Số Lượng Khách Hàng Và Tctd Khác Giao Dịch Kỳ Hạn Của Eximbank


- Các hợp đồng giao dịch phái sinh ngoại hối

Hầu hết các giao dịch phái sinh ngoại tệ và vàng mà các NHTM cổ phần TP.HCM thực hiện đều đáp ứng cho nhu cầu mua bán sản phẩm phái sinh ngoại hối từ phía khách hàng đa số là doanh nghiệp (theo các Bảng 2.5 đến 2.11).

Bảng 2.5: Số lượng khách hàng và TCTD khác giao dịch kỳ hạn của Eximbank


Đối tượng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Khách hàng

23

151

1.128

334

72

TCTD khác

14

16

20

23

32

Tổng cộng

37

167

1.148

357

104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 14

Nguồn: Báo cáo giao dịch tiền tệ tại EXIMBANK qua các năm [12]

Bảng 2.6: Giá trị giao dịch kỳ hạn với khách hàng và với TCTD khác của Eximbank

ĐVT: triệu VNĐ

Năm

Giao dịch với khách hàng

Giao dịch với TCTD khác

2007

1.067.690,62

784.482,80

2008

5.484.465,67

732.100,26

2009

12.227.412,34

3.023.000,11

2010

3.471.789,64

1.868.448,50

2011

2.448.703,44

8.359.126,37

Tổng cộng

24.700.061,71

14.767.158,04

Nguồn: Báo cáo giao dịch tiền tệ tại EXIMBANK qua các năm [12]

Bảng 2.7: Số lượng khách hàng và TCTD khác giao dịch hoán đổi của Eximbank

Đối tượng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Khách hàng

5

157

881

78

65

TCTD khác

12

16

13

21

23

Tổng cộng

17

173

894

99

88

Nguồn: Báo cáo giao dịch tiền tệ tại EXIMBANK qua các năm [12]


Bảng 2.8: Giá trị giao dịch hoán đổi với khách hàng và với TCTD khác của Eximbank

ĐVT: triệu VNĐ


Năm

Giao dịch với khách hàng

Giao dịch với TCTD khác

2007

2.059.108,00

33.803.563,57

2008

1.869.207,00

17.569.924,55

2009

6.009.091,00

14.186.828,26

2010

882.882,00

12.122.545,41

2011

4.001.260,00

40.789.533,33

Tổng cộng

14.821.548,00

118.472.395,12

Nguồn: Báo cáo giao dịch tiền tệ tại EXIMBANK qua các năm [12]


Bảng 2.9: Giá trị giao dịch quyền chọn với TCTD khác của Eximbank

ĐVT: USD (quy đổi USD)



Năm

Quyền chọn ngoại tệ


Quyền chọn nội tệ (Bán Quyền chọn mua ngoại tệ/VNĐ)

Quyền chọn mua

Quyền chọn bán

Mua Quyền chọn mua

Bán Quyền chọn mua

Mua Quyền chọn bán

Bán Quyền chọn bán

2007

0

0

1.098.950

2.197.900

0

2008

145.100

145.100

755.500

148.700

0

2009

0

0

0

0

0

2010

269.950

269.950

136.500

136.500

0

2011

341.600

341.600

266.700

0

0

Tổngcộng

756.650

756.650

2.257.650

2.483.100

0

Nguồn: Báo cáo giao dịch tiền tệ tại EXIMBANK qua các năm [12]


Bảng 2.10: Lời / Lỗ từ giao dịch phái sinh ngoại tệ của Eximbank

ĐVT: triệu đồng


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Lời / lỗ

115.618

503.357

467.857

106.886

158.033

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của EXIMBANK qua các năm [12]


Bảng 2.11: Giá trị giao dịch quyền chọn vàng tại ACB

ĐVT: triệu đồng



Năm

MUA

BÁN

Quyền chọn mua

Quyền chọn bán

Quyền chọn mua

Quyền chọn bán

2007

0

0

0

0

2008

0

0

0

0

2009

0

-1.524

-587.901

415.232

2010

16.019.178

-1.823.078

-2.540.355

17.244.525

2011

32.619.532

-5.859.683

-32.315.525

30.926.168

Tổng cộng

48.638.710

-7.684.285

-35.443.781

48.585.925

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của ACB qua các năm [12]

Khách hàng của ngân hàng là các tổ chức/cá nhân mua hay bán các sản phẩm phái sinh ngoại tệ hay vàng nhằm phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của họ có liên quan đến ngoại tệ hay nhằm đầu cơ trạng thái vàng hay ngoại tệ. Sau khi tiếp nhận các giao dịch từ phía khách hàng, ngân hàng phần lớn là thực hiện đối ứng ngay với các đối tác ngân hàng nước ngoài nhằm hưởng chênh lệch giá, do thị trường mua bán sản phẩm phái sinh ngoại hối tại Việt nam chưa phát triển đủ để các ngân hàng sau khi nhận lệnh mua bán của khách hàng có thể bán hay mua lại với một khách hàng khác hay cân đối trạng thái giao dịch của khách hàng với Trung tâm giao dịch Quốc gia về sản phẩm phái sinh ngoại hối như các nước.


Ngoài việc thực hiện môi giới cho khách hàng về các giao dịch phái sinh ngoại hối, các NHTM cổ phần tại TP.HCM hầu như rất hiếm khi thực hiện mua hay bán các giao dịch phái sinh ngoại hối cho chính các trạng thái ngoại hối của ngân hàng mình để phòng ngừa rủi ro của tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng. Chính vì lẽ đó, trong những năm vừa qua, khi mà tỷ giá USD/VND và giá vàng ngày càng biến động phức tạp, đồng thời rủi ro chính sách từ phía NHNN ngày càng hiện hữu, lợi nhuận từ mảng KDNH của các ngân hàng ngày càng giảm, đặc biệt là bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012 vừa qua tại nhiều NHTM cổ phần có thị phần giao dịch lớn trong KDNH và có trụ sở chính tại TP.HCM như trong Biểu đồ từ 2.4 đến 2.7 ở trên.


2.2.2. Các nhân tố riêng tác động đến rủi ro kinh doanh vàng và ngoại tệ

Khi ngân hàng thực hiện mua hộ và bán hộ cho khách hàng để thu phí thì rủi ro hối đoái không phát sinh. Một khi ngân hàng tiến hành mua bán ngoại hối cho khách hàng hay cho chính ngân hàng nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận do tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng biến động, ngân hàng đang mở trạng thái ngoại hối trường hay đoản, khi đó rủi ro ngoại hối sẽ xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng biến động ngược với trạng thái ngoại hối mà ngân hàng đang nắm giữ.

Khía cạnh thứ hai của rủi ro hối đoái mà các Ngân hàng phải đối mặt là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ hay vàng. Tài sản có bằng ngoại tệ hay vàng là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản như các khoản cho vay bằng ngoại tệ hay vàng, các chứng khoán bằng ngoại tệ, tiền gửi bằng ngoại tệ hay vàng ở Ngân hàng khác, tiền mặt bằng ngoại tệ, vàng, v.vv... Tài sản nợ bằng ngoại tệ hay vàng là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản như phát hành các chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ/vàng, phát hành trái phiếu châu Âu, và các hình thức huy động vốn khác bằng ngoại tệ hay vàng.

Do tính chất toàn cầu hóa, thị trường tài chính đã tạo ra những khả năng to lớn để tăng nguồn vốn của các Ngân hàng bằng các ngoại tệ khác nhau. Đây là lợi thế to lớn không những đa dạng hóa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng các ngoại tệ,


mà còn tạo ra những cơ hội để tăng được lợi tức đầu tư và giảm được chi phí huy động vốn. Điển hình như tại NHTM Việt Á, vào ngày 5/10/2010, chúng ta có một bảng cân đối tài sản rút gọn như sau:

Tài sản có

Tài sản nợ

Tín dụng cho các công ty Việt Nam:

1.000 tỷ VND

(bằng VND, kỳ hạn 1 năm)

Tín dụng cho các công ty nước ngoài:

1.000 tỷ VND

(bằng USD, kỳ hạn 1 năm)

Phát hành chứng chỉ tiền gửi: 2.000 tỷ VND

(bằng VND, kỳ hạn 1 năm)

Cộng: 2.000 tỷ VND

Cộng: 2.000 tỷ VND


Trong bảng cân đối này, toàn bộ tài sản nợ của Ngân hàng là bằng VND, nhưng chỉ đầu tư 50% vào tài sản có bằng VND và 50% còn lại là đầu tư bằng USD. Vì kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có đều là 1 năm, cho nên thời lượng trung bình của tài sản có và tài sản nợ là cân xứng với nhau, nhưng trạng thái ngoại tệ của các đồng tiền lại không cân xứng với nhau. Mức lãi suất trả cho chứng chỉ tiền gửi bằng VND, kỳ hạn 1 năm là 8%; mức lãi suất tín dụng bằng VND, kỳ hạn 1 năm, không có rủi ro (tín phiếu kho bạc) chỉ là 10%. Chúng ta thấy rằng, nếu Ngân hàng đầu tư vào tài sản có chỉ bằng đồng bản tệ, thì chỉ được hưởng mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra là +2% (10% - 8%). Nhằm đơn giản trong quá trình tính toán, chúng ta giả sử rằng, khoản tín dụng cho các công ty nước ngoài bằng USD không có rủi ro, mức lãi suất là 15%/năm. Muốn đầu tư cho các công ty nước ngoài bằng USD, trước hết Ngân hàng phải chuyển hóa 50% của 2.000 tỷ VND thành USD theo tỷ giá giao ngay, và tiến hành cho vay theo các bước giao dịch như sau:

Tại thời điểm đầu năm, bán 1.000 tỷ VND để lấy USD. Tỷ giá giao ngay lúc bấy giờ là: 1 USD = 20.385 VND, ta có: 1.000.000 : 20.385 ≈ 49,06 triệu USD.


Cho các công ty nước ngoài vay 49,06 triệu USD, kỳ hạn một năm, lãi suất 15%/năm.

Tại thời điểm cuối năm (tín dụng đến hạn) thu được cả gốc lẫn lãi là: 49,06 (1 + 0,15) = 56,42 triệu USD.

Chuyển hóa số lượng 56,42 triệu USD thu được thành VND theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm cuối năm. Tỷ giá giao ngay tại thời điểm cuối năm 2010 không thay đổi, tức là 1 USD = 20.385 VND, số lượng VND thu được là:

56,42 x 20.385 = 1.150 tỷ VND.

Tỷ lệ lợi tức đầu tư là:

(1.150 - 1.000)/l .000 = 0,15 hay 15%.

Tỷ lệ lợi tức đầu tư cho cả danh mục tài sản có được tính là:

(0,5 x 0,10) + (0,5 x 0,15) = 0,125 hay 12,5%.

Đến đây, chúng ta thấy rằng, mức lợi tức đầu tư của toàn bộ danh mục tài sản có lớn hơn 4,5% (12,5% - 8%) so với chi phí huy động vốn, và lớn hơn 2,5% so với đầu tư bằng nội tệ (VND).

Tuy nhiên, nếu giá trị của USD tăng so với VND vào thời điểm cuối năm, thì tỷ lệ lợi tức từ khoản cho vay bằng USD sẽ còn cao hơn; và ngược lại, nếu giá trị của USD giảm so với VND vào thời điểm cuối năm, thì tỷ lệ lợi tức từ khoản cho vay bằng USD sẽ giảm, cho dù mức lãi suất cho vay vẫn không thay đổi là 15%/năm. Giả sử tỷ giá thay đổi từ 1 USD = 20.385VND tại thời điểm đầu năm giảm còn 1 USD = 19.181VND tại thời điểm cuối năm, chúng ta tính số lượng VND thu được cả gốc và lãi là:

56,42 x 19.181 = 1.082 tỷ VND

Tỷ lệ lợi tức của khoản cho vay bằng USD sẽ là:

(1.082 - 1.000)/1.000 = 0,082 hay 8,2%/năm.

Tỷ lệ lợi tức cho cả danh mục tài sản có là:

(0,5 x 0,10) + (0,5 x 0,082) = 0,091= 9,1%/năm.

Như vậy, Ngân hàng thực sự chỉ còn lời 1,1% (9,1% - 8%), hay mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay hỗn hợp và lãi suất huy động vốn là 1,1%; đồng thời, kết


quả đầu tư thông qua bằng ngoại tệ là thấp hơn nhiều so với mua trái phiếu kho bạc bằng nội tệ.

Nguyên nhân làm cho Ngân hàng không có lãi nhiều là do USD giảm giá so với VND, đã làm gần như triệt tiêu sự hấp dẫn bởi mức lãi suất cho vay bằng USD cao hơn so với đồng nội tệ. Kết quả là, rủi ro do tỷ giá biến động có thể làm triệt tiêu thu nhập, thậm chí là lỗ đối với một danh mục tài sản bằng ngoại tệ.

Ngược lại, nếu USD tăng giá so với VND, ví dụ từ 1 USD = 20.385 VND tăng lên 1 USD = 20.955 VND, thì lượng VND gốc và lãi thu được trong trường hợp này là: 56,42 x 20.955 = 1.182 tỷ VND.

Mức lợi tức tương ứng là 18,2%/năm.

Trong trường hợp này, Ngân hàng thu được lợi tức kép từ cho vay bằng USD, bao gồm lãi suất cho vay và phần lên giá của USD so với VND sau một năm đầu tư. Mức lợi tức chung cho cả danh mục đầu tư sẽ là:

(0,5 x 0,10) + (0,5 x 0,182) = 0,141 = 14,1%/năm

Trên thực tế, Ngân hàng không thể biết trước được tỷ giá giao ngay USD/VND biến động như thế nào tại thời điểm tín dụng đến hạn, trong khi đó trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng là trường ròng 1.000 tỷ quy VND (hay 49,06 triệu USD) chịu rủi ro ngoại tệ. Như chúng ta đã phân tích phần trên, 50% khoản tín dụng bằng USD có thể có mức lợi tức 18,2% nếu USD lên giá từ 1 USD = 20.385VND lên 1 USD = 20.955VND; ngược lại, mức lợi tức tín dụng bằng USD cũng chỉ có thể là 8,2% nếu USD giảm giá xuống 1 USD = 19.181VND.

Trong thời gian vừa qua từ năm 2007 đến 2012, hầu hết các hoạt động kinh doanh vàng tại các NHTM cổ phần tại TP.HCM được thực hiện dưới hình thức:

Mua bán cho khách hàng hưởng chênh lệch giữa giá bán và giá mua vào,

Cân đối trạng thái các giao dịch phái sinh vàng từ khách hàng với các đối tác ngân hàng nước ngoài,

Mua vàng trên tài khoản quốc tế và bán vàng vật chất trong nước khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế,

Ngân hàng mua vàng vật chất trong nước và bán vàng trên tài khoản quốc tế.


Các ngân hàng rất hiếm khi đầu tư trạng thái mở vàng để đầu cơ giá lên/xuống hay giữ lại các giao dịch phái sinh vàng từ khách hàng. Do đó, hầu như trong lĩnh vực kinh doanh vàng, các ngân hàng rất khó gặp rủi ro, ngoại trừ hai trường hợp sau:

Khi ngân hàng thực hiện mua vàng tài khoản quốc tế và bán vàng vật chất trong nước theo chỉ đạo của NHNN nhằm tăng thanh khoản tiền VND như thời gian qua. Sau đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng đóng tài khoản vàng quốc tế và mua lại vàng vật chất trong nước để tất toán các tài khoản huy động vàng tại ngân hàng. Đây chính là yếu tố chính tạo ra các khoản lỗ cho các NHTM cổ phần tại TP.HCM trong thời gian qua trong mảng kinh doanh vàng (theo biểu đồ 2.2 đến 2.5 trên).

Khi ngân hàng thực hiện mua vàng tài khoản quốc tế và bán vàng vật chất trong nước nhằm hưởng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế hay trường hợp ngược lại. Rủi ro xảy ra khi mà trong thời gian dài giá vàng trong và ngoài nước không thay đổi. Rủi ro này được phân tích rất kỹ trong phần thực trạng quản lý rủi ro kinh doanh vàng của các NHTM cổ phần tại TP.HCM bên dưới.


2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

Hoạt động KDNH diễn ra hàng ngày tại các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM mang lại lợi nhuận đáng kể, song song đó là rủi ro luôn tiềm ẩn, và rủi ro chính yếu phát sinh trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ. Các NHTM vẫn có các giải pháp để quản lý rủi ro này, tuy nhiên tùy theo loại hình KDNH thì mức độ và thực trạng quản lý rủi ro có khác nhau.

Hoạt động kinh doanh vàng tại các NHTM thông thường bao gồm: kinh doanh vàng vật chất, kinh doanh vàng tài khoản và xuất nhập khẩu vàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ bao gồm các giao dịch ngoại tệ tiền mặt và các giao dịch phái sinh ngoại tệ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023