Đánh Giá Thành Công Và Hạn Chế Trong Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên


sản đảm bảo là 66 tỷ trong năm 2014 và 72 tỷ trong năm 2015. Do Thái Hưng là một công ty lớn và rất uy tín và là đối tác tin cậy của VIB từ ngày đầu thành lập, vì vậy ban lãnh đạo VIB luôn có sự tin tưởng cao với khách hàng này. Tuy nhiên đến năm 2016, VIB Thái Nguyên đã có lộ trình để Thái Hưng bổ sung TSĐB đảm bảo cho 100% tổng dư nợ.

VIB trong thời gian vừa qua đã nâng cao yêu cầu và đưa ra nhiều tiêu chí về tài sản đảm bảo như chiều rộng đường, ngõ vào bất động sản là >= 2.5m, khoảng cách từ tài sản đến trụ sở Chi nhánh <=50km, diện tích tối thiểu của bất động sản >=30m2 để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản là bất động sản. Ngoài ra với máy móc thiết bị, VIB quy định rõ số năm sử dụng tối đa với tài sản cũ, các nhãn hiệu xe, máy được nhận, và đặc biệt là VIB không nhận tài sản là xe, máy có xuất xứ từ Trung Quốc. Với các tài sản có giá trị cho vay lớn từ 2 tỷ trở lên, VIB sẽ thuê các Công ty định giá chuyên nghiệp để đảm bảo tính khách quan khi đánh giá chất lượng cũng như giá trị tài sản. Đây là những khâu kiểm soát chất lượng cũng như giá trị tài sản đảm bảo rất chắc chắn của VIB.

Không chỉ vậy, với tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân, VIB chỉ nhận tài sản không chính chủ của những thành viên ruột thịt trong gia đình để hạn chế tình trạng vay hộ, vay ké diễn ra - một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nợ xấu.

3.4. Đánh giá thành công và hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.4.1. Thành công

3.4.1.1. Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng được chuyển biến theo chiều hướng tích cực

Thứ nhất, nợ nhóm 2, nợ xấu đến hết năm 2014 được kiểm soát tốt trong giới hạn 2%, trong khi tổng dư nợ có sự biến động sụt giảm mạnh. Điều này cho thấy các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng của VIB Thái Nguyên đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước đây.


Thứ hai, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của VIB Thái Nguyên là giữ vững tỷ trọng cho vay với các cá nhân và doanh nghiệp ở mức dư nợ khá cân bằng; nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dư nợ vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

3.4.1.2. Xây dựng hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ


Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 9

Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của Ngân hàng hàng đầu của Úc và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống, quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng được ban hành đồng bộ. Ngoài ra, nhằm ứng phó kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ. Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Chính sách tín dụng hướng tới phục phụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. VIB Thái Nguyên mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng. Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án kinh doanh, biện pháp bảo đảm tiền vay... Ngân hàng còn phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú phù hợp những nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của VIB Thái Nguyên đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực trạng khách hàng và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đã bao gồm khá toàn diện các nội dung cần thiết mà các Ngân hàng cần thực hiện trong quá trình phê duyệt tín dụng như:


- Đã đưa ra các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án, dự án vay.

- Đã thiết lập các hạn mức tổng thể cho khách hàng ở mức từng khách hàng riêng lẻ hoặc theo nhóm đối tác có liên quan.

- Đã xây dựng quy trình đánh giá chính thức và phê duyệt (chủ yếu theo hình thức phê duyệt tín dụng tập trung) cụ thể.

3.4.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng được hình thành


Ngày 1/4/2013 là ngày đánh dấu công tác đổi mới quản lý rủi ro một cách triệt để của hệ thống VIB với việc chuyển đổi mô hình tín dụng phê duyệt tập trung với quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Mô hình mới đã đem lại nhiều lợi ích cho VIB. Thứ nhất, bộ phận kinh doanh và giao dịch tín dụng trong hoạt động tín dụng bước đầu được tách rời. Các chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại hội sở, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng trở nên khách quan hơn góp phần giảm thiểu rủi ro

Thứ hai, do các chi nhánh tập trung vào chuyên môn như tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của VIB Thái nguyên đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng các dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm được tích lũy hàng năm cộng thêm mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách hàng được sử dụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác. Thứ ba, việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa Hội sở và Chi nhánh theo chiều dọc, tạo cơ hội trong việc tiếp thu, ghi nhận phản hồi của Chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ


tốt nhất nhu cầu của khách hàng được đề xuất kịp thời. Thứ tư, khối quản lý rủi ro đóng vai trò là vòng kiểm soát thứ hai độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa tổng quát các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của VIB , sao cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo tiền đề tăng cường an toàn tín dụng cho ngân hàng.

3.4.1.4. Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ


Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành hai nhóm: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Khách hàng doanh nghiệp được phân loại theo trên 50 ngành nghề và quy mô doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp siêu nhỏ. Khách hàng cá nhân được chia thành cá nhân tiêu dùng và cá nhân kinh doanh chấm điểm các chỉ tiêu tài chính tương tự như quy định tại Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN. Nhờ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quát và bản chất về tình hình chất lượng tín dụng.

3.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân


3.4.2.1. Mô hình quản lý RRTD không phù hợp


Hạn chế trong việc nhận biết rủi ro Văn hóa về quản lý rủi ro hầu như chưa được quán triệt ở ngân hàng, mang nặng tư tưởng để mức độ rủi ro càng thấp càng tốt. Quan niệm cũ “Quản lý rủi ro có nghĩa là không để có rủi ro” muốn thay đổi sang “Quản lý rủi ro tốt nghĩa là đảm bảo sự ổn định của lợi nhuận” vẫn cần nhiều thời gian. Thông tin về nhận biết rủi ro không đầy đủ, kịp thời, không có tính hệ thống và thiếu chính xác. Đồng thời, cũng không có sự phân cấp giữa người cập nhật thông tin và sử dụng thông tin, tình trạng báo


cáo tay là chủ yếu. Về chức năng quản lý rủi ro Hiện tại ngân hàng đang có sự giao thoa của hai mô hình quản lý rủi ro tập trung và phân tán: từng bộ phận kinh doanh tại Hội sở chính cũng như tại chi nhánh tự thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro theo quy trình nghiệp vụ; phê duyệt các giao dịch kinh doanh, báo cáo rủi ro khép kín trong từng quy trình nghiệp vụ. Việc phân cấp ủy quyền phán quyết tín dụng đối với các chi nhánh còn khá lớn, chưa phù hợp với thông lệ vì quản lý tín dụng vẫn tập trung tại Hội sở chính.

Ủy ban Quản lý rủi ro của ngân hàng được hình thành, hoạt động song song không tham gia giám sát độc lập trong quá trình tác nghiệp, hoạt động mang tính chất tham mưu, tư vấn trên cơ sở các thực tế tác nghiệp đã phát sinh... nên vai trò hỗ trợ kinh doanh chưa được thể hiện một cách sâu sắc.

3.4.2.2. Quy trình cấp tín dụng còn bất cập


Phòng khách hàng của ngân hàng thực hiện đầy đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay nên nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu. Việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro vì: (i) Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ. (ii) CBTD tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có sự thông đồng giữa CBTD và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc CBTD để được vay tiền ngân hàng. Do hạn chế về tính minh bạch của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định yếu của CBTD, quy trình cấp tín dụng nhìn chung còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân hầu như vẫn giống hệt quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Không sát sao theo dõi hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh với mảng khách


hàng cá nhân khi vẫn phân quyền cấp tín dụng sẽ dễ dẫn đến những rủi ro vô cùng lớn. Cụ thể:

"Theo Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an tỉnh Thái Nguyên ký ngày 13/11/2015, nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Phan Đình Phùng (VIB Thái Nguyên) Vi Nghĩa Hà (sinh năm 1977, hộ khẩu thường trú tại tổ 6, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên) bị kết tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Theo đó, từ năm 2010-2012, do cần tiền để chi tiêu cá nhân, trả một phần gốc và lãi các khoản vay tại ngân hàng VIB Thái Nguyên, Vi Nghĩa Hà đã đưa tiền cho Ngô Quang Mạnh (sinh năm 1989, lao động tự do, ở Thái Nguyên) mua đất giá rẻ tại Thái Nguyên rồi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người khác, nhờ họ thế chấp vay tiền tại VIB Phan Đình Phùng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Hà, Mạnh và Hà Văn Thuyết (sinh năm 1990, lao động tự do, ở Thái Nguyên) thiết lập các hồ sơ vay vốn gồm chứng minh thư, hộ khẩu của khách hàng vay, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, các giấy tờ thể hiện hoạt động kinh doanh..., mặc dù hầu hết những người này không phải là hộ kinh doanh cá thể.

Sau khi hoàn thiện giấy tờ cá nhân khách hàng vay vốn, Hà giao cho nhân viên là Bùi Văn Sỹ, Nguyễn Đình Cường, Hà Thị Thanh Thảo làm biên bản định giá tài sản đảm bảo (nhà, đất) và làm Bản đề xuất tín dụng rồi cùng Hà ký hợp thức hóa các khoản vay đó.

Khi thực hiện giải ngân, quản lý khách hàng giao dịch tín dụng cùng công chứng viên yêu cầu khách hàng ký tên, lăn tay chứng thực hồ sơ giải ngân, mặc dù hầu hết các nạn nhân của Hà (đa số là họ hàng, người quen) đều không ý thức được việc làm của mình.


Bằng thủ đoạn trên, thông qua 12 hồ sơ tín dụng (được xét xử giai đoạn

1) được “dàn dựng”, Vi Nghĩa Hà và đồng bọn đã giải ngân được số tiền hàng chục tỉ đồng. Điều đặc biệt ở chỗ: Vi Nghĩa Hà tự định đoạt sử dụng số tiền trên mà không chi lại phần nào cho đồng phạm, cán bộ tín dụng hay người đứng tên vay vốn.

Tại bản án số 210/2015/HSPT ngày 28/5/2015 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ án Vi Nghĩa Hà giai đoạn 1 (xem xét 12 hồ sơ tín dụng giả mạo) đã tuyên nguyên giám đốc phòng giao dịch Vi Nghĩa Hà tù chung thân về 2 tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 280 và 167 Bộ luật Hình sự”

Quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay/khách hàng chủ yếu dựa trên các đặc điểm của riêng khoản vay/khách hàng đó mà chưa xem xét, đánh giá tác động của khoản vay/khách hàng đó tới tổng thể rủi ro của danh mục đầu tư theo ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể. Hiện nay, một CBTD quản lý rất nhiều khách hàng, đặc biệt đối với CBTD ở phòng khách hàng cá nhân quản lý 100-200 khách hàng cho nên việc thẩm định phân tích khách hàng trước, trong và sau khi cho vay khó mà chặt chẽ và kĩ lưỡng. Chất lượng tín dụng có lúc, có nơi chưa được coi trọng đúng mức, việc tuân thủ quy trình tín dụng chưa nghiêm (thẩm định sơ sài, hồ sơ TSTC chưa đầy đủ yếu tố pháp lí), một số CBTD khi quyết định cho vay vẫn còn coi trọng TSĐB tiền vay mà chưa xem xét kĩ đến hiệu quả của dự án vay vốn. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên nên dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.


3.4.2.3. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng chưa toàn diện


VIB chưa có một chiến lược quản lý RRTD toàn diện thiết lập các mục tiêu định hướng cho các hoạt động cấp tín dụng. Các chiến lược phát triển hàng năm hay trung, dài hạn của ngân hàng chỉ mang tính nguyên tắc và định hướng, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được những yêu cầu căn bản của một chiến lược rủi ro tín dụng như: chưa phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng; chưa xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại của ngân hàng và với môi trường kinh tế tổng thể; chưa tạo ra khuôn khổ để kiểm soát, điều chỉnh cơ cấu và chất lượng danh mục đầu tư tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra. VIB vẫn sa vào lối mòn cấp tín dụng dựa quá nhiều vào lợi nhuận kỳ vọng hoặc TSĐB mà không gắn liền với rủi ro, không quán triệt nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận khiến ngân hàng phải đứng trước hai ngã rẽ: (1) mở rộng tín dụng quá mức để chạy theo lợi nhuận khi có các điều kiện thuận lợi, (2) thu hẹp quá mức khi vấp phải các khó khăn, thử thách. Kết quả là Ngân hàng phải đối mặt với các vấn đề về chất lượng tín dụng và lãng phí nhiều công sức để xử lý các khoản nợ có vấn đề.

3.4.2.4 Việc kiểm tra, kiểm soát còn mang tính hình thức


Theo thông tin thu được từ khảo sát các chuyên viên tín dụng và từ các khách hàng, việc kiểm tra sử dụng vốn và kiểm tra sau cho vay đến gần 70% là chiếu lệ và chống chế bằng cách ký khống trước các biên bản kiểm tra. Việc tuân thủ kiểm soát sau cho vay chủ yếu được thực hiện với các công ty lớn, có dư nợ lớn hoặc có tín chấp. Còn với các công ty nhỏ, dư nợ thấp thì hầu hết là kiểm tra chiếu lệ.

Qua phân tích 290 phiếu khảo sát khách hàng, ta thu được bản tổng hợp:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024