1.5. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.5.1. Bài học thứ nhất về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các Ngân hàng thương mại
1.5.2. Bài học thứ hai về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm cơ bản về thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại hối, bao gồm khái niệm, đặc điểm, chức năng, hình thức hoạt động, xu hướng phát triển, lịch sử phát triển và các loại giao dịch ngoại hối nói chung trên thị trường ngoại hối thế giới. Qua đó, chúng ta có được một bức tranh tổng thể làm nền tảng cho các phần phân tích sau tại thị trường ngoại hối Việt Nam.
Kinh doanh ngoại hối ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, NHTM và các cá nhân có sở hữu ngoại hối. Vai trò này thể hiện qua việc kinh doanh ngoại hối giúp cân đối cung cầu ngoại hối, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và tìm kiếm lợi nhuận cho người sở hữu ngoại hối và là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
Bên cạnh đó, trong Chương 1 tác giả cũng đề cập đến tổng quan về quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH của các NHTM. Trong đó, bao gồm các phần khái niệm về rủi ro KDNH, quản lý rủi ro trong KDNH cũng như các giải pháp trong quan lý rủi ro KDNH tại các NHTM. Có nhiều giải pháp cũng như nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH của các NHTM. Tuy nhiên, trong Luận án này tác giả chỉ đề cập đến các giải pháp cơ bản nhằm giúp các NHTM phòng ngừa rủi ro trong KDNH và từ đó tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Các giải pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Giá Vàng Thực Tế 750 Điểm (Từ 11/12/2009 Đến 16/6/2012)
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 27
- Những Điểm Mới Trong Kết Quả Nghiên Cứu Của Luận Án
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 30
- Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 31
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
đó bao gồm: sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm, cân bằng trạng thái ngoại hối, sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá, sử dụng các công cụ phái sinh, sử dụng công cụ VaR – giá trị chịu rủi ro.
Trong phần cuối Chương 1, tác giả đề cập đến một số kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ở một số nước trên thế giới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM
2.2 THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM
2.2.1 Các nhân tố chung tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ
2.2.1.1. Các yếu tố bên ngoài
2.2.1.2. Các yếu tố bên trong
Lạm phát
Trong những năm vừa qua, theo Biểu đồ 2.1, tỷ lệ lạm phát đặc biệt cao trong những năm từ 2007 đến 2011 trừ năm 2009. Như trong hai năm 2007 và 2008, tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước bất ổn như mức sống người dân ngày càng thấp, thất nghiệp cao, niềm tin vào đồng tiền Việt nam ngày càng thấp, thâm hụt các cân thương mại nặng nề, v.v...
Đồng thời, tỷ lệ lạm phát cao khiến người dân trong nước “đổ xô” vào vàng nhằm tìm kênh trú ẩn an toàn để bảo toàn giá trị tài sản của họ.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: giá USD vẫn tăng trong khi giá USD thế giới giảm, cầu vàng vẫn cao, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế chưa giảm về mức hợp lý, dự trữ ngoại hối còn mỏng, các hoạt động kinh tế nói chung còn trì trệ kéo theo cầu trong nước yếu,… Từ đó, với các bất ổn trên của nền kinh tế trong nước kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn trung và dài hạn cho các hoạt động KDNH của các ngân hàng.
- Thâm hụt cán cân thương mại
Nhập siêu là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán và từ đó tạo áp lực giảm dự trữ ngoại hối nhà nước do NHNN phải bán ngoại tệ để can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá.
Trong cán cân thương mại của nước ta, nhập khẩu vàng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình nhập siêu chưa được cải thiện đáng kể, mặc dù cán cân thương mại năm 2012 có thặng dư nhỏ. Cầu vàng cao khiến cho cầu ngoại tệ tăng và làm cho tỷ giá USD/VND luôn có xu hướng tăng; từ đó làm cho cung cầu về ngoại tệ và vàng thường xuyên ở trạng thái mất cân đối. Cuối cùng, các vấn đề này đã tạo nên nhiểu tổn thất cho hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM như minh họa trong các biểu đồ từ 2.4 đến 2.7.
Tình trạng đôla hóa nền kinh tế
Các rủi ro tiềm ẩn trong trung và dài hạn vẫn còn đó, việc “yêu thích” USD và vàng của người dân vẫn còn đó, tình trạng đôla hóa chưa thể chấp dứt được. Từ đó, việc điều hành các chính sách vĩ mô của NHNN gặp không ít khó khăn, việc quản lý thị trường ngoại hối trong nước vẫn luôn là một ẩn số và rất khó tìm được sự đồng thuận lớn từ phía người dân cũng như các ngân hàng. Cho nên, các rủi ro đối với hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM vẫn còn tồn tại trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới.
Trạng thái ngoại tệ
Cơ chế điều hành tỷ giá
- Các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối
Hầu hết các giao dịch phái sinh ngoại tệ và vàng mà các NHTM cổ phần TP.HCM thực hiện đều đáp ứng cho nhu cầu mua bán sản phẩm phái sinh ngoại hối từ phía khách hàng đa số là doanh nghiệp (theo các Bảng 2.5 đến 2.11).
Ngoài việc thực hiện môi giới cho khách hàng về các giao dịch phái sinh ngoại hối, các NHTM cổ phần tại TP.HCM hầu như rất hiếm khi thực hiện mua hay bán các giao dịch phái sinh ngoại hối cho chính các trạng thái ngoại hối của ngân hàng mình để phòng ngừa rủi ro của tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng. Chính vì lẽ đó,
trong những năm vừa qua, khi mà tỷ giá USD/VND và giá vàng ngày càng biến động phức tạp, đồng thời rủi ro chính sách từ phía NHNN ngày càng hiện hữu, lợi nhuận từ mảng KDNH của các ngân hàng ngày càng giảm, đặc biệt là bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012 vừa qua tại nhiều NHTM cổ phần có thị phần giao dịch lớn trong KDNH và có trụ sở chính tại TP.HCM như trong Biểu đồ từ 2.4 đến 2.7 ở trên.
2.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ
Khi ngân hàng thực hiện mua hộ và bán hộ cho khách hàng để thu phí thì rủi ro hối đoái không phát sinh. Một khi ngân hàng tiến hành mua bán ngoại hối cho khách hàng hay cho chính ngân hàng nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận do tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng biến động, ngân hàng đang mở trạng thái ngoại hối trường hay đoản, khi đó rủi ro ngoại hối sẽ xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng biến động ngược với trạng thái ngoại hối mà ngân hàng đang nắm giữ.
Khía cạnh thứ hai của rủi ro hối đoái mà các Ngân hàng phải đối mặt là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ hay vàng.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM
2.3.3 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng
2.3.3.1 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng vật chất
Tại Việt Nam, hiện nay phần lớn người dân mua vàng là để đầu cơ giá vàng, tuy nhiên, từ đầu năm 2010, do việc kinh doanh vàng tài khoản trong nước và quốc tế bị cấm, nên hoạt động đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian ngày càng rầm rộ.
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh này cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
Như trường hợp vào ngày 10/10/2011 tại Ngân hàng Sacombank, phòng KDNH đã thực hiện hai giao dịch cùng lúc, đó là các dealer đã mua của đối tác nước ngoài HSBC Hongkong thông qua mạng Reuters với số lượng 500 kg vàng trên tài khoản với giá giá là 1.585 USD/oz (với giá USDVNĐ trên thị trường
interbank lúc bấy giờ 21.700), một giao dịch khác với một đối tác trong nước là DNTN A cùng với số lượng 500kg vàng SJC (tương đương 500 * 26,666 = 13.333 lượng vàng SJC) với giá 43.900.000 đồng/lượng.
Khi thực hiện các giao dịch trên, phía Sacombank đã phải chịu sáu loại rủi ro sau mà hầu như chưa có giải pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Hàng ngày, phòng Quản lý rủi ro tại Hội sở Sacombank, vẫn luôn có cảnh báo, nhắc nhở đến phòng KDNH và báo cáo nhanh lên Ban Tổng giám đốc về các diễn biến bất lợi cho các giao dịch mà phòng Kinh doanh đã thực hiện. Tuy nhiên, việc làm này vẫn còn mang tính đối phó và chưa thực sự hiệu quả trong công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro ngoại hối của NHTM.
Khi nhìn sang các NHTM cổ phần khác tại TP.HCM như ngân hàng ACB hay Việt Á hay Eximbank thì các ngân hàng này vẫn thực hiện các giao dịch mua bán vàng vật chất trong nước, cùng lúc đó là họ thực hiện bán mua đối ứng với tài khoản vàng tại nước ngoài tương tự như các giao dịch trên của Sacombank. Cũng với các giao dịch giống nhau về bản chất đó, các ngân hàng này vẫn không có các giải pháp quản lý rủi ro một cách chặt chẽ, các báo cáo quản lý rủi ro KDNH vẫn mang tính đối phó, các phòng ban vẫn thờ ơ về mức độ rủi ro của các giao dịch mà mình đang thực hiện và quản lý, các cảnh báo cũng như các giải pháp quản lý rủi ro định lượng như mô hình VaR chỉ mang tính tham khảo.
Do đó, các giải pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh vàng vật chất tại các NHTM cổ phần TP.HCM còn rất sơ sài, đối phó, còn mang nặng định tính hơn là định lương. Đa phần các báo cáo rủi ro cho các giao dịch kinh doanh vàng vật chất chỉ mang tính tham khảo và rất ít thông tin.
2.3.3.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản
Bên cạnh hoạt động kinh doanh vàng vật chất phổ biến và mang tính truyền thống như đã trình bày ở trên, kinh doanh vàng tài khoản vẫn là lĩnh vực cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động của các NHTM và gây nhiều bất ổn đến chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ. Trên thực tế, việc kinh doanh sàn vàng hay kinh
doanh vàng qua tài khoản với nước ngoài, các NHTM đã đối mặt với những rủi ro sau:
Rủi ro pháp lý.
Rủi ro thị trường.
Rủi ro về kỹ thuật công nghệ.
Rủi ro về trình độ.
2.3.3.3. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vàng
Tại các NHTM hiện nay, việc quản lý rủi ro này tỏ ra rất lỏng lẻo và hầu như chưa có một quy định nào để quản lý hiệu quả rủi ro hoạt động xuất nhập khẩu vàng này. Thực tế hoạt động xuất nhập khẩu vàng tại các NHTM với những rủi ro như phân tích trên lại chưa có cách quản lý hiệu quả, tuy nhiên không thể vì những rủi ro như vậy mà Nhà nước lại cấm loại hình giao dịch này.
2.3.4 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
2.3.4.1. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ
Hiện nay dù có tham gia vào một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như các NHTM tại TP.HCM chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đáp ứng cho thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ mà hầu như không thực hiện bảo hiểm tỷ giá nên trong KDNH thì các NHTM đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch để hưởng chênh lệch giá hơn là những nhà tạo lập thị trường. Chính vì lẽ đó, các NHTM rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích kỹ thuật, hầu như rất ít Ngân hàng sử dụng phân tích kỹ thuật như một công cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong phân tích tỷ giá. Đó cũng là lý do vì sao mà ít NHTM mạnh về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu chỉ kinh doanh cho khách hàng nhằm hưởng chênh lệch giá, cho nên, hầu như các NHTM giữ trạng thái tự doanh ngoại tệ rất ít, và đa phần cũng mua bán các giao dịch phái sinh ngoại tệ trong nước với các đối tác nước ngoài nhằm hưởng chênh lệch giá, tùy thuộc vào từng thời kỳ theo quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban Tổng giám đốc Ngân hàng. Từ đó rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ mặt hay ngoại tệ phái sinh rất ít khi xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì cũng trong chừng mực kiểm soát được. Hoạt động tự doanh
của Ngân hàng cũng như việc thực hiện các giao dịch phái sinh của Ngân hàng hay doanh nghiệp với doanh số rất ít trong thời gian vừa qua cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
2.3.4.2. Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay
Khi thị trường ngoại tệ sôi động, cung cầu ngoại tệ mất cân đối, chênh lệch hai tỷ giá lại được mở ra, Ngân hàng gặp ngay khó khăn trong việc xác định tỷ giá mua bán và rủi ro cho Ngân hàng lại tiếp tục xảy ra. Các NHTM và NHNN vẫn đang tìm kiếm giải pháp để các giao dịch ngoại tệ trên thị trường diễn ra lành mạnh, NHTM có thể quản lý được rủi ro trong hoạt động mua bán ngoại tệ mặt.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM
2.4.1. Thành tựu
Có ban hành các quy định về quản lý rủi ro trong KDNH trong nội bộ ngân hàng.
Tuân thủ các quy định quản lý rủi ro của NHNN và của chính ngân hàng.
Thường xuyên nâng cao năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ quản lý và thực hiện các quy định quản lý rủi ro.
2.4.2. Hạn chế
Thiếu các quy định pháp luật cho hoạt động KDNH của ngân hàng.
Tuân thủ các quy định của NHNN mang tính đối phó như về trạng thái ngoại tệ, giao dịch option USD/VND, mua bán ngoại tệ với giá vượt trần quy định.
Chạy theo lợi nhuận nên ít quan tâm đến các quy định về quản lý rủi ro đã ban hành.
Các biện pháp đo lường rủi ro về định lượng và định tính chỉ mang tính tham khảo, thiếu sự cảnh báo và ngăn chặn kịp thời.
2.4.3. Nguyên nhân
Các chính sách của Chính phủ và NHNN chậm được ban hành để theo kịp các thay đổi của thị trường.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng cao làm cho lợi nhuận các ngân hàng giảm đi nhiều. Do đó, để thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch, ngân hàng phải chấp nhận các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao hơn và làm cho quy trình quản lý rủi ro gặp nhiều khó khăn.
Lợi ích bị xung đột giữa hai phòng ban trong ngân hàng: phòng KDNH và phòng QLRR. Phòng KDNH luôn muốn kinh doanh có được lợi nhuận cao nhất, phòng QLRR là muốn hoạt động kinh doanh với mức độ an toàn cao nhất cho ngân hàng. Do đó, các cảnh báo và phân tích về rủi ro của phòng QLRR ít được đội ngũ kinh doanh phòng KDNH quan tâm. Từ đó, việc quản lý rủi ro khó được thực hiện.
Việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốn kém nhiều, nên các ngân hàng rất ngại thay đổi và nâng cấp hệ thống hạ tầng tuy đã cũ kỹ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong những năm qua kể từ 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp như khủng hoảng nợ công Châu Âu còn nhiều di chứng nặng nề, nhiều nước trong khu vực có mức nợ công/GDP chiếm trên 150%, nền kinh tế phát triển chậm chạp; nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, thất nghiệp liên tục qua nhiều năm trên 8%, thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng; các nền kinh tế ở Châu Á cũng chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng còn rất nhiều khó khăn và có ảnh hưởng một phần từ các nền kinh tế trên thế giới như lạm phát trong những năm qua ở mức cao, có năm trên 15%, thâm hụt cán cân thương mại kéo dài qua nhiều năm, tình trạng đôla hóa vẫn còn tiếp diễn chưa có dấu hiệu suy giảm, tín dụng ngoại tệ tuy có giảm nhưng vẫn chưa thể chuyển qua quan hệ mua bán ngoại tệ, v.v… Dưới những tác động tiêu cực trong, ngoài nước cũng như thực trạng về hoạt động KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM như đã phân tích ở trên, hoạt động KDNH tại các NHTM gặp nhiều rủi ro.
Từ những thực trạng về rủi ro KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM được