Kinh Nghiệm Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Hà Nam


1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam

Với ưu thế của một ngân hàng được thành lập tương đối sớm trên địa bàn, có kinh nghiệm và mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, BIDV Hà Nam đã thành công trong việc kết nối các khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp. Tính đến th i điểm hiện tại, BIDV Hà Nam đang là ngân hàng dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Cùng với đó là những thành tựu về chất lượng trong hoạt động này. Đó cũng là lý do vì sao qua báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nam do NHNN chi nhánh Hà Nam cung cấp định kỳ, BIDV Hà Nam luôn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trên địa bàn. Và cụ thể công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD trong cho vay doanh nghiệp của BIDV Hà Nam là:

Trong quá trình nhận biết rủi ro tín dụng, ngân hàng phải thực hiện phân tích đánh giá khách hàng và hệ thống thông tin phục vụ cho việc phân tích đóng một vai trò quan trọng, ngân hàng tập trung chú trọng đến chất lượng hệ thống thông tin tín dụng, h trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, phòng ngừa rủi ro từ khâu thẩm định hồ sơ vay. BIDV Hà Nam đảm bảo tập trung hóa cao nhất tất cả các thông tin tín dụng liên quan đến khách hàng và giao dịch tín dụng.

Trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, BIDV Hà Nam luôn tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng, đưa ra những quy định nghiêm ngặt như: yêu cầu giới hạn cho vay các đối tác ở mức 8% giá trị ròng doanh nghiệp, tổng dư nợ cho vay các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn cho vay khách hàng lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH.

Bên cạnh đó, tuân thủ nguyên tắc quản lý RRTD bằng việc đưa ra các định hướng cấp tín dụng và chính sách tín dụng, BIDV Hà Nam đã tham gia xây dựng và duy trì một chính sách tín dụng năng động với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo các chính sách này đề cập đầy đủ đến các khía cạnh rủi ro và lợi nhuận.


BIDV Hà Nam luôn thực hiện phân loại các nhóm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của m i nhóm khách hàng để có kế hoạch thiết kế những sản phẩm phù hợp nhất chi nhánh cần tập trung để khai thác mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình chứ không nên chỉ tập trung bán sản phẩm hay vì những lợi ích ngắn hạn. M i nhóm khách hàng của BIDV Hà Nam đều được một nhóm chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng chăm sóc và tư vấn riêng. Họ được đào tạo bài bản để có thể tư vấn toàn diện và đưa ra những giải pháp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV Hà Nam cũng còn một số tồn tại hạn chế như:

Về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro: Hiện tại việc phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với KHDN tại BIDV Hà Nam chủ yếu dựa vào quy trình cấp tín dụng, nhưng quy trình này còn khá đơn giản, mọi quyết định xét duyệt cho vay đều do bộ phận tín dụng thực hiện. Theo quy trình này, bộ phận cho vay và bộ phận giải ngân, thu nợ đều là một, do đó dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn, không đảm bảo được tính khách quan trong các quyết định cho vay, thu hồi nợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Về xử lý rủi ro: Công tác xử lý rủi ro của BIDV Hà Nam mới chỉ tập trung vào việc lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Với cách thức này sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh và khó làm giảm nợ quá hạn, nợ xấu tuyệt đối trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.

1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam - 6

Từ những kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các chi nhánh ngân hàng trên có thể rút ra một số bài học đối với LPB chi nhánh Hà Nam sau đây:

Một là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định

Hai là, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao và tăng cư ng khả năng


giám sát giữa các bộ phận. Theo đó, chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng cần tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng; thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng; theo dõi các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ; kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập.

Ba là, cần có sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết tín dụng, chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với môi trư ng, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và kinh nghiệm, năng lực, trình độ quản lý của ngư i được ủy quyền.

Bốn là, thư ng xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý RRTD, vì theo kinh nghiệm của các nước thì không có phương pháp tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản lý rủi ro.

Năm là, cần có quy định rõ ràng về việc phạt các cán bộ khi có nợ xấu, yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm đến cùng với khoản vay mà họ cho vay.

Sáu là, xác định nợ xấu sớm và n lực thu hồi nợ ngay khi phát hiện, luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, theo dõi, giám sát sau giải ngân để xác định sớm dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai.

Bảy là, cần đề ra chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng th i kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro.

Tám là, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lư ng RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng phân nhóm


khách hàng. Ngoài ra, hệ thống công nghệ này h trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản đảm bảo cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử.

Chín là, coi trọng các tiêu chuẩn an toàn tín dụng như định giá giá trị tài sản thế chấp, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp…


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NAM


2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam là một chi nhánh trực thuộc của hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được thành lập ngày 18/12/2015 có địa chỉ trụ sở tại số đư ng Trần Phú, phư ng Trần Hưng Đạo, Thành phố Phủ Lý, Hà Nam.

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam. Tên giao dịch: LienVietPostBank Ha Nam

Tên viết tắt: LPB chi nhánh Hà Nam Số điện thoại: 02263.882.882

Đây là một trong những chi nhánh tiên phong, đi đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng, làm nền tảng, hoạt động mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Những ngày đầu mới thành lập, LPB chi nhánh Hà Nam phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn như trụ sở chính chi nhánh được đặt trên địa bàn có hơn 15 tổ chức tín dụng lớn, lượng khách ít, cán bộ nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm. Trải qua gần 5 năm hoạt động và trưởng thành, bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, bằng sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Ban Giám đốc cùng với sự n lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên, LPB chi nhánh Hà Nam đã có những bước phát triển vững mạnh và toàn diện cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những chi nhánh chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của LPB nói


riêng và của hệ thống NHTM nói chung. Năm 2019 cũng là năm thứ 2 liên tiếp Chi nhánh nằm trong top 10 chi nhánh dẫn đầu hệ thống Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

Chức năng của LPB chi nhánh Hà Nam: Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.

Nhiệm vụ của LPB chi nhánh Hà Nam: Huy động vốn; Cho vay; Kinh doanh ngoại hối; Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác; Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy t có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của LPB; thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của LPB; Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của LPB; Kinh doanh vàng bạc theo quy định của LPB; Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng; Tư vấn khách hàng xây dựng dự án; Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc; Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của LPB; Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của LPB; Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của LPB;...


2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

– Chi nhánh Hà Nam

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam bao gồm:

- 01 Giám đốc, 03 phó giám đốc (Phó giám đốc phụ trách bán lẻ, Phó giám đốc phụ trách khách hàng doanh nghiệp, Phó giám đốc phụ trách kế toán, tổng hợp).

P. Giám đốc phụ trách kế toán, tổng hợp

P. Giám đốc phụ trách KHDN

P. Giám đốc phụ trách bán lẻ

- 05 phòng nghiệp vụ: Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng Kế toán, Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính.


Phòng Tổ chức hành chính

Giám đốc chi nhánh


Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Phòng Bán lẻ

05 phòng giao dịch

Phòng Kế toán

Phòng Tổng hợp

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi

nhánh Hà Nam)

Nhiệm vụ, chức năng của các đơn vị trực thuộc chi nhánh cụ thể như sau:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

Chức năng: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo chi nhánh phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp (KHDN) trong việc quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của các đối tượng KHDN phù hợp với định hướng, quy định của


ngân hàng; giúp việc cho Ban Giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, tổ chức hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT) và tài trợ thương mại (TTTM) đồng th i giúp việc cho Ban giám đốc chi nhánh trong công tác xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo và phòng chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố, Phòng chống gian lận tại chi nhánh (CN) theo quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong từng th i kỳ.

Nhiệm vụ: Nghiên cứu và phát triển thị trư ng; Quan hệ khách hàng; Thẩm định tín dụng; Tài trợ thương mại; Quản lý nợ, quản lý rủi ro tín dụng và cảnh báo sớm; Thực hiện công tác quản lý rủi ro hoạt động (QLRRHĐ) tại CN; Thực hiện công tác quản lý và giám sát bảo hiểm rủi ro hoạt động (RRHĐ).

- Phòng Bán lẻ:

Chức năng: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo chi nhánh phụ trách mảng bán lẻ trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh với đối tượng khách hàng bán lẻ tại CN phù hợp với định hướng, quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong từng th i kỳ. Quản lý chất lượng, QLRR và xử lý nợ có vấn đề.

Nhiệm vụ: Nghiên cứu và phát triển thị trư ng; Tư vấn bán hàng; Quan hệ khách hàng; Thẩm định tín dụng; Quản lý nợ, quản lý rủi ro tín dụng và cảnh báo sớm; Thực hiện cung cấp chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong từng th i kỳ; Tác nghiệp (h trợ tín dụng); Quản lý và xử lý nợ có vấn đề.

- Phòng Kế toán:

Chức năng: Là đơn vị tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc CN trong công tác cung cấp dịch vụ liên quan đến kế toán cho khách hàng, thực hiện hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ ... của CN tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đư ng vận chuyển theo quy định của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt trong từng th i kỳ.

Nhiệm vụ: Bán/cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng; Kế toán tài chính chi tiêu nội bộ; Kiểm soát/hậu kiểm; Quản lý và duy trì công nghệ thông tin tại CN.

- Phòng Tổng hợp:

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí