Thực Trạng Về Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế Việt Nam - Chi Nhánh Thái Nguyên


hàng loạt khách hàng lớn không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến dư nợ sụt giảm vô cùng mạnh. Lớn nhất là sự mất đi dư nợ của Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên tại thời điểm đầu năm 2013 với dư nợ ước đạt là 300 tỷ.

3.2. Thực trạng về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

3.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng


+ Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: để nhận biết những nguy cơ rủi ro phát sinh từ quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, ngành nghề, loại tiền…

Hiện nay quy mô tín dụng của VIB đang có sự tăng trưởng đều và vững chắc kể từ năm 2013 với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm khoảng xấp xỉ 10%, số lượng khách hàng mới là 5.25%, quy mô dư nợ trung dài hạn tăng mạnh trong khi quy mô dư nợ ngắn hạn lại giảm. Sự thay đổi này hoàn toàn theo đúng định hướng tín dụng của ban lãnh đạo ngân hàng với mục đích cân bằng các nguồn vốn với tài sản. Ngoài ra cơ cấu tín dụng tại VIB đã có những diễn biến tích cực, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, tín dụng đối với lĩnh vực có nhiều rủi ro như đầu tư, bất động sản (BĐS), các dự án BOT, BT… chậm lại, tín dụng cho công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tạo điều kiện để tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ liên tục cải thiện

+ Phân tích đánh giá khách hàng: Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, ngoài các hiểu biết tại Chi nhánh, phê duyệt cấp tín dụng cuối cùng thông qua các chuyên gia tín dụng của hội sở với rất nhiều năm kinh nghiệm, có hiểu biết các lĩnh vực khách hàng ở tầm cao. Vì vậy trong thời gian qua tuy quy mô tín dụng của VIB tăng trưởng không thực sự mạnh mẽ


nhưng chất lượng tín dụng lại được nâng cao rõ rệt khi số lượng và dư nợ quá hạn, nợ xấu giảm đi rõ rệt

3.2.2. Đo lường rủi ro

VIB đo lường rủi ro khoản vay thông qua các mô hình cho điểm tín dụng, và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế dưới sự tư vấn và kiểm soát của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia. Các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ sở cho điểm khách hàng đó, xem khách hàng đang ở các mức rủi ro nào thì để đưa ra mức đánh giá và cảnh báo phù hợp. Như vậy, mỗi món vay đều cần phải thu thập số liệu đầy đủ, từ đó có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kì, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư.

Bảng 3.2: Bảng thống kê chấm điểm khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2016



Hạng khách

hàng

Số lượng KH

Tốc độ phát triển(%)

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm

2016

2014/2013

2015/2014

2016/2015

Bình

quân


KHDN

AAA

0

1

1

1


100

100

0,00%

AA

36

41

60

58

113.89

146.34

96.67

85,30%

A

58

54

52

78

93.10

96.30

150.00

90,60%

BBB

59

55

60

37

93.22

109.09

61.67

116,83%

BB

5

7

12

18

140

171.43

150

65,25%

B-D

0

0

0

0






KHCN

AAA

132

147

185

197

111.363636

125.85034

106.48649

87,51%

AA

454

472

493

543

103.964758

104.449153

110.14199

94,21%

A

128

126

102

106

98.4375

80.952381

103.92157

106,49%

BBB

0

0

0

0





BB

0

0

0

0





B-D

0

0

0

0





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 7

Nguồn: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Thống kê giai đoạn 2013-2016


Về tổng thể, từ những dự báo thị trường của các chuyên gia, trong 3 năm nghiên cứu vừa qua, VIB đã thắt chặt lại các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như: Sắt thép, bất động sản, khai khoáng… VIB Thái Nguyên chấp nhận giảm dư nợ để tăng mức bảo toàn vốn bằng việc cắt giảm dư nợ của những công ty ngành thép như Công ty CP Gang thép Thái Nguyên dù cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn vẫn tái cấp và tăng vốn tài trợ.

3.2.3. Quản lý rủi ro


Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tại VIB bao gồm:

+ Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. VIB với tầm nhìn: “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”, VIB đã liên tục liên kết với các Tổng công ty có lĩnh vực kinh doanh tốt để đưa ra các sản phẩm liên kết có khả năng triển khai nhanh chóng và tiện ích như các sản phẩm FCMG(các sản phẩm có thế mạnh vượt trội tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng), các sản phẩm liên kết với TOYOTA để tạo nên một quy trình tài trợ mua xe ô tô với thời gian giải ngân chỉ trong vòng chưa đến 24h làm việc….và rất nhiều các sản phẩm khác, với sự liên kết toàn diện từ tổng công ty, đặc biệt là hỗ trợ thu nợ khi phát sinh đã khiến những sản phẩm này có độ an toàn rất cao và rất ít phát sinh rủi ro. Sứ mệnh của VIB là “ Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”, các sản phẩm sáng tạo trên chính là những giải pháp sáng tạo có khả năng thỏa mãn rất lớn nhu cầu của KH nhưng cũng rất an toàn. Và hiện nay, trong các ngân hàng ngoài quốc doanh tại tỉnh Thái Nguyên, VIB đang được đánh giá rất cao về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng quản lý tốt rủi ro.

+ Xây dựng chính sách quản lý rủi ro. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn


nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng quy định giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Việc ban hành quy trình cấp tín dụng tập trung vào tháng 4 năm 2013 là một bước cải tổ mạnh mẽ thể hiện quyết tâm của VIB, chấp nhận sụt giảm doanh thu và lợi nhuận để thay đổi toàn bộ hệ thống nhằm chuyên nghiệp hóa quá trình cấp tín dụng. Không chỉ thế, việc nỗ lực dành gần như phần lớn lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro và tăng vốn tự có đã khiến cho tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VIB đã đạt mức trên 17,5% vào thời điểm tháng 6/2014, và đã nằm trong số rất ít ngân hàng có hệ số CAR cao như vậy khi trung bình hệ số CAR của hệ thống ngân hàng tại thời điểm này chỉ đạt 13.28%.

+ Quản lý danh mục cho vay và phân tán rủi ro. VIB thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, VIB đã xây dựng hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và đặc biệt.

Báo cáo định kì có thể bao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung như: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; Phân tích danh mục tín dụng …Ngoài ra, VIB cũng thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền…nhằm tránh những tổn thất trong hoạt động tín dụng.

3.2.4. Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng


* Kiểm soát rủi ro: nhằm mục tiêu phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động


ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

– Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

– Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay…

– Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

Tại VIB, có rất nhiều phòng ban khác nhau để có thể kiểm soát các khoản tín dụng đang và đã cấp cho khách hàng bao gồm:

+ Kiểm toán nội bộ: Là một phòng ban của Hội sở, làm việc tại Hội sở và thường kiểm soát mỗi năm một lần bằng cách đưa các đoàn đến Chi nhánh, kiểm tra hồ sơ các khách hàng cũng như tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng.

+ Kiểm soát và phê duyệt tín dụng: Mọi hồ sơ trình cấp tín dụng đều sẽ phải trình qua phòng, với những thành viên là các chuyên viên có kinh nghiệm rất lâu năm, Phòng sẽ đưa ra quyết định từ chối hay cấp tín dụng cho khách hàng, đưa ra các điều kiện tuân thủ trong quá trình vay vốn của khách hàng nhằm hạn chế tối đa và nhận diện sớm rủi ro xảy ra.

+ Khối Quản lý rủi ro: Là một khối chuyên kiểm soát các khoản tín dụng đã cấp, tập trung xử lý các món vay đã phát sinh quá hạn.

+ Bộ phận Giao dịch tín dụng: Có mặt tại cả Chi nhánh lẫn Hội sở nhằm kiểm soát các hồ sơ tín dụng của khách hàng. Có các nghiệp vụ để có thể nhận diện các rủi ro pháp lý, nhận diện những hồ sơ giả mạo… Vấn đề pháp lý là một vấn đề tối quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng đến khoản tín dụng đã cấp, vì vậy phòng ban này rất được chú trọng.


+ Giám đốc Chi nhánh và Chuyên viên QHKH có chức năng kiểm soát thực tế hoạt động của khách hàng, kiểm soát các thông tin xung quanh cũng như đánh giá triển vọng khách hàng. Là bộ phận đóng vai trò liên hệ trực tiếp với khách hàng, vì vậy nâng cao nghiệp vụ cho các vị trí này là việc làm luôn được VIB đánh giá cao và thường xuyên triển khai.

+ Thanh tra Ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước là tổ chức quản lý tất cả các ngân hàng trên địa bàn tỉnh bao gồm cả VIB Thái Nguyên, hàng năm, Ngân hàng nhà nước cử các đoàn thanh tra đến từng Chi nhánh trên địa bàn tỉnh để kiểm soát hoạt động, đánh giá tính tuân thủ của Chi nhánh với các quy định đã ban hành và đưa ra các đánh giá khách quan, giúp Chi nhánh có thể hiểu rõ các nguy cơ rủi ro có thể mắc phải.

Với hệ thống các lớp kiểm soát, rủi ro tín dụng đã được kiểm soát khá nhiều so với các lớp kiểm soát trước đây. Hệ thống kiểm soát này được triển khai mạnh mẽ kể từ cuối 2012 và đầu 2013, chính vì vậy, trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh đã có những biến chuyển khá rõ.

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phản ánh tần suất kiểm soát tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia, giai đoạn 2013-2016

STT

Cấp kiểm soát

Tần suất TB làm việc trong năm

1

Kiểm toán nội bộ

1

2

Kiểm soát và phê duyệt tín dụng

Thường xuyên

3

Quản lý rủi ro

12

4

Giao dịch tín dụng

Thường xuyên

5

Giám đốc Chi nhánh

Thường xuyên

6

Chuyên viên QHKH

Thường xuyên

7

Thanh tra NHNN

1

Nguồn: NH TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Thống kê giai đoạn 2013-2015


Trong việc kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro là một công việc rất quan trọng nhằm hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra làm hỏng, mất tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Tài sản đảm bảo là một dạng đảm bảo của khách hàng cho khoản tín dụng của mình, việc mua bảo hiểm cho động sản và máy móc thiết bị là bắt buộc trong quy định của VIB. Việc mua bảo hiểm cho các tài sản này được VIB Chi nhánh Thái Nguyên thực hiện và tuân thủ đầy đủ trong các năm qua. Việc mua bảo hiểm là tài trợ khi rủi ro về tai nạn hỏng hóc xảy ra, nhưng với trường hợp các khách hàng cố tình giấu tài sản nhằm chiếm đoạt thì bảo hiểm không có trách nhiệm trong trường hợp này, vì vậy Chi nhánh cần phải kiểm tra thường xuyên tài sản đảm bảo dạng này.

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tài trợ rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên,‌

giai đoạn 2013-2016



Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tốc độ phát triển(%)

2014/2013

2015/2014

2016/2015

Bình quân

Dư nợ có tài sản

đảm bảo

566,934

620,983

683,774

831,072

109.53

110.11

121.54

113.73

Dự phòng rủi ro đã trích(trđ)

11,783

9,082

7,108

7,592

77.08

78.26

106.81

87.38

Tỷ lệ dự phòng RRTD

1.86

1.32

0.94

1.10

70.98

71.12

117.02

86.37

Tỷ lệ nợ có TSBĐ trên tổng

dư nợ


89.6


90.38


90.43


100


100.87


100.06


110.58


103.84

Tỷ lệ mua bảo hiểm trên lượng

TSĐB phải mua


100


100


100


100


100


100


100.00


100.00

Nguồn: NH TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Báo cáo thường niên 2013-2016

* Xử lý rủi ro: Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức như: gia hạn nợ, chứng khoán hoá các khoản


nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Hiện nay, đang tồn tại hai loại hình xử lý nợ: Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xoá nợ, chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp. Hai là, hình thức xử lý thanh lý : bao gồm xử lý nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có TSBĐ, và không TSBĐ), thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ, sử dụng DPRR và sự trợ giúp của Chính phủ.

3.2.5. Kết quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

Sau khi áp dụng một cách thuần thục tại VIB Thái Nguyên bắt đầu từ tháng 4/2013, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm từ 2.29% trong năm 2013 xuống còn 1.52% trong năm 2014 và 1.29% trong năm 2015. Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn của Chi nhánh giảm từ 7.11% trong năm 2013 xuống còn 6.2% trong năm 2014, 4.46% trong năm 2015 và giảm xuống còn 3.95% trong năm 2016. Các trường hợp khách hàng quá hạn phát sinh giảm dẫn đến dư nợ quá hạn giảm là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nó minh chứng cho thấy hướng đi trong quản lý rủi ro của VIB đang là hướng đi đầy đúng đắn. Đây là số liệu rõ ràng nhất chứng minh cho hiệu quả mà các chương trình quản lý rủi ro áp dụng tại VIB Thái Nguyên mang lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2024