 (được ký hiệu là số 2) là những người dân địa phương, được chia ra làm hai hình thức, gồm nhóm và cá nhân, trong đó hình thức nhóm (được ký hiệu là:2a) gồm các doanh nghiệp, hiệp hội người dân có tham gia vào Festival Huế; nhóm hình thức thứ hai là cá nhân người dân (được ký hiệu là:2b). Trong đó, nhóm hình thức cá nhân này được chia thành hai loại, là nhóm người dân tham gia và người dân không tham gia.
Sơ đồ2.1: Các đối tượng được hưởng lợi từ Festival Huế
Qua sơ đồ, nghiên cứu sẽ chỉ rõ nhóm đối tượng được hưởng lợi về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ được phân tích làm rõ dưới đây.
2.2.1 Đơn vị tổ chức
Trong đơn vị tổ chức Festival có rất nhiều thành phần, mà đầu tiên phải kể đến là Ban tổ chức. Ban này bao gồm UBND tỉnh, Trung tâm Festival Huế và các đơn vị cơ quan sự nghiệp thuộc khối nhà nước có liên quan đến việc tổ chức Festival Huế. Những thành viên trong nhóm này đều được hưởng lợi từ việc tổ chức Festival Huế. Các mặt hưởng lợi đó được thể hiện như sau:
Cán bộ trong BTC cùng cán bộ đơn vị liên quan có cơ hội được phát huy năng lực của bản thân, phát triển khả năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc của chính họ. Đồng thời họ có thể học học hỏi thêm kinh nghiệm qua việc tiếp xúc tương tác giữa các cá nhân trong quá trình làm việc cùng nhau. Bên cạnh đó, họ còn nhận được ưu đãi từ các nhà tài trợ như sử dụng nước uống của các thương hiệu, phiếu đi lại miễn phí của taxi Mai Linh, quà tặng của đại lý bán vé máy bay, sử dụng số,card điện thoại do Mobifone cung cấp.
Qua nghiên cứu, cũng có thể thấy được, ngoài những lợi ích đó, các cán bộ trong những đơn vị có liên quan đến việc tổ chức Festival còn được nâng cao vị thế và uy tín cá nhân.Thông qua quá trình làm việc, họ được phát huy năng lực
bản thân, được lãnh đạo cấp trên xem xét và tín nhiệm. Đồng thời, trong quá trình làm việc những cán bộ này được mở rộng được các mối quan hệ của bản thân nhờ sự tương tác trong công việc với nhiều lĩnh vực được kết nối lại với nhau: như phòng kỹ thuật gồm những người kỹ sự thiết kế sân khấu sẽ làm việc với
phòng nghệ
thuật quản lý những diễn viên, nghệ
sĩ tham gia biểu diễn trong
Festival Huế; phòng truyền thông làm với phóng viên các báo, tạp chí trong và ngoài nước, phòng tổng hợp làm việc với Sở tài chính, Sở văn hóa, Sở thông tin và truyền thông, Sở lao động thương binh và xã hội, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên, Hiệp hội khách sạn tỉnh TTH.
Nhờ có Festival, giờ làm tăng ca của các cán bộ cũng tăng lên, bên cạnh đó họ cũng được nhận ngoài mức lương cố định còn được nhân thêm khoảng tiền bồi dưỡng trợ cấp dành cho cán bộ tham gia tổ chức sự kiện Festival Huế.
Cùng hưởng lợi từ phía đơn vị tổ
chức là các nhà tài trợ
gồm các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh TTH và các tỉnh trong cả nước. Thông qua việc tham gia tổ chức Festival Huế họ hưởng lợi qua có điều kiện được quảng bá thương hiệu rộng rãi đến người dân, và du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, khi tham gia họ được hưởng những chính sách ưu đãi của chính quyền tỉnh nhà khi có dự án kế hoạch phát triển trên địa bàn tỉnh TTH. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có thể tìm hiểu được thị trường tại địa phương.
Qua đó, có thể
thấy, nhóm 1 đơn vị
tổ chức là người tham gia tổ
chức
Festival được hưởng lợi từ Festival Huế.
2.2.2 Người dân địa phương
Nhóm người dân địa phương là nhóm được chia ra thành nhóm đối đượng, 2a là nhóm người dân, 2b cá nhân người dân. Nhóm người dân là những các doanh nghiệp.
Các nhóm địa phương
Nhóm địa phương gồm các doanh nghiệp đang kinh doanh trên địa bàn thành phố Huế. Tiêu biểu như công ty TNHH Bia Huế, công ty Thực phẩm Huế (HFC),
Hiệp hội Khách sạn TTH và các hiệp hội, làng nghề
truyền thống như
gốm
Phước Tích, làng đan lát Bao La… Các nhóm này thường xuất hiện trong những Hội chợ Thương mại, hội chợ Ẩm thực và các gian hàng bày bán sản phẩm tại những địa điểm du lịch. Festival Huế đã tạo cơ hội kinh doanh có hiệu quả cho các doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến đông đảo người dân và du khách. Thông qua đó, họ có cơ hội giao lưu với các công ty doanh nghiệp khác.
Các cá nhân địa phương
Cá nhân địa phương được chia thành hai đối tượng, một là người dân được hưởng lợi trực tiếp, và hai là người dân hưởng lợi gián tiếp. Những người dân hưởng lợi trực tiếp gồm: Học sinh, sinh viên tham gia vào lực lượng tình nguyện viên, liên lạc viên, làm việc tạm thời; nghệ sĩ, diễn viên tham gia vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật sân khấu và phi sân khấu; người làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, như: nhà thơ, nhà văn, thư pháp; người làm trong lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao như: vận động viên đua thuyền, người chơi mô hình, người chơi diều…và làm kinh doanh, buôn bán dịch vụ trên địa bàn.
Những người dân hưởng lợi gián tiếp là những người không tham gia vào
các công việc của Festival nhưng được hưởng lợi từ việc thưởng thức các
chương trình, hoạt động của Festival Huế, nhờ có Festival người dân được
hưởng lợi từ việc cơ sở hạ tầng được nâng cấp, sửa chữa, cảnh quang đô thị được chỉnh trang khang trang, sạch đẹp.
Qua đó, có thể thấy Festival Huế không chỉ mang lại những lợi ích cho phía Đơn vị tổ chức mà cả phía người dân cũng là nhóm cũng được hưởng những lợi từ lễ hội này. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào người dân địa phương và trong nhóm người dân được hưởng lợi nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm cá nhân.
Kết hợp với những nội dung đã được trình bày ở chương II sự kiện Festival Huế tổ chức không những thu hút được sự quan tâm của người dân địa phương