Mô Hình Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Lpb Chi Nhánh Hà Nam


nhằm định giá TSTC, cầm cố. Tiếp đó, nhân viên A/A sẽ thực hiện việc lập t trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định TSĐB. Và nhân viên RA/CA cũng sẽ lập t trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của doanh nghiệp bao gồm: việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay của doanh nghiệp kể cả với TCTD khác thông qua Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) nhằm mục đích đánh giá uy tín của doanh nghiệp, đồng th i kiểm tra năng lực tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính được cấp bởi doanh nghiệp.

+ Đưa ra quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng doanh nghiệp: nhân viên CA/RA sẽ thực hiện trình cấp có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ sau khi hoàn tất cả các thủ tục. Nhân viên dịch vụ khách hàng tín dụng sẽ là ngư i thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp kết quả xét duyệt này.

+ Hoàn tất thủ tục pháp lý, hợp đồng tín dụng, giải ngân: Nhân viên pháp lý chứng từ (LDO) sẽ thực hiện thủ tục nhận và quản lý TSTC, cầm cố và công chứng, và đăng ký theo quy định. CSR tiền vay lập hợp đồng cho vay, kiểm tra việc thực hiện những điều kiện đã dược phê duyệt, tiến hành thủ tục nhằm chuẩn bị giải ngân. Lập tài khoản vay và giải ngân khi khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu. Sau đó, lưu trữ hồ sơ dựa theo quy định.

+ Kiểm tra, theo dõi khoản vay sau giải ngân và thu hồi nợ: CA/RA/PFC/CSR tiền vay sẽ theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp thư ng xuyên thông qua màn hình TCBS sau khi đã giải ngân cho doanh nghiệp, hiện nay LPB chi nhánh Hà Nam đang triển khai nhắc nợ tập trung đối với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, CA/RA/PFC cũng thư ng xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh và kiểm tra tài sản định kỳ sau khi cho vay để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích và an toàn. Trư ng hợp phát hiện doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích hoặc có các dấu hiệu bất thư ng thì sẽ báo cáo và đề xuất hướng xử lý phù hợp lên cấp có thẩm quyền xét duyệt.


Cơ cấu th i hạn vay, miễn giảm lãi, gia hạn nợ,... sẽ căn cứ theo nhu cầu của doanh nghiệp và tùy vào các quy định của LPB chi nhánh Hà Nam mà cán bộ tín dụng tại chi nhánh có hướng xử lý phù hợp cho từng trư ng hợp cụ thể.

Chính sách tín dụng là một trong những công cụ hướng tới xây dựng danh mục khách hàng có chất lượng cao, sử dụng đa dạng các tiện ích của ngân hàng, hạn chế rủi ro, tăng cư ng sức cạnh tranh của ngân hàng. Những nội dung cơ bản về chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp áp dụng tại LPB chi nhánh Hà Nam như sau:

+ Nội dung chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp bao gồm chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách về cấp tín dụng, chính sách bảo đảm tiền vay, chính sách về giá và chính sách theo nhóm khách hàng được phân loại trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Chính sách khách hàng được xây dựng theo hướng ưu tiên đối với khách hàng xếp hạng có chất lượng cao và ngược lại.

Chính sách cấp tín dụng trung dài hạn, ngắn hạn: Khách hàng xếp hạng tính dụng từ A trở lên được đánh giá có tình hình tài chính tốt hơn, trình độ quản lý cùng như năng lực sản xuất kinh doanh cao hơn, cơ hội thành công trong việc thực hiện dự án đầu tư và phương án kinh doanh cũng cao hơn. Vì vậy, các phương án kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng xếp hạng từ A trở lên được ngân hàng đáp ứng kịp th i nhu cầu về tín dụng. Những cơ hội đầu tư của doanh nghiệp xếp hạng từ BBB bị đánh giá là tiềm ẩn nhiểu rủi ro, vì vậy ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay khi dự án được xác định là có hiệu qua rõ ràng và chắc chắn.

Chính sách lãi suất: được cụ thể hóa trong các văn bản quy định về lãi suất cho vay từng th i kỳ. Khách hàng xếp hạng từ A trở lên cũng được hưởng lãi suất ưu đãi hơn so với các khách hàng khác.

Chính sách bảo đảm tiền vay: khách hàng xếp hạng cao được áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp hơn so với khách hàng xếp hạng thấp.

Như vậy, chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LPB chi nhánh Hà Nam tập trung quy định các trư ng hợp được cấp tín


dụng mới, được cho vay theo hạn mức, được cho vay đầu tư dự án và tỷ lệ tài sản đảm bảo, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án/dự án theo mức độ rủi ro của khách hàng. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là một trong những quy định quan trọng. Đây là công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, tránh tình trạng cấp tín dụng với khách hàng có độ rủi ro cao hơn giới hạn cho phép bất kể phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi, hiệu quả, quy định mức độ góp vốn chủ sở hữu để tăng trách nhiệm của khách hàng và tài sản bảo đảm tối thiếu để ngân hàng có nguồn thu hồi nếu xảy ra rủi ro.

b. Mô hình tổ chức hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LPB chi nhánh Hà Nam

Hội đồng tín dụng


Giám đốc chi nhánh/ ngư i được uỷ quyền


Phòng Kiểm soát nội bộ


Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại LPB chi nhánh Hà Nam

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - LPB chi nhánh Hà Nam)

Theo mô hình này, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại LPB chi nhánh Hà Nam được tăng cư ng theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, bộ phận trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Mô hình này tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cư ng kiểm soát rủi ro tín dụng hướng tới các yêu cầu, thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro theo Basel II


(Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel). Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

- Hội đồng tín dụng: Tái thẩm định các khoản vay vượt thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh và đưa ra các quyết định khác trong thẩm quyền.

- Giám đốc chi nhánh/ Ngư i được ủy quyền: Đề ra các chính sách, quy định tín dụng dựa trên các hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Lả ngư i quyết định việc cấp giới hạn tín dụng hoặc cho vay trong thẩm quyền được cấp dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất cấp giới hạn tín dụng hoặc cho vay, t trình thẩm định biện pháp bảo đảm của Phòng Khách hàng doanh nghiệp; T trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng hoặc cho vay của Phòng Kiểm soát nội bộ.

- Phòng Kiểm soát nội bộ: Thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn Tín dụng hoặc cho vay một cách độc lập với Phòng Khách hàng doanh nghiệp, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, tham vấn cho giám đốc các phương pháp, chính sách tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Một chức năng quan trọng của Phòng Kiểm soát nội bộ: Theo dõi, đôn đốc, phối kết hợp với Phòng Khách hàng doanh nghiệp để xử lý.

- Phòng Tín dụng: Là mắt xích đầu tiên trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Các cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn và lập báo cáo thẩm định, đề xuất cấp giới hạn tín dụng hoặc cho vay, t trình thẩm định biện pháp bảo đảm... kết hợp với t trình thẩm định và đề xuất quyết định giới hạn tín dụng hoặc cho vay của Phòng Kiểm soát nội bộ giúp cho Giám đốc/ Ngư i được ủy quyền và Hội đồng tín dụng đưa ra các quyết định.

2.2.2. Nhận diện và đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

a. Thực trạng nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LPB chi nhánh Hà Nam


Toàn bộ nhân viên thuộc phòng Dịch vụ và Marketing, phòng Khách hàng doanh nghiệp và phòng Kế toán, ngân quỹ, phòng Bán lẻ tại LPB chi nhánh Hà Nam đều có nhiệm vụ nhận diện RRTD. Trách nhiệm chính của những phòng này là xác định, phân tích, đánh giá, báo cáo, ngăn ngừa và theo dõi các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng và những hoạt động tín dụng khác; bảo vệ lợi ích cho chi nhánh Hà Nam trong việc đánh giá cũng như kiểm soát tính hiệu quả. Trong trư ng hợp phát hiện thấy RRTD, các cán bộ phải ngay lập tực báo cáo lên giám đốc nhằm tìm ra các giải pháp kịp th i để ngăn ngừa rủi ro. Tại LPB chi nhánh Hà Nam, bộ phận QLRRTD làm việc độc lập trong khâu đánh giá, kiểm tra, kiểm soát tính hiệu quả của phòng Tín dụng, phòng Dịch vụ và Marketing thông qua quy trình cho vay, quản trị danh mục,... Điều này giúp cho hoạt động QLRRTD tại chi nhánh được hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, tại LPB chi nhánh Hà Nam, việc thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp được tiến hành qua phỏng vấn trực tiếp, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng các số liệu, chứng từ mà khách hàng cung cấp. Thêm vào đó, chi nhánh cũng tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng nh vào các đối thủ cạnh tranh và từ các phương tiện truyền thông đại chúng.

Việc nhận diện rủi ro là bước đầu tiên trong quá trình này. Tại LPB chi nhánh Hà Nam, việc nhận diện RRTD do phòng Khách hàng doanh nghiệp phụ trách và được tiến hành như sau:

Bước 1: Cán bộ tín dụng sàng lọc hồ sơ khách hàng:

Khi các bộ hồ sơ vay vốn được gửi đến LPB chi nhánh Hà Nam, tuỳ theo loại hình khách hàng: pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh; loại cho vay: vay ngắn hạn, vay trung dài hạn; phương thức cho vay: từng lần, cho vay theo hạn mức; quy mô dự án, phương án; đối tượng cho vay: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng; cho vay nội tệ, ngoại tệ đều có một nội dung sàng lọc thích hợp, bao gồm các nội dung sau: năng lực pháp nhân, khả năng tài chính, mục đích vay vốn, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài sản bảo đảm tiền vay. Việc xác định


khách hàng trên địa bàn có lý lịch không tốt đã phát hiện được những hồ sơ vay vốn tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trư ng hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, tái thẩm định (nếu có). Từ đây nhận diện được những hồ sơ vay vốn rủi ro cao và có biện pháp xử lý.

Công việc được tiến hành như sau: Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng không ngừng thu thập thông tin về tình hình tài chính, về hoạt động kinh doanh mà còn phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn để ra quyết định tín dụng. Trong giai đoạn này thì rủi ro lớn nhất có thể xảy ra đối với ngân hàng là rủi ro về đạo đức, khách hàng cố tình cung cấp những thông tin sai lệch cho ngân hàng nhằm qua được vòng thẩm định. Thư ng ở giai đoạn này ngân hàng có thể gặp phải hai sai lầm cơ bản:

Trư ng hợp thứ nhất là khách hàng được đánh giá tốt và ngân hàng chấp nhận cho vay nhưng khách hàng đó lại không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Trư ng hợp thứ hai là khách hàng bị đánh giá là không tốt và ngân hàng không lựa chọn để cho vay vốn nhưng thực tế là khách hàng đó lại có thể trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng, trư ng hợp này ngân hàng đã mất đi khách hàng tốt.

Rõ ràng cái mà ngân hàng đánh mất không đơn giản chỉ là một hợp đồng vay hiệu quả trong hiện tại. Điều nguy hiểm hơn là khách hàng bị từ chối sẽ đi tìm một ngân hàng khác và điều này lại liên quan đến tính cạnh tranh. Ngân hàng không những đánh mất cơ hội mà lại còn để cơ hội đó rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Với LPB chi nhánh Hà Nam, thực tế là cán bộ tín dụng ngân hàng cũng chỉ quan tâm và tính toán được bao nhiêu khoản vay được đánh giá là tốt nhưng sau đó lại gặp vấn đề mà chưa bao gi thống kê được có bao nhiêu khách hàng tốt mình đã bỏ qua.

Dựa trên các tiêu chí ở Phụ lục số 2.1, tại LPB chi nhánh Hà Nam phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 như sau:


Bảng 2.4: Kết quả phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp tại LPB chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2018-2020


Stt


Chỉ tiêu xếp loại

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số

lượng

T trọng

(%)

Số

lượng

T trọng

(%)

Số

lượng

T trọng

(%)

1

AAA

8

1,38

15

2,38

19

2,87

2

AA

197

33,97

224

35,61

238

36,01

3

A

215

37,07

243

38,63

262

39,64

4

BBB

76

13,10

71

11,29

72

10,89

5

BB

52

8,97

47

7,47

41

6,20

6

B

17

2,93

15

2,38

16

2,42

7

CCC

9

1,55

8

1,27

7

1,06

8

CC

2

0,34

1

0,16

1

0,15

9

C

1

0,17

1

0,16

1

0,15

10

D

3

0,52

4

0,64

4

0,61

Tổng cộng

580

100,00

629

100,00

661

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam - 8

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp - LPB chi nhánh Hà Nam) Bước 2: Nhận biết các khoản vay có vấn đề khi giám sát khoản vay.

Do đặc trưng của tỉnh Hà Nam kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh dẫn đến thua l và khách hàng mất đi khả năng trả nợ. Đây là một rủi ro thư ng gặp của LPB chi nhánh Hà Nam. Đối với doanh nghiệp, những diễn biến bất lợi của thị trư ng khiến họ gặp khó khăn hoặc xuất phát từ chính hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả khiến họ không trả được lãi vay và gốc vay đúng th i hạn. Cũng nhiều trư ng hợp khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn bằng cách cố gắng đưa ra bằng chứng chứng minh tài chính khó khăn.

Khâu giám sát khách hàng vay vốn tại LPB chi nhánh Hà Nam do phòng Tín dụng tiến hành. Đối với tài sản thế chấp nhiều khi việc định giá sai giá trị TSĐB


dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Công tác thẩm định hồ sơ trước khi vay vốn khách hàng còn chưa chính xác và chặt chẽ nên trong quá trình cho vay khó kiểm tra về mục đích sử dụng vốn của ngư i vay.

Nhiều trư ng hợp do sự giám sát của cán bộ tín dụng đã phát hiện được nhiều khoản vay sử dụng vốn sai mục đích của các doanh nghiệp xây dựng nhỏ. Khi lập hồ sơ vay vốn, mục đích khoản vay họ đưa ra là bổ sung vốn lưu động, nhưng khi đã nhận được vốn từ ngân hàng nhiều khoản vay được sử dụng vào việc thanh toán nợ tại một ngân hàng khác. Nhưng khâu giám sát này cũng là một khó khăn cho cán bộ tín dụng khi họ không thực sự hiểu về lĩnh vực chuyên môn khác như xây dựng, sản xuất khác.

Ngân hàng đã thực hiện nhiều phương pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với doanh nghiệp đã được xếp hạng, công tác giám sát khoản vay được tiến hành dựa vào kết quả xếp hạng các tiêu chí giám sát khoản vay (Phụ lục 2.2).

Bước 3: Chia các nhóm nợ nhằm mục đích nhận diện rõ các khoản tín dụng có vấn đề.

Việc phân loại nợ tại LPB chi nhánh Hà Nam do phòng Khách hàng doanh nghiệp đảm nhiệm. Các khoản vay của khách hàng đều được phân loại thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau dựa trên Điều 6 Quyết định 450/QĐ-HĐTV- XLRR ngày 30/5/2017 của Hội đồng thành viên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

Nhìn chung việc phân loại nợ của chi nhánh giai đoạn năm 2018 đến năm 2020 không có nhiều biến động. Tỷ lệ nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, chiếm trên 95% (năm 2018 là 97,3%; năm 2019 là 96,9%; năm 2020 là 96,5%). Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giai đoạn 2018-2020 đều dưới 3%, tỷ lệ này vẫn nằm trong khoảng tỷ lệ nợ quá hạn an toàn (0-5%) nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng từ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023