Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Tỉnh Thái Nguyên Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Tín Dụng Và Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Ngân Hàng


dụng ngân hàng càng kém và ngược lại Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn


Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cũng thể hiện rất rõ khả năng quản lý 1

- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn cũng thể hiện rất rõ khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ này không phản ánh tỷ trọng của dư nợ quá hạn đối toàn bộ dư nợ mà nó phản ánh số lượng khách hàng quá hạn trên toàn bộ khách hàng vay vốn.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ nợ nhóm 3 trở lên trên toàn bộ tổng dư nợ tỷ 2

- Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ nợ nhóm 3 trở lên trên toàn bộ tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu thể hiện tỷ lệ những khoản nợ mà ngân hàng có khả năng mất vốn. Nợ xấu là khoản nợ mà đã được xếp từ nhóm 3 trở lên theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là tỷ lệ mà Chi nhánh đã trích lập trên 3

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: là tỷ lệ mà Chi nhánh đã trích lập trên tổng dư nợ tại kỳ báo cáo. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cao chứng tỏ tỷ lệ cao của nợ quá hạn đối với các khoản vay, việc trích lập dự phòng RRTD ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kỳ báo cáo của ngân hàng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau 4


Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định như sau:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.

- Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ:


Là chiếc phao cứu sinh lớn nhất và là cuối cùng của Ngân hàng trong trường 5

Là chiếc phao cứu sinh lớn nhất và là cuối cùng của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, Tỷ lệ nợ có TSĐB cao sẽ cho thấy mức độ an toàn vốn vay cao, nó đánh giá mức độ thận trọng của ban lãnh đạo ngân hàng với ngành hay nền kinh tế. Tuy nhiên không phải khách hàng nào vay vốn cũng cần phải có tài sản đảm bảo, nó còn phụ thuộc vào uy tín cũng như quy mô của khách hàng. Nếu quá thận trọng về vấn đề tài sản đảm bảo sẽ kìm kẹp sự phát triển của Chi nhánh, từ đó sẽ tụt lại trên thị trường ngân hàng của tỉnh.

- Tỷ lệ cơ cấu nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn

Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn Hai tỷ lệ trên cho thể hiện cơ cấu nợ quá hạn 6

Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn


Hai tỷ lệ trên cho thể hiện cơ cấu nợ quá hạn trong các loại dư nợ ngắn 7

Hai tỷ lệ trên cho thể hiện cơ cấu nợ quá hạn trong các loại dư nợ ngắn hạn và dài hạn, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý, đánh giá hiệu quả, chất lượng sản phẩm tín dụng nhóm tương ứng. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sẽ đưa ra các chính sách ưu tiên phát triển cơ cấu dư nợ tại chi nhánh.


Chương 3


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển


Trong những năm đầu thập niên 80, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, chỉ số lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá liên tục đã kéo theo sự sụp đổ hàng loạt các tổ chức tiền tệ - tín dụng (lúc đó đang ở hình thức Quỹ tín dụng nhân dân). Đây là hệ quả tất yếu của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã thực sự lỗi thời và không còn phù hợp với xu thế. Đánh giá được tình hình đó, Đại hội Đảng VI (12/1986) đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện về chính sách, cơ chế quản lý kinh tế và lĩnh vực Ngân Hàng được đặc biệt quan tâm với “bước đột phá” trong sự nghiệp đổi mới, đó là hình thành hệ thống Ngân Hàng hai cấp: một cấp là ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước về tài chính - tín dụng và cấp còn lại là Ngân Hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ Ngân Hàng. Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng chuyên doanh được thiết lập dưới hai hình thức: Ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân Hàng TMCP. Đây chính là bước ngoặt về cơ chế trong hệ thống tài chính - tín dụng, đánh dấu bước phát triển mới cho hoạt động Ngân Hàng, đi đúng vào quỹ đạo mà cả thế giới đã và đang thực hiện.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh tiền tệ, được thành lập và đi vào hoạt động ngày 18/09/1996. Đến ngày 20/05/2016 sau 20 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt


gần 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.845 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần

9.000 tỷ đồng.


Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên được thành lập ngày 16/10/2007, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên có mặt trên thị trường tỉnh Thái Nguyên.

Là một Chi nhánh của VIB nên bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì ngoài ra VIB Thái Nguyên còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng của một ngân hàng thương mại.

VIB Thái Nguyên là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào VIB, có quyền tự chủ kinh doanh, có dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác. Kể từ khi thành lập đến nay, VIB Thái Nguyên đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Trải qua quá trình kinh doanh gần 9 năm qua tại tỉnh Thái Nguyên, VIB Thái Nguyên đã hòa nhập vào hoạt động chung của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường và đang ngày càng mở rộng, phát triển.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức


VIB Thái Nguyên là một chi nhánh có khoảng 30 cán bộ nhân viên, cơ cấu bộ máy khá đơn giản với 03 phòng ban, mỗi phòng ban có từ 4-7 cán bộ nhân viên. Tất cả các cán bộ nhân viên tại Chi nhánh đều có trình độ đại học/trên đại học, 90% các cán bộ đều có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài Chi nhánh Thái Nguyên, trên địa bàn tỉnh còn có 02 phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch Lương Ngọc Quyến và Phòng giao dịch Gang Thép, tuy nhiên, các phòng giao dịch này đều được hạch toán độc lập với Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh hiện tại là anh Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc chi nhánh kiêm nhiệm Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp


của Chi nhánh. Bộ máy hoạt động của VIB Chi nhánh Thái Nguyên có cơ cấu như sau:

GĐ CHI NHÁNH

GĐ KH CÁ NHÂN

GĐ KH DOANH NGHIỆP

PHÒNG DVKH

PHÒNG KHCN

PHÒNG KHDN


Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên


Cơ cấu bộ máy của VIB khá đơn giản:


- Giám đốc Chi nhánh: có thể kiêm nhiệm bởi Giám đốc khách hàng cá nhân hoặc giám đốc khách hàng doanh nghiệp , đại diện cho VIB Thái Nguyên làm việc với các sở ban ngành và quản lý chi phí cũng như lợi nhuận của Chi nhánh.

- Giám đốc Khách hàng Cá nhân: Phụ trách quản lý Phòng dịch vụ khách hàng và Phòng khách hàng cá nhân. Đảm bảo hoàn thành những chỉ tiêu mà hội sở giao.

- Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp: Phụ trách quản lý phòng khách hàng doanh nghiệp và thực hiện các chỉ tiêu Hội sở giao.

- Phòng Dịch vụ Khách hàng: Thực hiện công việc giao dịch với khách hàng, đảm bảo sự hài lòng tối đa với khách hàng đến giao dịch về tiền và các dịch vụ gia tăng.

- Phòng Khách hàng Cá nhân: Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên


quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ ban hành và hướng dẫn theo quy định. Là bộ phận trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các tổ chức kinh tế, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ ban hành và hướng dẫn theo quy định. Là bộ phận trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức kinh tế.

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua


Để hiểu được kết quả hoạt động trong thời gian qua, ta có thể đánh giá qua bảng các chỉ số tài chính qua bảng 3.1.

Căn cứ vào bảng một số chỉ tiêu tài chính trên, ta có thể thấy:


- Tổng dư nợ của Chi nhánh có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm với mức tăng trưởng từ 8-10%/năm% trong các năm.

- Tổng số khách hàng của Chi nhánh trong giai đoạn 2013-2016 có sự tăng trưởng khá tốt. Cụ thể, trong năm 2013, số lượng khách hàng chỉ là 872 khách, số lượng khách hàng năm 2014 và 2015 đã liên tục tăng và đạt số lượng lần lượt là 903 và 965 khách hàng. Đến năm 2016, số lượng khách hàng đã đạt 1,038 khách.

- Tổng tài sản có mức tăng trưởng không đều, có giá trị là 745 tỷ đồng trong năm 2013, tăng lên 767 tỷ đồng trong năm 2014, năm 2015 tiếp tục tăng trưởng 9%, đạt 839 tỷ đồng và đến năm 2016 tăng trưởng 14,2%, đạt 958 tỷ đồng.

- Nợ quá hạn của Chi nhánh đã giảm mạnh qua các năm. Từ 14.5 tỷ năm 2013, giảm xuống còn 10.5 tỷ trong năm 2014 và tiếp tục giảm xuống còn 9.8 tỷ trong năm 2015. Đến năm 2016, nợ quá hạn chỉ còn 9,6 tỷ đồng.

37


Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chính của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2016‌


Chỉ tiêu


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015


Năm 2016

Tốc độ phát triển (%)

2014/2013

2015/2014

2015/2016

Bình quân

Tổng dư nợ (trđ)

632,745

687,072

756,098

831,072

108.59

110.05

109.92

91.31%

Tổng số khách hàng

872

903

965

1,038

103.56

106.87

107.56

94.36%

Dư nợ ngắn hạn (trđ)

530,980

512,093

479,038

498,389

96.44

93.55

104.04

102.13%

Dư nợ trung dài hạn (trđ)

101,765

174,979

277,060

332,683

171.94

158.34

120.08

67.38%

Dư nợ có tài sản đảm bảo

566,934

620,983

683,774

831,072

109.53

110.11

121.54

88.03%

Tổng tài sản (trđ)

745,066

767,143

839,065

958,204

102.96

109.38

114.20

91.96%

Nợ quá hạn (trđ)

14,476

10,475

9,785

9,582

72.36

93.41

97.93

114.74%

Số khách hàng có nợ quá hạn

62

56

43

41

90.32

76.79

95.35

114.78%

Nợ xấu( trđ)

13,896

10,146

9,450

9,128

73.01

93.14

96.59

115.04%

Dự phòng rủi ro đã trích(trđ)

11,783

9,082

7,108

7,592

77.08

78.26

106.81

115.78%

Nợ ngắn hạn quá hạn (trđ)

9,569

6,399

6,660

5,989

66.87

104.08

89.92

116.91%

Nợ dài hạn quá hạn (trđ)

4,907

4,076

3,125

3,593

83.07

76.67

114.98

110.95%

Lợi nhuận ròng (trđ)

10,672

11,732

14,036

16,092

109.93

119.64

114.65

87.21%

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

2.29

1.52

1.29

1.15

66.64

84.89

89.38

125.81%

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn

7.11

6.2

4.46

3.95

87.22

71.85

88.56

121.64%

Tỷ lệ nợ xấu

2.2

1.48

1.25

1.10

67.24

84.64

87.87

125.99%

Tỷ lệ dự phòng RRTD

1.86

1.32

0.94

0.91

70.98

71.12

97.18

126.91%

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn

1.51

0.93

0.88

0.72

61.58

94.58

81.89

128.00%

Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn

0.78

0.59

0.41

0.43

76.5

69.67

105.45

121.96%

Tỷ lệ nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ

89.6

90.38

90.43

100

100.87

100.06

110.58

96.41%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 6

Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Báo cáo thường niên 2013-2016


- Tỷ khách hàng có nợ quá hạn giảm mạnh từ 7.11% của năm 2013 xuống còn lần lượt là 6.2 và 4.5 trong năm 2014, 2015. Đến năm 2016 tỷ lệ chỉ là 3.95%. Nguyên nhân là do sự thay đổi trong chính sách tín dụng của VIB trong thời gian qua khi chuyển sang mô hình phê duyệt tập trung dẫn đến nhiều khách hàng không đáp ứng được tiêu chí nhưng không vay vốn được tại ngân hàng khác dẫn đến quá hạn. Sau khi đã loại bỏ được những khách hàng có tiêu chí thấp, tỷ lệ khách hàng có quá hạn của Chi nhánh đã giảm đều đặn.

- Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh có tỷ lệ khá cao trong năm 2013 khi đạt tỷ lệ là 2.2%, tuy nhiên đã giảm xuống lần lượt còn 1.48% và 1.25% trong năm 2014 và 2015, đến năm 2016 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1.1%. Đây là mức tỷ lệ rất tốt, các chính sách tín dụng sửa đổi của VIB đang phát huy hiệu quả khá tích cực.

- Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo của Chi nhánh tăng mạnh qua các năm, từ 71.23% trong năm 2012 lên lần lượt là 89.6%, 90.38%, 90.43% trong các năm từ 2013 đến 2015. Đến năm 2016, tỷ lệ này tăng lên 100%, từ những con số trên ta có thể thấy sự thận trọng trong khẩu vị tín dụng của ban lãnh đạo ngân hàng trong giai đoạn vừa qua khi cố gắng giữ chiếc phao cứu sinh cuối cùng trong thu hồi nợ.

- Khi so sánh các chỉ số về nợ ngắn hạn quá hạn và nợ dài hạn quá hạn, chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn của VIB thấp hơn khá nhiều so với tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn. Chính vì vậy ta có thể đánh giá được về mức độ an toàn của các khách hàng vay dài hạn là tốt hơn vay ngắn hạn. Các khách hàng vay dài hạn tại VIB chủ yếu tập trung vào các khách hàng vay ô tô tiêu dùng.

Các chỉ số của Chi nhánh đều giảm sút trong năm 2013 và tăng trưởng lại vào năm 2014, 2015 và 2016. Nguyên nhân là vào tháng 4/2013, VIB Thái Nguyên bắt đầu áp dụng chính sách phê duyệt tập trung và hàng loạt tiêu chí được đưa ra, dẫn đến hệ thống phải thích nghi với mô hình mới, phải loại bỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024