Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Vật Chất


2.3.1 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng

2.3.1.1 Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng vật chất

Trong hoạt động kinh doanh vàng, giao dịch vàng vật chất là truyền thống và phổ biến nhất. Các giao dịch vàng của người Việt Nam đã tồn tại từ lâu đời và đã trở thành một phương thức để dành tài sản từ xa xưa. Đối với người dân ở nhiều nước, vàng là một dạng tiền tệ, lưu giữ giá trị, vàng giúp người dân tự bảo vệ mình trước sự lạm dụng của NHTW các nước khi các đơn vị này có chính sách cung tiền làm giá trị các đồng nội tệ giảm giá mà bản thân người dân không kiểm soát được. Tại Việt Nam, hiện nay phần lớn người dân mua vàng là để đầu cơ giá vàng, tuy nhiên, từ đầu năm 2010, do việc kinh doanh vàng tài khoản trong nước và quốc tế bị cấm, nên hoạt động đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian ngày càng rầm rộ. Quá trình trao đổi vàng vật chất qua lại này không những làm tăng chi phí giao dịch cho những người đầu cơ, mà còn khiến cho hoạt động đầu cơ vàng gắn với dòng dịch chuyển ngoại tệ khi có dòng vàng vật chất chuyển dịch vào và ra khỏi biên giới Việt Nam. Đặc biệt vào những tháng cuối năm 2011, thanh khoản trong hệ thống Ngân hàng bị khan hiếm, NHNN đã khuyến khích các NHTM bán vàng từ các nguồn huy động hay từ nguồn vốn riêng của các Ngân hàng ra để chuyển sang tiền VNĐ để hỗ trợ thanh khoản vào cuối năm. Để tránh rủi ro biến động giá vàng và làm phát sinh các khoản lỗ cho các NHTM, NHNN đã cho các NHTM mua lại vàng tài khoản quốc tế sau khi đã bán số vàng vật chất trong nước. Đây không phải là lần đầu tiên các NHTM thực hiện các giao dịch này, từ những năm 2006, một số NHTM tại TP.HCM đã thực hiện các giao dịch đối ứng này để tạo kinh doanh chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế như Ngân hàng Việt Á, Sacombank, Eximbank, ACB.

Tuy nhiên hoạt động kinh doanh này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Kể từ trước ngày còn hiệu lực của Thông tư 01/2010/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2010 bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày


15/03/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN và sau ngày hiệu lực của Thông tư 32/2011/TT-NHNN ngày 06 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của NHNN Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD, Ngân hàng đã tiến hành kinh doanh chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế nhằm hưởng lợi nhuận tuy về hình thức là làm giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế và tạm thời không phải tốn ngoại tệ (USD) để nhập vàng về theo tinh thần Thông tư 32 của NHNN. Tuy nhiên, các hoạt động này của NHTM cũng đang ngầm chứa nhiều rủi ro mà các phòng ban có trách nhiệm của Ngân hàng (phòng KDNH, phòng Quản lý rủi ro, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Văn phòng Tổng giám đốc, Văn phòng Hội đồng quản trị,....) chưa chắc đã nhận diện được hết. Mục đích của NHNN trong Thông tư 32, ngoài việc hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống Ngân hàng và thị trường vào những tháng cuối năm 2011, là việc kéo giảm độ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế (giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới). NHNN đã cho phép các NHTM được phép chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, NHTM chỉ được chuyển đổi tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ thành tiền tại thời điểm nộp hồ sơ xin chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài. NHTM được thực hiện mua vàng vật chất tại thị trường trong nước để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền theo văn bản cho phép chuyển đổi của NHNN. Trường hợp NHTM gặp khó khăn trong việc mua vàng vật chất bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền tại thị trường trong nước, NHNN sẽ xem xét cho phép nhập khẩu vàng để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi. Với việc làm này, NHTM đang phải gánh chịu nhiều rủi ro.

Như trường hợp vào ngày 10/10/2011 tại Ngân hàng Sacombank, phòng KDNH đã thực hiện hai giao dịch cùng lúc, đó là các dealer đã mua của đối tác nước ngoài HSBC Hongkong thông qua mạng Reuters với số lượng 500 kg vàng trên tài khoản với giá giá là 1.585 USD/oz (với giá USDVNĐ trên thị trường interbank lúc bấy giờ 21.700), một giao dịch khác với một đối tác trong nước là


DNTN A cùng với số lượng 500kg vàng SJC (tương đương 500 * 26,666 = 13.333 lượng vàng SJC) với giá 43.900.000 đồng/lượng. Với giao dịch trên đây, giả định các chi phí để Sacombank nhập lượng vàng trên từ Hongkong về Việt Nam là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

400.000 đồng /lượng, thì Sacombank ước tính có lợi nhuận gần:

500 * 26,666 * (43.900.000 – (1.585/0,833 * 21.700 + 400.000)) = 29.467.049.972 đồng

Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM - Trường ĐH Ngân hàng - 15

Với giao dịch trên với phía quốc tế, Sacombank sẽ dự kiến chi ra nếu lấy hết số vàng 500kg với đối tác HSBC Hongkong là: 500*32.1507*1585 = 25.479.429,75 USD, tức là Sacombank đang giữ trạng thái đoản USD là 25.479.429,75 và thời gian thực hiện là T+2 (tức là tối đa 2 ngày phía HSBC và Sacombank phải thực hiện giao dịch này, trừ khi hai bên mong muốn kéo dài chưa thực hiện hợp đồng này qua giao dịch swap). Còn ở phía Việt Nam, Sacombank đã bán 500 * 26,666 = 13.333 lượng vàng SJC và thu về 13.333 * 43.900.000 = 585.318.700.000 đồng, và giao dịch này thường được Sacombank và DNTN A thực hiện ngay trong ngày hoặc là chỉ có thể kéo dài thêm tối đa 1-2 ngày.

Khi thực hiện các giao dịch trên, phía Sacombank đã phải chịu sáu loại rủi ro sau mà hầu như chưa có giải pháp phòng ngừa hữu hiệu:

Thứ nhất: Khi thực hiện giao dịch quốc tế với HSBC, trạng thái ngoại tệ cuối ngày của Sacombank đã phát sinh trạng thái ngoại tệ đoản tương đương với 25.479.429,75 USD (giả định số dư các ngoại tệ khác cuối ngày bằng không). Rủi ro sẽ phát sinh nếu tỷ giá USDVNĐ tăng lên trên 21.700. Tỷ giá USDVNĐ tại Việt Nam trong những năm qua thường có xu hướng tăng và do đó rủi ro về tỷ giá luôn rình rập hoạt động của Ngân hàng. Nếu tỷ giá tăng ít thì phần lỗ đó chỉ là chi phí của Ngân hàng, nhưng nếu tỷ giá tăng đột biến thì thất thoát của Ngân hàng sẽ rất lớn. Thông thường sau khi thực hiện xong giao dịch trên hoặc vào cuối ngày thì các Ngân hàng xem xét trạng thái ngoại tệ của mình có vượt quá +/-30% vốn tự có theo quy định của NHNN hay không (tỷ lệ này còn là +-20% kể từ ngày 2/5/2012 theo thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 quy định về trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Nếu vượt quá tỷ lệ trên các Ngân hàng vào cuối ngày phải mua lại trên thị trường interbank hay nâng giá mua USD


để mua USD vào từ các doanh nghiệp hay cá nhân trong nước (tất nhiên là chỉ vào cuối ngày, còn trong ngày có vượt quá tỷ lệ trên thì cũng chưa vi phạm quy định của NHNN. Đây cũng là nhược điểm của quy định về trạng thái ngoại tệ hiện nay của NHNN). Do đó, các Ngân hàng phải luôn cảnh giác với loại rủi ro này và cần có một hệ thống quản lý rủi ro tốt trong nội bộ Ngân hàng.

Thứ hai: Sacombank có một số lựa chọn nguồn khi bán vàng, chủ yếu tập trung vào ba nguồn chính là từ huy động vàng của tổ chức/cá nhân, vốn tự có, hay là từ nguồn mà Ngân hàng tự đầu tư. Trong ba nguồn này, thường Ngân hàng lấy nguồn vốn vàng từ huy động của doanh nghiệp hay cá nhân để bán. Ngân hàng gặp rủi ro ngay nếu đến hạn rút vàng của khách hàng mà Ngân hàng không đủ thanh khoản vàng. Trước đây loại rủi ro này ít gặp là do Ngân hàng thiếu thanh khoản vàng, thì có thể tăng lãi suất huy động vàng lên hoặc cấp tốc cầu cứu NHNN xin quota nhập khẩu vàng. Nhưng hiện nay tình hình đã thay đổi khi mà NHNN đã không còn cho huy động vàng (Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 và sau đó là thông tư 12/2012/TT-NHNN gia hạn đến ngày 25/11/2012) và rất hạn chế cấp quota nhập khẩu vàng. Cũng vì chạy theo thời hạn quy định trong thông tư 12/2012/TT-NHNN, Ngân hàng ACB vừa qua đã lỗ 1.144 tỷ đồng cho nghiệp vụ kinh doanh vàng (Cao Sơn (2012)).

Thứ ba: Rủi ro khác mà Ngân hàng gặp phải là cạn kiệt thanh khoản vàng riêng lẽ từ phía một Ngân hàng. Theo thông tư 11 và thông tư 12 về việc chấm dứt huy động vàng của TCTD, khi Ngân hàng thiếu thanh khoản vàng thì Ngân hàng không thể tăng lãi suất để huy động vàng như trước nữa mà chỉ còn trông chờ vào sự trợ giúp của NHNN khi NHTM gặp khó khăn mua vàng vật chất để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền (theo Thông tư 32). Nhưng việc cạn kiệt thanh khoản vàng này là của riêng Sacombank, do đó phải chờ sự xét duyệt của NHNN về trường hợp riêng lẽ này, và thời gian chờ đợi này là không xác định được dễ dàng. Thực tế đã chứng minh rất rõ trường hợp này trong những tháng của quý 3/2012, NHNN không cho phép nhập khẩu vàng để giải cứu cho các khoản lỗ của NHTM.


Thứ tư: Đối với giao dịch bán vàng trong nước, khi tiền VNĐ về thì Ngân hàng cho vay hoặc đi gởi liên Ngân hàng. Trước đây, với hai loại giao dịch này thì Ngân hàng rất ít khi gặp rủi ro (nợ quá hạn hay Ngân hàng đối tác chậm trả trên interbank). Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế trong và ngoài nước đang gặp khó khăn chung, khi cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên đáng kể, có một số trường hợp khách hàng không trả được nợ (theo Báo cáo của NHNN đến tháng 10/2012, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đã xấp xỉ 8,3%). Khi Ngân hàng giao dịch trên thị trường liên Ngân hàng, trong điều kiện thanh khoản căng thẳng đặc biệt là vào các dịp cuối năm thì Ngân hàng đối tác thường kéo dài thời hạn trả nợ tuy hợp đồng thanh toán đã đến hạn. Ngân hàng không thể xem thường các khả năng này trong hệ thống quản trị rủi ro của mình.

Thứ năm: Sacombank đã duy trì trạng thái trên kể từ ngày 10/10/2011 đến nay do chưa có sự đảo chiều giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Giá vàng trong nước vẫn còn cao hơn giá vàng quốc tế. Nếu đóng trạng thái vàng đã mở này, thì Sacombank sẽ bị lỗ ngay trong khi lợi nhuận của các giao dịch trên thì đã được hạch toán vào năm 2011. Do đó loại rủi ro thứ năm gặp phải là thời gian để chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế đảo chiều ngược lại so với lúc mở trạng thái tháng 10/2011, chắc chắn Ngân hàng không thể tính được việc này. Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa thể đóng được hai giao dịch đã mở từ năm 2011, Ngân hàng sẽ phải thanh toán chi phí gì và khi nào thì đạt được điểm hòa vốn ??? Hiện nay các Ngân hàng khi mở trạng thái trên đều có một phần nhận biết được các loại rủi ro này, nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để phòng và chống rủi ro đó. Các chi phí cho hai giao dịch trên bao gồm:

Chi phí Ngân hàng phải trả cho điểm Swap để kéo dài việc thực hiện giao dịch trên với HSBC Hongkong. Về phương diện hạch toán kế toán, để gia hạn hợp đồng trên với đối tác nước ngoài thì phía Sacombank phải thực hiện cùng lúc hai giao dịch là một giao dịch Spot bán vàng tài khoản quốc tế và mua USD trên tài khoản quốc tế và một giao dịch Forward mua vàng tài


khoản quốc tế và bán USD trên tài khoản quốc tế trong kỳ hạn 1 ngày. Với giao dịch này, phía Sacombank sẽ nhận lãi vàng và trả lãi USD trên tài khoản quốc tế. Thông thường lãi suất USD trên thị trường thế giới cao hơn lãi suất vàng. Cho nên, mỗi ngày thực hiện giao dịch Swap, phía Sacombank phải trả chi phí điểm Swap này.

Chi phí cho việc huy động để có nguồn vàng để bán trong nước hay chi phí cơ hội mà Ngân hàng phải bỏ ra nếu đó là từ nguồn vốn tự có hay mua để đầu cơ.

Chi phí cơ hội cho việc sử dụng VNĐ để mua USD trong việc giảm trạng thái đoản USD do mua vàng quốc tế.

Chi phí ký quỹ USD ở tài khoản nước ngoài trong việc đảm bảo cho giao dịch mua vàng tài khoản với HSBC Hongkong.

Chi phí phát sinh nếu đóng hai giao dịch đã mở tháng 10/2011 mà bị lỗ (do giá vàng trong nước vẫn duy trì cao hơn giá thế giới và bị bắt buộc phải đóng giao dịch).

Từ việc dự liệu được các loại chi phí trên, Ngân hàng cần xác định điểm hòa vốn cho hai giao dịch đã mở tháng 10/2011. Điểm hòa vốn được xác định trên cơ sở lợi nhuận có được lúc bắt đầu giao dịch trong nước và quốc tế, các chi phí đã phát sinh trong quá trình còn duy trì các giao dịch đã xác lập và chi phí (nếu có) lúc đóng các giao dịch đã mở. Các phòng ban có trách nhiệm cùng nhau theo dõi, lập kế hoạch, báo cáo thường xuyên và định kỳ cũng như cảnh báo ngay cho các phòng ban có liên quan và lãnh đạo Ngân hàng nếu có những trường hợp phát sinh trong dự liệu và đột biến.

Thứ sáu: Rủi ro cuối cùng phát sinh là do sự thay đổi nhanh của các chính sách từ NHNN và Chính phủ nằm ngoài sự dự liệu của Ngân hàng. Điển hình như bãi bỏ việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài trong Thông tư 01/2010/TT-NHNN hoặc không cho nhập vàng trên tài khoản nước ngoài về khi thanh khoản vàng của Ngân hàng bị cạn kiệt, vì việc nhập khẩu vàng làm hao tốn


nhiều ngoại tệ của quốc gia và làm cho tỷ giá ngoại tệ trong nước biến động thất thường gây rủi ro cho các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Trong trường hợp ngược lại tức là khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới, chúng ta cũng làm các phân tích tương tự như trên để nhận diện đầy đủ các rủi ro và chi phí phát sinh. Từ đó đưa chúng vào trong quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc cùng với sự phối hợp nỗ lực của cả tập thể cùng tham gia vào hoạt động chung để đạt mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Hàng ngày, phòng Quản lý rủi ro tại Hội sở Sacombank, vẫn luôn có cảnh báo, nhắc nhở đến phòng KDNH và báo cáo nhanh lên Ban Tổng giám đốc về các diễn biến bất lợi cho các giao dịch mà phòng Kinh doanh đã thực hiện. Tuy nhiên, việc làm này vẫn còn mang tính đối phó và chưa thực sự hiệu quả trong công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro ngoại hối của NHTM.

Khi nhìn sang các NHTM cổ phần khác tại TP.HCM như ngân hàng ACB hay Việt Á hay Eximbank thì các ngân hàng này vẫn thực hiện các giao dịch mua bán vàng vật chất trong nước, cùng lúc đó là họ thực hiện bán mua đối ứng với tài khoản vàng tại nước ngoài tương tự như các giao dịch trên của Sacombank. Cũng với các giao dịch giống nhau về bản chất đó, các ngân hàng này vẫn không có các giải pháp quản lý rủi ro một cách chặt chẽ, các báo cáo quản lý rủi ro KDNH vẫn mang tính đối phó, các phòng ban vẫn thờ ơ về mức độ rủi ro của các giao dịch mà mình đang thực hiện và quản lý, các cảnh báo cũng như các giải pháp quản lý rủi ro định lượng như mô hình VaR chỉ mang tính tham khảo.

Do đó, các giải pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh vàng vật chất tại các NHTM cổ phần TP.HCM còn rất sơ sài, đối phó, còn mang nặng định tính hơn là định lương. Đa phần các báo cáo rủi ro cho các giao dịch kinh doanh vàng vật chất chỉ mang tính tham khảo và rất ít thông tin.


2.3.1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản

Bên cạnh hoạt động kinh doanh vàng vật chất phổ biến và mang tính truyền thống như đã trình bày ở trên, kinh doanh vàng tài khoản vẫn là lĩnh vực cũng chứa


đựng nhiều rủi ro cho hoạt động của các NHTM và gây nhiều bất ổn đến chính sách quản lý kinh tế của Chính phủ. Giao dịch vàng tại sàn vàng của các NHTM là sản phẩm kinh doanh mạo hiểm. Nhà đầu tư phải ký quỹ một lượng tiền rất nhỏ (thông thường là 7%) giá trị giao dịch, số còn lại được Ngân hàng cho vay, như vậy nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua/bán gấp hơn 14 lần vốn tự có. Hàng ngày, nhà đầu tư đặt mua/hoặc bán, tức mở trạng thái giao dịch và đóng trạng thái đặt lệnh bán/hoặc mua theo giá vàng từng thời điểm.Vào cuối ngày giao dịch, trường hợp nhà đầu tư không đủ tiền/vàng để thanh toán cho các lệnh đã khớp, Ngân hàng sẽ tự động cho nhà đầu tư vay, sau khi đã trừ đi tổng giá trị tiền/vàng mà khách hàng đang có. Trên thực tế, việc kinh doanh sàn vàng hay kinh doanh vàng qua tài khoản với nước ngoài, các NHTM đã đối mặt với những rủi ro sau:

Rủi ro pháp lý: trong suốt gần 3 năm sàn vàng hoạt động, về phía Nhà nước hầu như đã không có một văn bản pháp lý nào để kiểm soát hoạt động kinh doanh trên sàn vàng, điều chỉnh mô hình hoạt động của các sàn vàng, cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh. Mọi quy chế, quy trình đều do Ngân hàng tự ban hành. Hầu hết các văn bản và các hợp đồng giao dịch được soạn theo hướng có lợi cho các Ngân hàng, nên quyền lợi của nhà đầu tư chưa được bảo đảm thỏa đáng. Chính vì quyền lợi và nghĩa vụ không được đảm bảo giữa hai bên, nên rủi ro tranh chấp pháp lý luôn rình rập hoạt động kinh doanh sàn vàng của Ngân hàng.

Rủi ro thị trường: có thể nói kinh doanh vàng là phải chấp nhận sự biến động thất thường của vàng dưới tác động đa dạng của nhiều nhân tố có liên quan như: tình hình kinh tế, chính trị, chiến tranh thế giới, giá dầu, giá ngoại tệ,…. Trong nhiều trường hợp khi không cân đối được các trạng thái mua bán giữa các khách hàng trong nước hoặc không cân đối kịp các giao dịch của sàn trong nước và sàn nước ngoài, Ngân hàng sẽ gặp ngay các rủi ro về biến động giá vàng.

Rủi ro về kỹ thuật công nghệ: hệ thống công nghệ của các sàn vàng là do các Ngân hàng tự thiết kế, tự trang bị và không có một sự ràng buộc pháp lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023