Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam - 13


xuất phát từ phía ngân hàng hoặc khách hàng dẫn tới khách hàng không trả được nợ, gây khả năng mất vốn. Đồng th i, việc thực hiện thư ng xuyên kiểm tra sẽ giúp ngân hàng giám sát và quản lý được khách hàng để từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng nhằm đảm bảo hoạt động cho vay đạt chất lượng cao, kiểm soát rủi ro. Để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra LPB chi nhánh Hà Nam cần thực hiện các giải pháp:

- Kiểm tra qua báo cáo định kỳ/đột xuất trên cơ sở số liệu được kết xuất từ hệ thống để từ đó có cái nhìn tổng thể bức tranh hoạt động cho vay tại LPB chi nhánh Hà Nam, phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tập trung ở nhóm đối tượng khách hàng, nhóm ngành nào để có biện pháp quản lý, cơ cấu lại danh mục cho vay phù hợp, kiểm soát được rủi ro và giúp Ban lãnh đạo chủ động trong điều hành.

- Tăng cư ng tiến hành kiểm tra trực tiếp, tự kiểm tra rà soát, kiểm tra chéo thông qua hoạt động của các đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để từ đó kịp th i phát hiện những dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay như: hồ sơ vay vốn, hồ sơ pháp lý của khách hàng, tính pháp lý của các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; thực trạng tài sản đảm bảo của khách hàng… nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp th i việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, hồ sơ tài sản không đảm bảo dẫn tới những trư ng hợp rủi ro, không trả được nợ. Bên cạnh đó, cần thành lập bộ phận chuyên kiểm tra hoạt động cho vay, trong đó tập trung kiểm tra các món vay có giá trị lớn để nhận diện rủi ro ngay khi mới phát sinh.

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Hoàn thiện các văn bản về tài sản thế chấp, cần tạo ra sự thuận tiện, nhanh chóng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp.

Hiện nay, chưa có biện pháp hoặc chế tài nào để xử lý nếu bên giữ tài sản bảo đảm bất hợp tác, chây ì, trì hoãn không giao tài sản bảo đảm. Do đó, cần xây dựng các chế tài đủ mạnh để xử lý quyết liệt, nhanh chóng các khoản nợ xấu tồn đọng.


Công tác thi hành án còn chậm. Trong thực tế có nhiều bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng nhưng Viện kiểm sát không kiểm tra hết để đôn đốc, ngân hàng phải nhiều lần làm văn bản, kéo dài th i gian thi hành án.

Cần có biện pháp giám sát chặt chẽ sự tuân thủ chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh. Đồng th i đề xuất các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm các trư ng hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, cố tình sửa báo cáo tài chính theo hướng có lợi, gây ra sự thiếu chính xác về thông tin. Cần nâng cao vai trò của công ty kiểm toán độc lập.

Chấn chỉnh việc cấp phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới. Đồng th i không được buông lỏng việc kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thành lập.

Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia: Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan, dẫn đến việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều th i gian. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như thuế, công an… rất khó khăn. Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.

Đảm bảo môi trư ng kinh tế vĩ mô ổn định, sự thay đổi các chính sách của nhà nước cần được công bố rõ ràng và có th i gian cần thiết để chuyển đổi.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tăng cư ng kiểm tra, giám sát thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng, phân loại nợ và dự phòng rủi ro, nâng cao hiệu lực trong kiểm soát nợ xấu.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu, nhất là việc mua bán nợ, tài sản bảo đảm, nâng cao trách nhiệm của ngư i đi vay, đảm bảo quyền hạn của chủ nợ, xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về các công cụ phái sinh của tổ chức tín dụng. Triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro


trên thị trư ng tiền tệ như quyền chọn (option), hoán đổi (swap), tương lai (future)…

Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Thông tin tín dụng mà trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Vì vậy, NHNN cần phải:

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thương mại, trung tâm thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp th i.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải luôn chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp th i các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN trong việc h trợ cho vay doanh nghiệp.

Xây dựng các chỉ tiêu cho các chi nhánh hợp lý, phù hợp với quy mô, điều kiện rủi ro của từng chi nhánh.

H trợ các chi nhánh trong việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ.

Hoàn thiện hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngày càng hiện đại hơn.

Tăng cư ng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp th i các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.


KẾT LUẬN


Rủi ro tín dụng là loại rủi ro rất phức tạp, thư ng xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề nhất cho các NHTM, việc phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trước tình hình kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn như hiện nay.

Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, luận văn đã thực hiện được các nhiệm vụ sau đây:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM: Từ khái niệm luận văn đã làm rõ được nội dung quản lý rủi ro tín dụng, nhận diện được các yếu tố chủ quan, khách quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.

Hai là, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam và đã đánh giá được những thành công như: Việc trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định của NHNN, góp phần nâng cao chất lượng nợ của chi nhánh; thực hiện đánh giá lại tài sản đảm bảo thư ng xuyên và liên tục; thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng;… Bên những thành tựu đã đạt được, quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam cũng còn một số những hạn chế như: Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả; hệ thống h trợ đo lư ng, phân tích rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ; các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro chưa có những biện pháp thực sự hiệu quả để giải quyết triệt để, vẫn còn một số các khoản nợ xấu lâu năm chưa thu hồi được.

Ba là, phân tích, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam như: Hoàn thiện công tác phân loại khách hàng; Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ vay vốn; Tăng cư ng kiểm soát sau cho vay, giải ngân; Hoàn thiện và nâng cao chất


lượng công tác xử lý nợ xấu; Tăng cư ng công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lực trong công tác quản lý rủi ro hoạt động cho vay.

Với tầm nhìn và sự hiểu biết còn có hạn, thêm vào đó là những sự biến đổi không ngừng của môi trư ng kinh doanh và sự đa dạng, phong phú về hoạt động của NHTM nên những vấn đề đưa ra của bài viết này còn gặp nhiều thiếu sót. Chính vì vậy, em hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Ngân hàng cũng như của các thầy cô giáo để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Mai Văn Ban (2012), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Học viện Tài chính.

2. Phạm Ngọc Cảnh (2019), Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn La, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại.

3. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4. Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp.

5. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường Tài chính,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Ngô Thị Thuỳ Giang (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Quảng trị, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

7. Lê Thị Mận (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 17/9/2013 về việc phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 hướng dẫn thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín


dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư số 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 quy định phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

13. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (2017), Cẩm nang văn hóa Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.

14. Peter S. Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

15. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

16. Quốc hội (2017), Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

17. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

18. Ngô Ngọc Toàn (2019), Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại.

19. Nguyễn Quốc Toàn (2017), Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trịnh Hoàng Vũ (2019), Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tứ Kỳ, Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại.


HỤ LỤ

Phụ lục 2.1: Bảng phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp tại 14.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam


Loại

Đặc điểm

Mức độ rủi ro

AAA: Loại tối ưu. Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt

nhất

- Tình hình tài chính mạnh.

- Năng lực cao trong quản lý.

- Hoạt động đạt hiệu quả cao.

- Rất vững vàng trước những tác động của môi trư ng kinh doanh.

- Đạo đức tín dụng cao


Thấp nhất


AA: Loại ưu

- Khả năng sinh l i tốt.

- Hoạt động hiệu quả và ổn định.

- Quản lý tốt.

- Triển vọng phát triển lâu dài.

- Đạo đức tín dụng tốt.


Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AAA.


A: Loại tốt

- Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.

- Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA.

- Quản lý tốt


Thấp


BBB: Loại khá

- Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.

- Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài

chính trong môi trư ng kinh doanh.


Trung bình

BB: Loại trung

bình khá

- Tiềm lực tài chính trung bình, có

những nguy cơ tiềm ẩn.

Trung bình, khả năng

trả nợ gốc và lãi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam - 13

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023