Những Điểm Mới Trong Kết Quả Nghiên Cứu Của Luận Án


“QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TP.HCM” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ.

5. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Qua tìm hiểu trong thời gian vừa qua, tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài này chỉ có các tác giả khác thực hiện ở cấp Thạc sỹ ở trong nước từ năm 2008 trở về trước, còn ở nước ngoài thì không tìm thấy có tác giả nào làm đề tài có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả đang nghiên cứu.

Các đề tài trên được thực hiện từ năm 2008 về trước nên phần thực trạng không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Ngoài ra, ở chương các giải pháp của các đề tài cấp Thạc sỹ vẫn còn mang nặng tính lý thuyết hay khó áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Do đó, việc tìm ra giải pháp căn bản và khả thi nhất nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM tại TPHCM là việc làm vô cùng cần thiết, trong đó cần có một mô hình áp dụng được trong thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng nhằm giúp cho các đơn vị có liên quan trong ngân hàng sử dụng được bất cứ khi nào có nhu cầu kiểm soát và phòng ngừa rủi ro ngoại hối.

6. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được 4 mục tiêu sau đây:

Xác định những nguyên nhân của tồn tại trong quản lý rủi ro ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.

Đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Đề ra các giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM.

Kiến nghị những biện pháp nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 28


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng và các giải pháp trong việc tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.

Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là các loại ngoại tệ mạnh (gồm có: USD, EUR, GBP, AUD, JPY, CAD, CHF, SGD) và vàng, tại vì đây là hai loại ngoại hối có doanh số giao dịch chủ yếu và lớn nhất hiện nay tại các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM, chiếm tỷ lệ trên 90% tổng doanh số giao dịch về kinh doanh ngoại hối.

Khoảng thời gian nghiên cứu cho Luận án này là từ năm 2007 đến năm 2012.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Là công trình nghiên cứu khoa học nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch, phương pháp VaR để thực hiện nghiên cứu.

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày ba chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

7. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối và gây ra rủi ro trong kinh doanh ngoại hối trong điều kiện hiện nay.


Làm rõ những tồn tại trong quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.

Đề xuất các chính sách và giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM.

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN


1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ KINH DOANH NGOẠI HỐI

1.1.1. Quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế

Các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế không phát sinh một cách độc lập, mà luôn chịu ảnh hưởng qua lại bởi rất nhiều yếu tố thị trường khác. Có nhiều yếu tố nêu lên sự tác động qua lại giữa các giao dịch ngoại hối trong TTNH với các thị trường khác như thị trường hàng hóa và trái phiếu. Ngoài ra, chúng ta có thể đề cập đến các thị trường khác và các chính sách khác như: thị trường chứng khoán, các chính sách chính trị, xã hội, kinh tế, …cũng tác động đến các quan hệ ngoại hối trong nền kinh tế.

1.1.2. Thị trường ngoại hối

1.1.2.1. Khái niệm thị trường ngoại hối


Theo tác giả, Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động chuyển đổi, mua bán tiền tệ của các nước khác nhau; là nơi thực hiện các giao dịch vàng liên tục và toàn cầu; là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư, lưu chuyển tài chính quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế; đồng thời cũng xác định được các điều kiện giao dịch.


1.1.2.2. Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối


1.1.2.4. Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối

Ngân hàng trung ương

Các ngân hàng thương mại

Các nhà môi giới

Các doanh nghiệp

Các cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước khác

Các định chế tài chính khác.

1.1.2.4. Xu hướng phát triển của thị trường ngoại hối trên thế giới

1.1.3. Kinh doanh ngoại hối

1.1.3.1. Khái niệm ngoại hối

Ngoại hối (foreign exchange) bao gồm các phương tiện tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:

Ngoại tệ

Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.

Vàng tiêu chuẩn quốc tế:

Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.

1.1.3.2. Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối

Theo tác giả, kinh doanh ngoại hối là việc mua và bán các đơn vị tiền tệ khác nhau và vàng nhằm tìm kiếm chênh lệch giá hoặc hưởng phí.

Có ba phương pháp cơ bản để phát sinh lãi trong KDNH tại thị trường giao

ngay:

Lãi phát sinh từ việc tạo trạng thái ngoại hối.

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường khác nhau hoặc cùng trên một thị trường.

Lãi thu được từ chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra.


1.1.3.3. Các loại giao dịch ngoại hối

Giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot)

Giao dịch ngoại hối kỳ hạn (Forward)

Giao dịch ngoại hối tương lai (Future)

Giao dịch ngoại hối hoán đổi (Swap)

Giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option)

1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Các nhân tố chung tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

1.2.1.3. Các yếu tố bên ngoài

Đây là các yếu tố chủ yếu thuộc các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội của các nước trên thế giới có ảnh hưởng đến nền kinh tế của một Quốc gia nói chung và hoạt động KDNH nói riêng.

1.2.1.4. Các yếu tố bên trong

Đây là các yếu tố tác động từ nội tại của nền kinh tế của một quốc gia, trong đó chủ yếu bao gồm: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế, trạng thái ngoại tệ, cơ chế điều hành tỷ giá và các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối.

1.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro trong KDNH tại các Ngân hàng, đó là:

Các Ngân hàng mua bán ngoại tệ hay vàng phục vụ cho khách hàng và mua bán cho chính mình;

Các Ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ hay vàng.

1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.3.1. Các tiêu chí định lượng

1.3.1.1. Phương pháp đo lường VaR

Một trong những phương pháp đo lường rủi ro trong hoạt động KDNH tại các NHTM phổ biến nhất hiện nay là sử dụng mô hình VaR. Mô hình sẽ được phân tích chi tiết trong mục 1.4.2.3 của chương 1 Luận án này.

1.3.1.2. Phương pháp đo lường trạng thái ngoại tệ

Đây cũng là một trong những phương pháp đo lường định lượng phổ biến hiện nay trên thế giới về mức độ rủi ro của các giao dịch ngoại hối mà ngân hàng thực hiện. Các tiêu chí của công thức này được trình bày chi tiết trong Mục 1.2.2 của Luận án này.

Lãi/lỗ đối với ngoại hối (i) = Trạng thái ngoại hối ròng (i) x

Mức biến động tỷ giá của ngoại tệ (i) hay giá vàng

1.3.2. Các tiêu chí định tính

Các chỉ tiêu này bao gồm: mức độ sử dụng các công cụ phái sinh (mục 1.4.2.3), sử dụng các kỷ thuật dự đoán tỷ giá, hạn mức (mục 1.4.2.3), tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước (mục 1.2.1), các chính sách của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền (mục 1.2.1), v.v…

1.4. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4.1. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại

Theo tác giả, rủi ro ngoại hối là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và giá vàng làm ảnh hưởng xấu đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng: (1) các ngân hàng giao dịch các đồng tiền nước ngoài, vàng nhằm phục vụ cho khách hàng và cho chính ngân hàng mình; (2) các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hoặc đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn.


1.4.2. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại

1.4.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối của NHTM

Theo tác giả, quản lý rủi ro KDNH tại ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra. Quy trình quản lý rủi ro thông thường gồm năm bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro và tài trợ rủi ro.

1.4.2.3. Vai trò của quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đối với NHTM

Quản trị rủi ro KDNH tốt giúp góp phần làm giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn thất cho các ngân hàng.

Quản lý rủi ro KDNH hiệu quả góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín cho các NHTM.

Quản lý rủi ro KDNH tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể gây nên rủi ro cho hoạt động KDNH.

Quá trình này giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các quy định trong nước và các chuẩn mực quốc tế.

Hệ thống quản lý rủi ro KDNH hiệu quả giúp các NHTM có được các nhân tố tích cực sau trong quá trình hoạt động của ngân.

1.4.2.3. Các phương pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại

Sử dụng các giới hạn trạng thái ngoại hối giao dịch qua đêm

Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại hối tối đa mà mỗi nhóm, cá nhân KDNH được phép thực hiện.

Cân bằng trạng thái ngoại hối

Sử dụng các kỹ thuật dự đoán tỷ giá

Bao gồm phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật.

Sử dụng các công cụ phái sinh


Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn, Hợp đồng hoán đổi và các sản phẩm lai tạp.

Sử dụng công cụ VaR – Giá trị chịu rủi ro

Khái niệm về VaR

VaR được xác định dựa trên quy luật phân bố xác suất cho giá trị thị trường của danh mục. Thông thường, sự biến động giá trị của các tài sản được tuân theo quy luật phân phối chuẩn, với 2 giá trị đặc trưng là mức kỳ vọng và phương sai.

Phương pháp đo lường VaR

Hiện tại, các Ngân hàng trên thế giới đang sử dụng ba phương pháp chính để đo lường VaR, đó là: Phương pháp Delta – Gamma, phương pháp phân tích và phương pháp Monte Carlo. Trong Luận án này, tác giả đề xuất sử dụng phương pháp phân tích để áp dụng cho các NHTM cổ phần TP.HCM.

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại

1.4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM

Tuân thủ không tốt các chính sách và quy trình QLRR của ngân hàng.

Thích các giao dịch có mức độ rủi ro cao.

Hạn mức giao dịch và tổn thất cao.

Theo đuổi mục tiêu lợi nhuận quá cao.

Trình độ nhân sự không tốt.

1.4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng

Chính sách của nhà nước thay đổi.

Môi trường kinh doanh trong và ngoài nước tiềm ẩn nhiều rủi ro.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023