Lãi/lỗ Thu Nhập Trong Kinh Doanh Ngoại Hối (Ngoại Tệ Và Vàng) Tại Ngân Hàng Sacombank


Biểu đồ 2.6: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại Ngân hàng SACOMBANK

Đơn vị tính: triệu đồng

600,000

510,041

400,000

314,108

200,000

123,470

100,815

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

0

Năm 2007

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 13

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

-200,000

-169,750

Nguồn:Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng SACOMBANK [12]


Biểu đồ 2.7: Lãi/Lỗ thu nhập trong kinh doanh ngoại hối (ngoại tệ và vàng) tại Ngân hàng VIỆT Á

Đơn vị tính: triệu đồng


150,000

100,000

84,273

77,322

50,000

0

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

-16,683

Năm 2011

-50,000

-100,000

-150,000

-137,983

Nguồn:Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng VIỆT Á [12]


Tình trạng đôla hóa nền kinh tế

Trong những năm qua, tình hình đôla hóa tại Việt nam có xu hướng giảm rõ nét (theo biểu đồ 2.8). Cùng với niềm tin của người dân vào đồng tiền Việt nam ngày càng tăng, các chính sách và biện pháp hành chính của Chính phủ đang tỏ ra hiệu quả và góp phần làm hạn chế việc sử dụng USD trong thanh toán, niêm yết giá, giảm đáng kể các đối tượng được phép vay bằng ngoại tệ (đặc biệt là USD). Các hoạt động trên góp phần ổn định tỷ giá USD/VND và giảm các khoản đầu cơ vào tài sản là vàng.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt nam vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế như đã phân tích trong phần lạm phát ở trên và các phần phân tích ở các mục sau. Cho nên các rủi ro tiềm ẩn trong trung và dài hạn vẫn còn đó, việc “yêu thích” USD và vàng của người dân vẫn còn đó, tình trạng đôla hóa chưa thể chấp dứt được. Từ đó, việc điều hành các chính sách vĩ mô của NHNN gặp không ít khó khăn, việc quản lý thị


trường ngoại hối trong nước vẫn luôn là một ẩn số và rất khó tìm được sự đồng thuận lớn từ phía người dân cũng như các ngân hàng. Cho nên, các rủi ro đối với hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM vẫn còn tồn tại trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới.


Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đôla hóa (Tiền gửi bằng ngoại tệ/M2) (%)


19.5%

19.0%

19.0%

17.0%

16.0%

16.0%

15.0%

13.0%

12.4%

10.0%

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2013



Trạng thái ngoại tệ

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Trong các năm qua, theo Báo cáo của NHNN [10], các ngân hàng TMCP tại TP.HCM vẫn duy trì trạng thái ngoại tệ trong quy định của NHNN. Tuy nhiên, việc quy định trạng thái ngoại tệ cao trong thời gian trước thời điểm thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 do NHNN ban hành có hiệu lực đem lại nhiều rủi ro cho hoạt động KDNH của các ngân hàng. Nhằm tăng lợi nhuận, các ngân hàng chấp nhận duy trì trạng thái đoản hay trường đến mức tối đa của trạng thái ngoại tệ mà NHNN cho phép, thậm chí các ngân hàng còn duy trì trạng thái ngoại tệ trong ngày cao hơn mức quy định 30%, mức quy định về trạng thái ngoại tệ cuối ngày của NHNN. Việc đáp ứng quy định của NHNN theo cách thức đối phó càng tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Ngoài ra, quy định


về trạng thái ngoại tệ của NHNN trước ngày thông tư 07 có hiệu lực tạo ra tình trạng đôla hóa khó kiểm soát và tạo ra sự biến động của tỷ giá ngoại tệ càng phức tạp khi cầu ngoại tệ có xu hướng cao hơn cung ngoại tệ đặc biệt vào cuối năm. Sau ngày thông tư 07 có hiệu lực, tình trạng đôla hóa giảm đi rõ nét, tuy lợi nhuận về kinh doanh ngoại hối các NHTM cổ phần lớn tại TP.HCM giảm đi rõ rệt (theo các biểu đồ từ 2.4 đến 2.7 bên trên). Phần lỗ trong KDNH này chủ yếu xuất phát từ kinh doanh vàng, nhằm đáp ứng thanh khoản vàng để tất toán các tài khoản huy động vàng của khách hàng theo đúng quy định của NHNN. Về tổng thể, việc ban hành thông tư 07 giúp các NHTM cổ phần tại TP.HCM dễ dàng hơn trong quá trình kiểm soát hoạt động KDNH, giảm đáng kể rủi ro cho hoạt động này với trạng thái ngoại tệ trong mức +/-20%.

Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài tại các NHTM cổ phần tại TP.HCM, đặc biệt là trong suốt thời gian từ 2007-2010 khi mà giá vàng trong nước chênh lệch so với giá vàng trên thế giới và vàng miếng SJC chưa thuộc sự quản lý của NHNN, ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái ngoại tệ trong ngày và có khi trạng thái ngoại tệ vượt quá ngưỡng quy định +/-30%/vốn tự có của ngân hàng (theo Báo cáo của các NHTM [10]). Đây là một trong những nguyên nhân cho việc suy giảm lợi nhuận trong KDNH tại các NHTM cổ phần có thị phần KDNH lớn tại TP.HCM như ACB, Sacombank, Việt Á và Eximbank.

Cơ chế điều hành tỷ giá

Trên thực tế, theo cơ chế điều hành tỷ giá trong những năm gần đây, NHNN đang sử dụng công cụ “tỷ giá bình quân liên ngân hàng” và “biên độ” để kiểm soát tỷ giá trên thị trường. Mặc dù gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhưng NHNN thường ấn định tỷ giá này theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thường là mang tính dài hạn. Vì thế đôi khi có một “độ lệch” nhất định so với thực tế biến động ngắn hạn trên thị trường. Với cơ chế điều hành tỷ giá hiện nay, thị trường ngoại hối đã xuất hiện hai tỷ giá, đó là tỷ giá chính thức được các NHTM niêm yết, mua bán và tỷ giá phi chính thức trên thị trường tự do; đồng thời sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ luôn có thể xảy ra trong năm.


Trong năm 2007, 2008 NHNN điều hành tỷ giá USD/VND tương đối ổn định, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối và giá vàng biến động không nhiều (Biểu đồ 2.9 và biểu đồ 2.10 bên dưới). Điển hình như trong năm 2008, NHNN thay đổi biên độ tỷ giá USD/VND ba lần vào các ngày 10/3/2008 (tăng từ +-0,75% lên

+-1%), ngày 27/06/2008 (tăng từ +-1% lên +-2%), ngày 7/11/2008 (tăng từ +-2% lên +-3%) và tỷ giá tăng bình quân từ 16.079 lên 16.620 (Biểu đồ 2.3). Với việc điều hành và kiểm soát các giao dịch ngoại hối trên thị trường, NHNN đã có cơ chế tỷ giá USD/VND và điều tiết thị trường vàng hợp lý, đã không tạo ra những rủi ro đáng kể cho các giao dịch KDNH của các NHTM cổ phần tại TP.HCM, tuy có những thời điểm trong năm tỷ giá tăng đột biến và giá vàng biến động mạnh.


Biểu đồ 2.9: Giá vàng thế giới bình quân qua các năm


1,500

1,379

1,300

1,289

1,171

1,100

900

921

746

707

700

500

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Đơn vị tính: USD/Oz


Nguồn:GoldPrice.org


Biểu đồ 2.10: Giá vàng SJC bình quân qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng


40.0

35.3

35.0

33.5

30.0

28.1

25.0

20.0

20.8

15.6

15.0

14.3

10.0

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: www.SJC.com.vnvà số liệu tổng hợp của tác giả

Năm 2009 là năm có nhiều biến động cả về ngoại tệ và vàng. Tỷ giá tăng nhiều, bình quân 1 USD/VND tăng từ 16.620 lên 18.160 (Biểu đồ 2.3), chênh lệch của giá USD/VND giữa thị trường chính thức và thị trường từ do cao thậm chí có lúc lên trên 10%, giá vàng biến động mạnh cả trong và ngoài nước, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ (chủ yếu về ngoại tệ là USD), niềm tin đồng tiền VND giảm mạnh, cán cân thanh toán còn thâm hụt nặng,… Đứng trước tình hình nền kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến xấu, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như quyết định mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ +/-3% lên +/-5% nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức, kiểm soát chặt chẽ hoạt động KDNH của các TCTD nhằm bảo đảm các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch, tăng cường công tác tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp tạo sự đồng thuận giữa các NHTM, thống nhất tăng lãi suất huy động USD và hạ


mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại tệ.

Các chính sách điều hành trên của NHNN được cho là kịp thời và phù hợp với diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá chính thức và thị trường tự do là cơ hội không thể bỏ qua cho giới đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá này. Một khi đầu cơ xuất hiện, tỷ giá USD/VND lại càng diễn biến phức tạp hơn và càng tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động KDNH của các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM. Theo biểu đồ về lãi/lỗ trong KDNH của các NHTM tại các biểu đồ từ 2.4 đến 2.7, lợi nhuận các ngân hàng đều giảm đáng kể, thậm chí Eximbank giảm lợi nhuận trên 50% của KDNH trong năm 2009 so với năm 2008.

Trước tình hình giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của cơn sốt giá vàng, NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng nhằm giảm sức ép lên cung vàng; qua đó hạ bớt sức nóng của đồng USD trên thị trường tự do. Thêm vào đó, NHNN quyết định can thiệp trực tiếp và mạnh tay vào tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 5,44% từ mức 17.034 ngày 25/11/2009 lên 17.961 áp dụng cho ngày 26/11/2009; thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±5% xuống mức ±3% và tăng lãi suất cơ bản tiền đồng lên 8%. NHNN cũng cam kết hỗ trợ bán ngoại tệ cho các TCTD có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống. Tuy nhiên cùng với rủi ro tỷ giá và với cơn sốt vàng trên thị trường trong thời gian này, các ngân hàng gặt hái được nhiều lợi nhuận và cũng bị nhiều tổn thất cho lợi nhuận của ngân hàng, cuối cùng là lợi nhuận các NHTM cổ phần tại TP.HCM đều bị giảm.

Trong năm 2010, nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn như: lạm phát cao ở mức 2 con số, nhập siêu chưa giảm đáng kể, cầu USD tăng mạnh, cung USD còn yếu, chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa thị trường chính thức và thị trường tự do vẫn còn cao, nhu cầu mua vàng tăng mạnh, … Đứng trước tình hình như vậy, để bình ổn TTNH, NHNN đã thực thi rất nhiều chính sách, biện pháp như điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, kiểm soát mạnh TTNH cuối năm 2009, tăng


nguồn cung USD trên thị trường qua các biện pháp hành chính như kết hối ngoại tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ. Thêm vào đó, việc chấm dứt hoạt động của các sàn vàng, lãi suất tiết kiệm bằng vàng tại các NHTM gần như 0% cộng với một lượng vàng khá lớn tại các NHTM đã khiến cho giá vàng trong nước đã giảm (thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới) và khiến cho hoạt động đầu tư vào vàng suy giảm. Với các biện pháp kịp thời này của NHNN đã góp phần giảm sức ép đối với cầu USD, tăng nguồn cung vàng miếng, giảm chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa hai thị trường, kéo giá vàng trong nước và thế giới về sát nhau.

Sau khi đóng cửa sàn vàng năm 2010, nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC kể từ tháng 5/2012, ngừng cho vay vàng miếng từ tháng 4/2011 và ngừng huy động vàng miếng kể từ tháng 11/2012, tỷ giá USD/VND tăng thêm 9,3% từ mức 18.932 lên mức 20.693, đáp ứng đủ các nhu cầu mua USD của doanh nghiệp có nhu cầu hợp pháp, tỷ giá USD/VND dần đi vào ổn định, đầu cơ vàng miếng không còn xuất hiện như trước, niềm tin của người dân vào VND tăng lên, v.v.. trong năm 2011 và 2012.

Tuy các chính sách trên của NHNN là kịp thời và hợp lý trong giai đoạn ngắn hạn, về lâu dài các biện pháp này tỏ ra không hiệu quả và mang nặng tính hành chính đồng thời ngày càng xa các quy tắc của thị trường; từ đó, rủi ro về biến động tỷ giá, giá vàng trong nước, cũng như chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cũng như chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa thị trường chính thức và thị trường phi chính thức không giải quyết được một cách triệt để.

Hơn nữa, ngoài các rủi ro tỷ giá ngoại tệ và giá vàng tiềm ẩn cho hoạt động KDNH tại các NHTM cổ phần TP.HCM như đã phân tích ở trên, cơ hội kinh doanh đã và đang giảm đi đáng kể và rủi ro chính sách của NHNN là đang hiện hữu như việc tất toán các tài khoản huy động vàng mà các NHTM đang thực hiện làm giảm lợi nhuận cho hoạt động KDNH của các ngân hàng rất nhiều theo Biểu đồ từ 2.4 đến 2.7 ở trên.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí