Phí Bình Quân/giao Dịch Qua Khảo Sát Các Ngân Hàng Tại Mỹ


Thu nhập dịch vụ ngân quỹ

309

526

589

794

868

Chi phí dịch vụ ngân quỹ

90

220

217

218

228

Lãi thuần dịch vụ ngân quỹ

219

306

372

576

640

Tỷ suất lãi thuần/thu nhập dịch vụ ngân quỹ

(%)

67,7

58,2

63,2

72,5

73,7

Tốc độ tăng giảm lãi thuần dịch vụ ngân quỹ so

với năm trước (%)


39,7

21,5

54,8

11,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 13

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34][35]

Qua bảng trên ta nhận thấy lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ luôn vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận rất cao cho các NHTMCP Việt Nam, đạt mức từ 58% đến 74%. Tính trung bình theo giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ suất lãi thuần từ dịch vụ ngân quỹ của các NHTMCP Việt Nam đạt 68,47% .

2.2.1.2. Dịch vụ thẻ

Việt Nam được đánh giá là thị trường thẻ thanh toán đầy tiềm năng, với dân số trẻ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin nhanh. Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 103 triệu thẻ ngân hàng đang lưu hành, (tăng 16,5 triệu thẻ so với năm 2018), trong đó số lượng thẻ phát hành mới trong năm 2019 là 22 triệu thẻ. Tương ứng với đó, tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có khoảng 19.300 máy ATM và gần

200.000 máy POS. Loại thẻ được sử dụng chủ yếu để thanh toán tại POS vẫn là thẻ quốc tế (chiếm tỷ trọng khoảng 83%).

Bảng 2.15 Số lượng máy ATM, POS và thẻ qua các năm


Chỉ tiêu

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng máy ATM (cái)

16.573

17.051

17.649

18.434

18.723

Số lượng máy POS (cái)

217.470

219.215

236.722

218.437

203.134

Số lượng thẻ (triệu thẻ)

81,9

75,2

77,17

86,3

103

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33]

[34][35]

Có thể thấy, dịch vụ thẻ đã tăng lên đáng kể và nhanh chóng về số lượng trong vòng 5 năm trở lại đây. Tính đến cuối năm 2018, số lượng thẻ đang lưu hành


đạt trên 86 triệu thẻ, tăng trưởng 12% so với năm 2017. Trong đó, thẻ quốc tế tăng trưởng cao hơn so với thẻ nội địa, ở mức 17% so với 11%. Do đó, tỷ trọng về số lượng thẻ đang lưu hành cũng có sự thay đổi, với thẻ quốc tế từ chiếm 11% đã tăng lên 13%. Tuy nhiên, lượng thẻ nội địa vẫn chiểm tỷ trọng lớn, đến cuối năm 2018 là 87%.

Nhưng, cũng trong năm 2018, tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ tiếp tục giảm xuống mức thấp, chỉ đạt 8% so với năm 2017 (tốc độ tăng trưởng năm 2016 là 22% và năm 2017 là 12%), giá trị đạt trên 2,45 triệu tỷ đồng, bao gồm cả doanh số rút tiền mặt.

Đặc biệt trong đó, doanh số sử dụng thẻ nội địa chỉ tăng trưởng 2%. Trong khi đó, doanh số sử dụng thẻ quốc tế tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 44% trong năm 2018 và với kết quả này, doanh số sử dụng thẻ quốc tế chiếm tỷ lệ 17%, từ mức 13% của năm 2017.

Tuy vậy, số lượng máy POS lại có sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, số lượng ATM lưu hành trên thị trường đến hết năm 2018 đạt 18,434 máy, tăng 4% so với năm 2017. Trong khi đó, số lượng máy POS có xu hướng giảm (-8%), nguyên nhân được lý giải là do sự phát triển của các hình thức thanh toán mới trên thị trường bắt đầu từ năm 2017 như Ecom (thương mại điện tử), QR, mPOS có tốc độ tăng trưởng về số lượng rất cao trong năm 2018.

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, song có thể thấy, người dân Việt Nam vẫn chuộng thói quen dùng tiền mặt, đặc biệt là khu vực nông thôn. Hệ thống máy ATM tuy phát triển nhanh, nhưng phân bố lại chưa đều. Số lượng máy tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, trong khi nông thôn, miền núi còn hạn chế.

Hiện nay, ngành ngân hàng đã triển khai thành công kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ bằng máy ATM và máy POS (thanh toán bằng máy quét thẻ tín dụng), theo đó, thẻ của NHTMCP này có thể giao dịch với máy của NHTMCP khác. Nhưng tình trạng phổ biến là tại cùng một điểm công cộng (bến tàu, bến xe, siêu thị, nhà hàng...) lắp đặt quá nhiều máy ATM của các NHTMCP khác nhau. Vì thế, nhiều máy ATM đã không được sử dụng đến, hoặc sử dụng không đáng kể, gây lãng phí rất lớn chi phí đầu tư, trong khi chủ trương mở rộng thanh toán không


dùng tiền mặt vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Mặc dù máy ATM có nhiều tính năng như: rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, kiểm tra tài khoản... nhưng theo thống kê mới nhất của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, doanh số thanh toán thẻ không bao gồm doanh số rút tiền mặt đối với thẻ nội địa hiện vẫn chỉ chiếm 48% và chiếm 52% với thẻ quốc tế trong tổng doanh số giao dịch qua hệ thống ATM trong năm 2018. Tỷ lệ này cho thấy, thẻ tín dụng ghi nợ nội địa chưa phát huy hiệu quả vai trò của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, và máy ATM vẫn được xem là “kho tiền mặt 24/24giờ/7 ngày” để phục vụ nhu cầu rút tiền mặt của người dân. Do vậy, các NHTMCP vẫn phải để lượng tiền lớn trong máy ATM và dự trữ cho công tác tiếp quỹ, làm chi phí vốn tăng cao, trong khi việc thu phí giao dịch ATM trong cùng hệ thống của mỗi NHTMCP đều chưa thực hiện ở hầu hết các đơn vị cung ứng dịch vụ này.

Bên cạnh đó, vấn đề về phí thanh toán khi sử dụng thẻ của khách hàng cũng là trở ngại lớn khiến khách hàng e dè khi sử dụng thẻ thanh toán. Hiệp Hội thẻ ngân hàng Việt Nam đã đề xuất, kiến nghị với NHNN về các chính sách liên quan đến nguyên tắc chia sẻ phí ATM/POS giữa các ngân hàng, với mục tiêu thúc đẩy thị trường phát triển bền vững và cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, căn cứ các đề xuất lên NHNN về chính sách phí. trong năm 2019, các ngân hàng thành viên Hội thẻ tiếp tục tổ chức các buổi làm việc với tổ chức thẻ quốc tế Mastercard và Visa về các vấn đề liên quan đến mức phí các tổ chức thẻ quốc tế đang áp dụng tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên kết quả chưa đạt được như kỳ vọng của các ngân hàng.

Chi phí đầu tư ban đầu cho một máy ATM (máy mới, buồng đặt máy, chi phí lắp đặt...) xấp xỉ 500 triệu đồng/máy; chi phí vận hành, bảo dưỡng, khấu hao của 1 máy ATM xấp xỉ 15 triệu đồng/tháng. Số tiền mặt tiếp quỹ và duy trì trong máy ATM 600-800 triệu đồng/ngày. Trong tình hình khó khăn về thanh khoản, việc cung ứng tiền mặt hàng ngày cho máy ATM là một gánh nặng đối với nhiều NHTMCP quy mô nhỏ. Đối với các NHTMCP quy mô lớn đã có nhiều máy ATM, hiện nay tập trung nâng cao chất lượng phục vụ (đáp ứng nhu cầu giao dịch thông


suốt, đa tính năng, đa tiện ích ...) của dịch vụ, còn việc phát triển thêm máy chỉ thực hiện ở các địa bàn chưa có máy ATM của các đơn vị khác.

Trong khi mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần, thì lãi suất cho vay qua thẻ vẫn được áp dụng ở mức rất cao, cộng thêm các khoản phí phải trả như phí thường niên, phí in bản sao kê, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt tại ATM, phí chuyển đổi ngoại tệ…

2.2.1.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Xu thế số hóa đang là xu thế toàn cầu. Trong cuộc cách mạng khoa học, công nghệ 4.0 hiện nay, đầu tư và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một yêu cầy tất yếu đối với mọi ngân hàng nhằm tạo ra dấu ấn, nâng tầm vị thế của mình trên thị trường liên ngân hàng nhiều cạnh tranh, thu hút được một lượng đông đảo các khách hàng với mong muốn sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí. Bên cạnh việc chạy đua việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, các NHTMCP Việt Nam cũng phải nâng cao chất lượng dịch vụ sao cho đáp ứng và thỏa mãn được yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking), được hiểu là một dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch cũng như ATM, có thể thông qua Internet hoặc kết nối mạng viễn thông. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e- commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự).

Trong những năm gần đây, các NHTMCP ở Việt Nam đã chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng cũng như quy mô của dịch vụ ngân hàng điện tử. Bằng chứng là nhiều ngân hàng đã ban hành các chiến lược đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng nghiêm túc cùng với sự hợp tác của nhiều chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ tài chính nhằm đi tắt đón đầu xu thế số hóa mới trên thế giới.


- Về sản phẩm và tính năng sản phẩm:

Internet Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet. Phone Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng điện thoại.

SMS Banking giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động. ATM: giao dịch ngân hàng qua hệ thống máy ATM.

WAP Banking: giao dịch ngân hàng qua web trên điện thoại di động.

Call Center / Contact center: giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và giao dịch ngân hàng qua tổng đài điện thoại.

Mail Banking, Fax Banking, Video Banking: giao dịch ngân hàng qua thư điện tử, Fax, Video.

- Về tiện ích và chất lượng sản phẩm:

Các tiện ích chính của E-Banking bao gồm: Cung cấp thông tin, Vấn tin, Chuyển khoản, Thanh toán, Đăng ký, Tư vấn và một số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác.

Hiện tại một số NHTMCP trong nước định hướng phát triển dịch vụ E-Bank, ngoài những yếu tố như nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi… còn hướng tới yếu tố thuận tiện và đơn giản. Lướt qua một số sản phẩm dịch vụ mà các NHTMCP tung ra trên thị trường có thể thấy chiến lược này thể hiện rất rõ. Có ngân hàng tung ra dịch vụ chuyển khoản không cần số tài khoản,chẳng hạn, người thân của khách hàng chỉ cần gửi cho khách hàng số điện thoại của mình, khách hàng sẽ chuyển tiền lì xì Tết cho người thân mà không cần phải nhớ dãy số tài khoản dài dằng dặc. Các giao dịch từ thanh toán hóa đơn như điện, nước, mua sắm, đặt vé tàu, vé xe, vé máy bay... đến hầu hết giao dịch chuyển khoản đều có thể thực hiện qua các ứng dụng nằm trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng điện tử thể hiện ưu thế về tính an toàn và bảo mật. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt khiến nhiều người lo lắng vì phải giữ tiền trong ví. Trong khi, tình trạng rò rỉ thông tin khách hàng ngày càng nhiều khiến nhu cầu có những phương thức thanh toán vừa bảo mật lại vừa an toàn trở nên bức thiết. Các NHTMCP hiện nay sử dụng mã xác thực qua điện thoại di động bên cạnh mật khẩu đăng nhập tài khoản thông thường. Điều này tăng gấp đôi tính


bảo mật cho giao dịch của khách hàng.

- Về kết quả dịch vụ ngân hàng điện tử:

Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu: Phí giao dịch E-Banking được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, đặc biệt là giao dịch qua Internet, từ đó góp phần tăng doanh thu hoạt động cho ngân hàng. Số liệu về phí giao dịch ngân hàng khảo sát ở Mỹ đã minh chứng cho điều đó:

Bảng 2.16 Phí bình quân/giao dịch qua khảo sát các ngân hàng tại Mỹ


STT

Hình thức giao dịch

Phí bình quân 1 giao dịch (USD)

01

Giao dịch qua nhân viên ngân hàng

1,07

02

Giao dịch qua điện thoại

0,54

03

Giao dịch qua ATM

0,27

04

Giao dịch qua Internet

0,015

Nguồn: [4]

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng TMCP Vietinbank, dịch vụ Mobile banking của ngân hàng này đã kết nối với 800 nhà cung cấp, trung bình có 20

triệu giao dịch /tháng trong đó có 6,6 triệu giao dịch thanh toán. Vietcombank, Techcombank, MBBank… cũng là những ngân hàng có kết nối mạnh mẽ với các nhà cung cấp nhằm nâng cao tiện ích và mở rộng trải nghiệm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ E-banking.

Trong giai đoạn 2010 – 2015, số lượng sản phẩm cũng như chất lượng của dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTMCP trong nước còn vô cùng khiêm tốn, mức độ phổ cập của dịch vụ này cũng chỉ dừng lại ở số ít đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Song đến năm 2020, dịch vụ ngân hàng điện tử đã tiếp cận được đến tới 85% số lượng khách hàng của mình.

Điển hình, đến hết năm 2019, tổng số lượng khách hàng kích hoạt sử dụng Internet Banking/Mobile Banking của Vietcombank đạt gần 6 triệu khách hàng, tăng gần 200% so với cuối năm 2016. Cùng với việc phát triển mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử, nhu cầu TTKDTM của khách hàng Vietcombank tăng trưởng rõ rệt theo hướng tích cực. Ghi nhận trong năm 2019, tỷ trọng giao dịch


trên các kênh NHĐT đã tăng từ mức 70% năm 2016 lên mức 90% trong tổng số giao dịch phi tiền mặt của Vietcombank. Tổng số lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt năm 2019 tăng hơn 200% so với năm 2016. Dòng tiền thu hút vào các sản phẩm dịch vụ NHĐT đã ở mức tập trung cao, tổng số dư không kỳ hạn của KH qua Internet Banking/Mobile Banking chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn KKH của khách hàng cá nhân.

Tuy nhiên, để xây dựng một hệ thống E-Banking đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTMCP nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Ngoài ra để hệ thống eBanking của các ngân hàng đạt hiệu quả hoạt động cao, hạ tầng công nghệ của toàn ngành ngân hàng cũng như của nền kinh tế phải đổi mới, tích hợp tương ứng, các hệ sinh thái thông minh cần được hỗ trợ để liên kết chặt chẽ với ngân hàng nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an toàn và bảo mật của hệ thống E- Banking. Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ, khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy nhập tài khoản từ lúc nào mà mình chẳng hay biết do bị “Hacker” ăn cắp bằng công nghệ cao. Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất mà không biết tại bản thân mình nhầm lẫn hay tại NHTMCP. Còn về phía NHTMCP ở Việt Nam, do công nghệ chủ yếu là “nhập khẩu” nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các “lỗ hổng” của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian. Vius, sâu máy tính, phần mềm gián điệp là những nguy cơ thường trực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh cắp dữ liệu khách hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn công kiểu “từ chối dịch vụ” (DDoS) làm tê liệt website là rất có thể xảy ra. Ngày nay những tấn công ác ý và tin tặc đã chuyển biến từ chỗ chỉ là sở thích của một số sinh viên đã trở thành một lĩnh vực tội phạm hoàn chỉnh. Ngoài ra phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt


động E-Banking của các NHTMCP còn đang ở những bước đi đầu tiên, không có hệ thống lưu trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn.

Qua E-Banking khách hàng nhận được thông tin không thể đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng. Khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thông tin với bạn hàng, nắm bắt tình hình mới, “nóng” tại nơi giao dịch của ngân hàng.

2.2.1.4. Dịch vụ bảo lãnh

- Về sản phẩm của dịch vụ bảo lãnh: Các dịch vụ bảo lãnh hiện các NHTMCP Việt Nam đang cung cấp là bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng, bảo lãnh cho các mục đích chuyên biệt…

- Về tiện ích và chất lượng dịch vụ bảo lãnh:

Hiện nay, ở Việt Nam, các loại hình dịch vụ bảo lãnh của các NHTM nhìn chung khá phát triển, đa dạng về chủng loại và tùy theo nhu cầu của khách hàng, các NHTM rất linh hoạt trong việc lựa chọn phát hành hình thức bảo lãnh nào cho phù hợp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô vốn mà mỗi một ngân hàng sẽ áp dụng đầy đủ hoặc một số trong tổng số các sản phẩm bảo lãnh, phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng mình. Trong số đó, phải kể đến các NHTMCP có vốn nhà nước như Viettinbank, Vietcombank… và các NHTMCP khác như VPB, ACB hay MSB… là các ngân hàng có danh mục sản phẩm bảo lãnh đa dạng. Hiện tại, Vietcombank có tới hơn mười sản phẩm bảo lãnh khác nhau như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh du học, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh…

Mức phí bảo lãnh của các NHTMCP trong nước rất linh hoạt, có tính cạnh tranh, phù hợp với từng loại bảo lãnh và thay đổi theo từng thời kỳ.

Các NHTMCP Việt Nam được các bảng xếp hạng trên thế giới đánh giá là có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế cùng kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn và cung cấp các sản phẩm bảo lãnh trong nước cũng như bảo lãnh có yếu tố nước ngoài. Cùng với đó, các NHTMCP còn thiết lập mối quan hệ rộng

Xem tất cả 239 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí