Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.
Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp
xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thành Công Và Hạn Chế Trong Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên
- Phương Hướng, Mục Tiêu Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên
- Xây Dựng Chính Sách Đãi Ngộ, Tuyển Dụng Đào Tạo Hợp Lý Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ Tín Dụng
- Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng, chẳng hạn như:
- Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tế;
- Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản khi cho vay thì khi xử lý nợ, ngân hàng được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản nhận làm đảm bảo đó để thu nợ
nhằm khắc phục các khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo thu hồi vốn vay như hiện nay;
- Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,…để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.
4.3.3. Kiến nghị với ban ngành có liên quan
Việc thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính và dịch vụ ngân hàng làm cho môi trường cạnh tranh trên thị trường tài chính nước ta ngày càng trở nên gay gắt, rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi vì thế cũng tăng lên. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan giám sát là làm thế nào để thị trường tài chính hoạt động ổn định và phát triển bền vững, bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền và nhà đầu tư. Để làm được điều đó cần xử lý tốt một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, xây dựng Luật Giám sát, Luật Bảo hiểm tiền gửi đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động giám sát được thực thi theo luật; đồng thời để giám sát hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính thì tổ chức Bảo hiểm tiền gửi cần có vai trò độc lập với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ hai, xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát đảm bảo cho hoạt động giám sát tài chính, ngân hàng có hiệu quả và thống nhất; xây dựng hệ thống
cảnh báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các định chế tài chính.
Thứ ba, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện hoạt động giám sát, đặc biệt là phần mềm giám sát phân tích số liệu, đánh giá hoạt động của các định chế tài chính phục vụ cho việc cảnh báo sớm của các cơ quan giám sát; xây dựng kho dữ liệu để các cơ quan giám sát khai thác chung nhằm đảm bảo thống nhất và không gây phiền hà cho các cơ quan chịu sự giám sát.
Thứ tư, tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát về phân công nhiệm vụ giám sát cụ thể theo từng lĩnh vực, chuyên ngành; việc trao đổi, cung cấp thông tin, sử dụng kết quả giám sát của các cơ quan giám sát; công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ... nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong việc giám sát hoạt động tài chính - ngân hàng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Vì vậy quản lý rủi ro tín dụng luôn là hoạt động quan trọng hàng đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.
Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng để xác định những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng và đánh giá công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian qua, tác giả thấy Chi nhánh còn một số những thực trạng như: Các chỉ tiêu về dư nợ với các chuyên viên quá cao dẫn đến việc cố gắng cho vay những khách hàng không đạt chuẩn, từ đó gây nên rủi ro tín dụng với ngân hàng; Việc phê duyệt tín dụng tại Hội sở không khảo sát thực tế khách hàng có thể dẫn đến việc có cái nhìn không toàn diện về khách hàng, do đó không đưa ra được hết các biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng như các nhận định chính xác về sức khỏe tài chính của khách hàng; Thái Nguyên là một tỉnh có truyền thống sản xuất kinh doanh thép nên dư nợ ngành thép là rất cao, trong khi hiện tại ngành thép không được đánh giá là ngành có độ an toàn cao, vì vậy có thể nói đây là nhóm khách hàng có nguy cơ rủi ro cao; Chính sách của Ngân hàng chuyển đổi mạnh từ phê duyệt tại chỗ chuyển sang phê duyệt tập trung, chính vì vậy sẽ có nhiều khách hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn mà phê duyệt tập trung mang lại, khi không tái cấp được khách hàng dễ đẩy khách hàng lên quá hạn; Bộ phận thu hồi nợ chỉ được đặt tại Hội sở, vì vậy khả năng thu hồi và quản lý nợ sẽ bị hạn chế rất nhiều; Thời gian qua, việc kiểm soát sau cho vay của Ngân hàng còn lỏng lẻo và hoạt động chủ yếu mang tính đối phó, việc không nắm được dòng tiền cũng như kiểm tra tình
hình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không sẽ rất dễ dẫn đến việc rủi ro mất vốn của khách hàng khi dùng sai mục đích; Việc theo dõi tình hình bảo hiểm với các tài sản bắt buộc mua bảo hiểm còn lỏng lẻo... Tất cả những nguyên nhân trên đều dẫn đến việc Chi nhánh đã phát sinh những khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu và dẫn đến khả năng mất vốn cao cho Ngân hàng.
Trên cơ sở nghiên cứu về Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, tác giả đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm tăng cường quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên như sau:
i. Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế
ii. Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định về cho vay
iii. Hoàn thiện chiến lược quản lý rủi ro tín dụng một các toàn diện
iv. Xây dựng chính sách đãi ngộ, tuyển dụng đào tạo hợp lý nhằm nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
v. Tăng cường biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam năm 2013.
2. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam năm 2014.
3. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam năm 2015.
4. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam năm 2016.
5. Bộ luật dân sự 2015.
6. Lê Thị Huyền Diệu (2009), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
7. Bùi Đức Giang (2016), “Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng khi phát hành bảo lãnh”, Tạp chí Ngân hàng, số 3, 4.
8. Nguyễn Liên Hà (2008) “Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong các NHTM”, Tạp chí Phân tích kinh tế.
9. Trần Minh Hải (2014), Hiểu nghề giữ nghiệp, NXB Lao Động. 10.Joel Bessis (2012), Quản lý rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống kê.
11. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, Quy trình tín dụng.
12. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM
13. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
14. Nguyễn Thùy Trang (2012), “Rủi ro trong hoạt động ngân hàng - Nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 23.
15.Một số website:
Bách khoa toàn thư: https://vi.wikipedia.org Thời báo ngân hàng http://Thoibaonganhang.vn
Ngân hàng nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.vn
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên: http://congbaothainguyen.gov.vn
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
(Về chất lượng quản lý tín dụng tại VIB)
A. PHẦN THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Họ và Tên: ………………………………………………………………………. Dư nợ hiện tại:……………………………… Hình thức vay vốn:……………… Loại hình vay vốn:……………………………………………………………..
Lĩnh vực hoạt động:…………………………………………………………….
B. CÂU HỎI KHẢO SÁT
1. Quý khách hàng nhận thấy dịch vụ các sản phẩm tín dụng của VIB hiện nay đã phù hợp với nhu cầu quý khách chưa?
Phù hợp Chưa phù hợp
Nếu chưa phù hợp thì cần có những thay đổi gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Quý khách hàng đang sử dụng bao nhiêu sản phẩm tín dụng?
1 2-3 4-5 >5
3. Quý khách hàng có chuyển dòng tiền qua VIB không? Tỷ lệ dòng tiền/doanh thu?.....
<10% 10-30% 30-50%
50%-70% 70-100%
4. Theo Quý khách hàng, các cán bộ tín dụng có thường xuyên đến kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp không? Số lần kiểm tra trong năm.
<1 1-2 2-3 3-5 3-5