Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Hà Nam


Thứ ba, các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro chưa có những biện pháp thực sự hiệu quả để giải quyết triệt để, vẫn còn một số các khoản nợ xấu lâu năm chưa thu hồi được. Một số cán bộ chưa theo dõi sát sao các dòng tiền vào của khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ. Việc xử lý tài sản đối với các khoản nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn, một số tài sản tuy đã được xử lý ra tòa nhưng việc bán tài sản rất khó khăn.

Thứ tư, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao, chưa có đội ngũ quản lý rủi ro tín dụng chuyên nghiệp, chưa đủ trình độ phân tích, đánh giá chuyên ngành và am hiểu các kiến thức kinh tế, xã hội. Quy mô chi nhánh ngày càng được mở rộng nhưng số lượng cán bộ chưa được bổ sung kịp th i, dẫn đến hiện tượng một cán bộ phải đảm nhiệm nhiều vị trí, khối lượng công việc lớn. Do đó, việc đánh giá khoản vay có thể mất đi tính chính xác.

2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế

* Nguyên nhân từ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt:

Quản lý rủi ro tín dụng tuy đã dược nhắc đến từ lâu nhưng việc triển khai nó như thế nào thì vẫn còn là một vấn đề lớn đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói chung và LPB chi nhánh Hà Nam nói riêng. Hiện nay, vẫn chưa áp dụng được một quy trình quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh. LPB chi nhánh Hà Nam cũng chưa áp dụng được các kỹ thuật cảnh báo và phòng tránh rủi ro. Các mô hình đo lư ng rủi ro khách hàng, xếp hạng tín dụng đã dược các nước đi trước vận dụng hiệu quả nhưng muốn áp dụng được thì phải có cơ sở vật chất hiện dại, quản lý thông tin được hệ thống hóa và tin học hóa, phải có chương trình để chạy các phần mềm tính toán trên cơ sở các dữ liệu khách hàng được thu thập chính xác.

* Nguyên nhân từ phía LPB chi nhánh Hà Nam, các chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch.

Một là, công tác điều hành và tổ chức bộ máy chưa thực sự phù hợp. Bộ máy quản lý RRTD chưa có phòng chuyên trách, việc quản lý RRTD dược thực hiện tại phòng Khách hàng doanh nghiệp nhưng việc xử lý rủi ro được thực hiện tại phòng Tổng hợp. Việc tập huấn về chuyên đề rủi ro tại LPB chi nhánh Hà Nam chưa được


tổ chức thư ng xuyên, cán bộ phụ trách về mảng rủi ro tín dụng làm theo lối mòn nên nhiều bộ hồ sơ xử lý rủi ro chưa được chặt chẽ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Hai là, công tác thẩm định và xét duyệt cho vay cho lỏng lẻo. Trong hoạt động tín dụng việc thẩm định các dự án, phương án sản xuất của khách hàng rất quan trọng, quyết định phần lớn độ rủi ro của khách hàng. Khi thẩm định chủ yếu căn cứ vào luận chứng kinh tế được duyệt, ngân hàng không có khả năng kiểm chứng do vậy chất lượng thẩm định kém, khả năng rủi ro tiềm ấn lớn.

Chất lượng thẩm định chưa cao chưa đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD. Có thể nói tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng trong th i gian qua tại LPB chi nhánh Hà Nam có liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là chất lượng thẩm định, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát còn yếu, nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao. Khâu thẩm định là khâu rất quan trọng, là khâu tiên quyết trong quá trình cho vay KHDN. Những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc thẩm định đều do một cán bộ tín dụng làm. Khả năng thu thập thông tin, kết quả tổng hợp thông tin thu thập được và tính nhanh nhạy trong việc tiếp cận với những xu hướng phát triển các ngành nghề đang có xu hướng nóng trong nền kinh tế để mở rộng quy mô tín dụng sẽ là rất hạn chế.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam - 11

Ba là, công tác quản lý và kiểm tra hồ sơ cho vay chưa được chặt chẽ. Hầu hết các cán bộ quản lý rủi ro không có chuyên ngành sâu về quản lý RRTD. Ngoài ra, cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế. Công tác kiểm tra, kiểm soát được thực hiện một cách hình thức, hiệu quả kém.

* Nguyên nhân từ khách hàng:

Những rủi ro do khách hàng mang lại thư ng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và đa số RRTD đều bắt nguồn từ khách hàng mà ngân hàng chưa có một hệ thống để đánh giá thông tin của khách hàng một cách chính xác.

Một trong những nguyên nhân cơ bản có thể kể đến như khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như đã cam kết trong hợp đồng, dẫn tới làm ăn thua l hoặc không có nguồn tiền để trả nợ. Để tạo niềm tin trước ngân hàng, không ít khách hàng giả lập phương án kinh doanh không có thật để vay vốn hòng chiếm đoạt tiền của ngân hàng hoặc đầu tư cho hoạt động phi pháp, không hiệu quả. Ngoài


ra, khách hàng vay còn lừa đảo bằng việc chiếm đoạt tài sản được hình thành từ vốn vay (cho vay mua nhà trả góp, mua bất động sản...) do lợi dụng được sơ hở.

* Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh:

Tình hình biến động của nền kinh tế thị trư ng trong khu vực, một số doanh nghiệp đọng vốn trong các công trình xây dựng chưa được thanh toán, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, tình hình dịch bệnh Covid–19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn phát sinh.

Thực tế trong những năm qua tình hình khí hậu diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài ở nhiều nơi trên dịa bàn tỉnh, ảnh hưởng của sâu bệnh, dịch bệnh ngày một phát triển, các vấn đề này cũng tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn và đặc biệt với địa bàn sản xuất nông nghiệp là chính thì yếu tố tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng.

Môi trư ng pháp lý chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, nhất là hiệu lực thi hành luật pháp còn thấp đã làm giảm tác dụng của các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh. Ví dụ: như các quyết định của Tòa án chậm được thực thi khiến chi nhánh không thể xử lý rủi ro tín dụng bằng thu hồi tài sản của ngư i vay.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NAM


3.1. Định hướng mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam đến năm 2025

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

Năm 2020, năm cuối cùng của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 đang mở ra với nhiều kỳ vọng phát triển cho nền kinh tế của tỉnh Hà Nam. Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Hà Nam sẽ tiếp tục đổi mới định hướng đầu tư và mô hình tăng trưởng, trọng tâm là công nghiệp hóa nông nghiệp; mở rộng liên kết, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh nền kinh tế. Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo môi trư ng, an sinh xã hội, cải thiện đ i sống nhân dân, nhất là dân cư nông thôn. Tăng cư ng, giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng lãng phí, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển cũng như việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn ra phức tạp, khó lư ng, việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cần thiết theo các Chỉ thị số 15/CT- TTg ngày 27/3/2020, số 16/CT-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng trong gần hết tháng 6 đã làm cho những khó khăn của nền kinh tế phát sinh từ quý I bộc lộ rõ nét hơn, với mức độ cao hơn. Theo đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam cũng chịu tác động rất lớn, nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm. Năm 2020 và các năm tiếp theo


nền kinh tế nói chung, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, định hướng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển chung của đất nước và của ngành ngân hàng, tích cực nắm bắt tốt cơ hội, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trư ng, giữ vai trò chủ lực chủ đạo trong việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ; tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, tập trung xử lý va kiểm soát nợ xấu... bảo đảm hoạt động kinh doanh tăng truởng an toàn, hiệu quả và bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội thể hiện trách nhiệm Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt với cộng đồng.

Về phía chi nhánh, trong năm 2020 và những năm tới, chi nhánh sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, kiện toàn đội ngũ nhân sự, triển khai tích cực và không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng kịp th i nhu cầu của khách hàng.

Chi nhánh đề ra mục tiêu phương hướng nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng với tốc độ ít nhất 15% so với năm 2019, phấn đấu đạt 5.738 tỷ đồng, trong đó: Tiền gửi dân cư tối thiểu đạt: 967 tỷ đồng, chiếm 21,18% so với tổng nguồn vốn.

- Về tín dụng: Mở rộng đầu tư tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế, cho vay cả VND và ngoại tệ phấn đấu tăng trưởng dư nợ với tốc độ hàng năm 15-18%, phấn đấu đạt dư nợ năm 2020 đạt là 5.020 tỷ đồng. Tập trung xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, phấn đấu ở mức thấp nhất (dưới 0,3%).

- Về các SPDV: Tăng cư ng và phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng như: Bảo lãnh ngân hàng, thanh toán XNK, chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM, các dịch vụ ngân hàng điện tử,... để đáp ứng tốt nhu cầu


của khách hàng, thu phí dịch vụ 2020 đạt tối thiểu 30 tỷ đồng theo kế hoạch trung ương giao.

- Lợi nhuận: Lợi nhuận hạch toán phấn đấu đạt kế hoạch Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giao 2020 là: 210 tỷ đồng.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, chi nhánh tập trung thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp sau đây:

1- Công tác huy động vốn được xác định là nhiệm vụ hàng đầu:

Nắm bắt kịp th i chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt để triển khai và ứng dụng các sản phẩm, các hình thức huy động vốn mới phong phú, hấp dẫn, nghiên cứu thị trư ng, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, đồng th i tích cực quảng bá sản phẩm dịch vụ với các tầng lớp dân cư. Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách giao dịch, thực hiện tốt chính sách khách hàng trên cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ để thu hút khách hàng, đẩy mạnh khai thác, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hoá nguồn vốn (các tổ chức kinh tế - xã hội, dân cư, đặc biệt triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán tiền lương, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,... qua thẻ ATM).

2- Tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn và hiệu quả: Phân tích đánh giá, khai thác tốt thị trư ng, từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực của khách hàng để đầu tư tín dụng đúng hướng đảm bảo an toàn. Làm tốt chính sách khách hàng, duy trì khách hàng truyền thống và phát triển thêm khách hàng mới sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đầu tư vốn tín dụng vào những phương án, dự án khả thi tăng cư ng đầu tư trung và dài hạn vào các chương trình kinh tế trọng điểm nhằm thực hiện tốt chương trình phát triển của địa phương. Song việc tăng trưởng phải an toàn, không hạ thấp tiêu chuẩn và điều kiện tín dụng, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

3- Chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ đối với tất cả các mặt hoạt động của chi nhánh để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng ngày một tốt hơn trên cơ sở đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất, đội ngũ CBCNV tinh thông nghiệp vụ, am hiểu pháp


luật, xã hội xử lý công việc nhanh và chính xác. Toàn bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp, các phòng giao dịch, phòng kế toán nâng cao tinh thần trách nhiệm, rà soát chặt chẽ toàn bộ dư nợ của phòng, khai thác thông tin thị trư ng, bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của từng ngành hàng, của từng khách hàng, nâng cao vai trò cảnh báo rủi ro, sớm phát hiện rủi ro để có biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp, kịp th i.

3.1.2. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

– Chi nhánh Hà Nam

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã có những định hướng và chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động cho vay, gắn với thực tế LPB chi nhánh Hà Nam, mục tiêu trong ngắn hạn là xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, cơ cấu lại nền khách hàng, tăng trưởng dư nợ cho vay gắn với đảm bảo nâng cao chất lượng và quản lý rủi ro hoạt động cho vay.

Để thực hiện được mục tiêu này, LPB chi nhánh Hà Nam cần có một chương trình hành động cụ thể, xác định rõ từng mục tiêu trọng tâm, lượng hóa mục tiêu bằng các chỉ tiêu định lượng, định tính; gắn với đó là biện pháp thực hiện, bộ phận thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm soát; tiến độ thực hiện; định kỳ báo cáo, đánh giá, đề xuất khó khăn vướng mắc để giải quyết, tháo gỡ và có chỉ đạo linh hoạt, kịp th i.

Mục đích của việc xây dựng Chương trình hành động này nhằm xác định cụ thể công việc phải thực hiện, mục tiêu đạt được về kết quả, th i gian, trên cơ sở đó có phân bổ nguồn lực một cách phù hợp từ việc giao kế hoạch kinh doanh, phân công thành viên ban lãnh đạo chỉ đạo, sắp xếp, bố trí nhân lực, nguồn lực hợp lý cho từng phòng, đảm bảo m i cấu phần của chương trình phải được thực hiện đạt kết quả cao nhất, tổng hợp các cấu phần là sự hoàn thành các mục tiêu đề ra và quan trọng hơn là hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Cụ thể:

- Quán triệt và thực hiện theo định hướng, mục tiêu, trọng tâm và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, tổ chức triển khai kịp th i, hiệu quả những nội dung chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt về thực hiện kế


hoạch kinh doanh; tiếp tục tập trung khắc phục các tồn tại, yếu kém trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động.

- Nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành và thực hiện kế hoạch kinh doanh là quản lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, xử lý nợ có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu. Đây là nội dung trọng yếu, quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 và các năm tiếp theo. Đồng th i, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, nợ nhóm 2, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý rủi ro các khoản vay và khách hàng vay vốn. Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng vay vốn, giảm dần dư nợ tại các lĩnh vực có mức độ tập trung tín dụng quá cao. Kiên quyết, triệt để trong việc thu hồi nợ xấu, lãi treo, nợ quá hạn, nợ hạch toán ngoại bảng.

- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng cho vay gắn với nâng cao hiệu quả, gia tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Mở rộng phát triển khách hàng vay vốn trên cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại nền khách hàng ổn định, bền vững. Ưu tiên phát triển mở rộng khách hàng mới, tình hình tài chính tốt.

- Hoàn thiện cơ chế động lực, gắn thu nhập của cán bộ nhân viên vào kết quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt công việc được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tạo sự gắn bó lâu dài với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

- Duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của LPB chi nhánh Hà Nam trên địa bàn, n lực giữ vững thị phần hoạt động. Chú trọng công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới và kênh phân phối.

Với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, trong chiến lược kinh doanh của LPB chi nhánh Hà Nam, công tác quản lý RRTD trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp cần được chú trọng hơn nữa và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thư ng xuyên rà soát, đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng để có kế hoạch sàng lọc, giảm hạn mức tín dụng và rút giảm nhanh dư nợ đối với khách hàng yếu kém, có nhiều rủi ro.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023