Tỷ Trọng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Trong Tổng Dư Nợ Cho Vay Của Chi Nhánh (2016-2019).


+ Đánh giá, phân tích, lập báo cáo và đề xuất cấp tín dụng: Căn cứ hồ sơ tín dụng của KH, bộ phận QHKH tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích đánh giá KH, phương án cấp tín dụng, đánh giá sơ bộ TSBĐ và đánh giá các rủi ro có thể phát sinh trong việc cấp tín dụng cho KH.

+ Thẩm định tài sản đảm bảo: Căn cứ hồ sơ TSBĐ do bộ phận QHKH chuyển sang, bộ phận thẩm định thực hiện thẩm định giá TSBĐ theo đúng quy định hiện hành và chuyển kết quả thẩm định giá sang bộ phận QHKH. Kết quả thẩm định được ghi nhận, báo cáo và để chấm điểm xếp hạng TSBĐ.

+ Chấm điểm xếp hạng tín dụng KH: Bộ phận QHKH, PTĐ thực hiện chấm điểm xếp hạng KH

+ Lập báo cáo đề xuất tín dụng: CVQHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng cho khách hàng, báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát và chuyển sang thẩm định tín dụng theo quy định của SHB.

+ Thẩm định tín dụng: Chuyên viên Thẩm định tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ Khách hàng; cùng với chuyên viên Hỗ trợ QHKH tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo và Lập tờ trình thẩm định.

+ Xét duyệt: Trên cơ sở tờ trình thẩm định và hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do PTĐ chuyển cấp có thẩm quyền tại chi nhánh thực hiện xét duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt cấp tín dụng


+ Thông báo cấp tín dụng: ĐVKD thông báo cấp tín dụng cho khách hàng; bổ sung hoàn thiện và bàn giao hồ sơ;

+ Mở tài khoản, cấp mã cho khách hàng: CVQHKH phối hợp bộ phận DVKH mở mã và tài khoản cho KH;

+ Soạn thảo và ký kết hợp đồng: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ bộ phận QHKH, bộ phận HTTD soạn thảo và thực hiện ký kết hợp đồng; nhận TSBĐ, công chứng, đăng ký GDBĐ;


+ Nhập kho TSBĐ, tạo thông tin trên hệ thống và lưu hồ sơ: HTTD phối hợp Ngân quỹ nhập kho TSBĐ, HTTD nhập thông tin TSBĐ vào phần mềm và lưu hồ sơ quản lý tín dụng

Bước 4: Giải ngân


Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải ngân cho khách hàng vay được ngân hàng thực thi theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. QHKH, HTTD tiếp nhận đề nghị giải ngân tiến hành giải ngân cho KH

Bước 5: Quản lý sau cấp tín dụng và và thu hồi nợ


+ Kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng


+ Nhắc nợ, thu nợ đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh: ĐVKD chủ động nhắc nợ, đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh;

+ Điều chỉnh tín dụng: QHKH, HTTT điều chỉnh tín dụng khi xử lý nợ có vấn đề


Bước 6: Thanh lý hợp đồng và lưu hồ sơ


+ CV HTTD thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh và lưu hồ sơ: Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí hoặc nghĩa vụ bảo lãnh hết hiệu lực, Ngân hàng cùng khách hàng thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp TSBĐ với khách hàng, lưu hồ sơ

2.2.4. Tình hình tín dụng KHCN SHB Quảng Ninh


Tận dụng những ưu thế về địa bàn như dân cư đông đúc có nguồn thu nhập cao và ổn định, có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp... kết hợp với những tiện ích hấp dẫn của sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp, trong những năm qua dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng đáng kể và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay.


Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh (2016-2019).


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số liệu (tỷ đồng)

%

Số liệu (tỷ đồng)

%

Số liệu (tỷ đồng)

%

Số liệu (tỷ đồng)

%

Dư nợ cho vay tổ chức

8.460,40

82,1

8.330,00

68,8

7.155,00

68,5

4.612,14

58,0

Dư nợ cho vay cá nhân

1.840,60

17,8

3.780,00

31,2

3.295,00

31,5

3.343,86

42,0

Tổng dư nợ

10.301,00

100

12.110,00

100

10.450,00

100

7.956,00

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Hà Nội- SHB Chi nhánh Quảng Ninh - 8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SHB Quảng Ninh)


Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian qua ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao dần trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh (năm 2016: 17.08%/tổng dư nợ, năm 2017: 31.2%/tổng dư nợ, năm 2019: 42.0%/tổng dư nợ). Tổng dư nợ khách hàng cá nhân trong 4 năm qua đều tăng đáng kể. Các chỉ số này cho ta thấy hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh trong thời gian gần đây ngày càng được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Chi nhánh.

2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cho vay cá nhân của ngân hàng SHB nhánh Quảng Ninh

2.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng KHCN của SHB Quảng Ninh


Mô hình của SHB Quảng Ninh tuân thủ theo mô hình chung của SHB. SHB hướng đến triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý RRTD tập trung: Một trong những nguyên tắc quản lý RRTD theo Hiệp ước Basel II nhằm thực hiện quá trình cấp tín dụng lành mạnh trên nguyên tắc phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng.

Mô hình cụ thể:


- Giám đốc Chi nhánh:


+ Định hướng chỉ đạo và trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hàng năm/định kỳ.


+ Trực tiếp và chỉ đạo điều hành hoạt động của các phòng trực thuộc Chi nhánh.


+ Quản lý và tổ chức công tác bán hàng, phát triển mối quan hệ với Khách hàng của Chi nhánh.

+ Tổ chức thực hiện, giám sát chất lượng tín dụng; Chỉ đạo công tác thu hồi nợ quá hạn tại Chi nhánh.

+ Chỉ đạo phát triển đội ngũ nhân sự cả về số lượng và chất lượng.


- Bộ phận thẩm định tín dụng:


+ Quản lý hoạt động Thẩm định đối với khách hàng toàn Chi nhánh thuộc mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh hoặc thuộc phạm vi thẩm định.

+ Quản lý danh mục khách hàng của Chi nhánh, định kỳ hàng tháng có báo cáo chất lượng tín dụng tại Chi nhánh nhằm kiểm soát chất lượng và cảnh báo rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

+ Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng vay vốn tại thời điểm giải ngân và thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ theo quy định của SHB.

- Bộ phận Hỗ trợ tín dụng:


Thực hiện phối hợp với Bộ phận Quản lý tín dụng để tiến hành định giá Tài sản đảm bảo theo quy định của SHB.

Thực hiện soạn thảo các Văn kiện tín dụng theo quy định của SHB và phù hợp với các nội dung đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến Tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật, quy định của SHB như: Cùng khách hàng đi chứng thực Hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo…

Tiếp nhận hồ sơ giải ngân, kiểm tra điều kiện giải ngân, tiến hành giải ngân và lưu hồ sơ theo quy định.

Theo dõi và quản lý tài khoản của khách hàng tại SHB, nợ đến hạn, đánh giá lại Tài sản đảm bảo…


- Bộ phận Quan hệ khách hàng:


Thực hiện tiếp nhận hồ sơ khách hàng, lập báo cáo đánh giá khách hàng; Thực hiện kiểm tra sau giải ngân, tình hình khách hàng; Chăm sóc khách hàng; Bán chéo sản phẩm; Xử lý nợ quá hạn với các bộ phận khác.

Mô hình của SHB hiện nay đang bị vướng mắc phần nhiều là theo mô hình phân tán rủi ro, bộ phận kinh doanh của chi nhánh vẫn có một số quyền nhất định trong việc quản lý rủi ro của chính khoản tín dụng mình quản lý, bộ phận rủi ro của Hội sở hoặc hội đồng tín dụng chỉ đưa ra những ý kiến khi vượt quá thẩm quyền của chi nhánh. Hội đồng quản trị và Ban điều hành SHB là người quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận diện RRTD và cũng chính là những người đứng vị trí chủ chốt quản lý rủi ro và hội đồng tín dụng. SHB hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó. Tuy nhiên, việc các bộ quy trình, quy chuẩn chưa có một sự nhất quán thực sự rõ ràng nên vẫn ra những xung đột giữa bộ phận kinh doanh và quản lý rủi ro.

2.3.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng KHCN SHB Quảng Ninh


SHB Quảng Ninh luôn tuân thủ theo các văn bản quy định của SHB ban hành trong đó chính sách tín dụng được ban hành trong từng thời kỳ luôn được SHB Quảng Ninh coi là kim chỉ nam cho hoạt động điều hành phát triển công tác tín dụng. Chính sách tín dụng của SHB thường được đưa ra trong từng năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện kinh tế cụ thể của từng năm mà SHB sẽ có những chỉ đạo tín dụng chi tiết hơn trong từng quý hoặc 6 tháng để giúp các Chi nhánh thuộc SHB nói


chung và SHB Quảng Ninh nói riêng luôn bám sát được định hướng tín dụng của SHB.

Nhìn chung, trong từng năm Chính sách tín dụng của SHB Quảng Ninh đều dựa trên nguyên tắc:

+ Tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc có chọn lọc (về khách hàng, về lĩnh vực tài trợ, về thời gian tài trợ, về đồng tiền tài trợ…) đảm bảo an toàn, hiệu quả.

+ Công tác phát triển tín dụng phải đi đôi với công tác huy động vốn để đảm bảo việc phát triển kinh doanh bền vững. Việc cấp tín dụng/giải ngân cho khách hàng đều bám sát chỉ tiêu huy động vốn. Do vậy trong các chỉ đạo chính sách tín dụng từng thời kỳ đều thể hiện chi tiết hạn mức tăng trưởng dư nợ tối đa theo từng khối, theo từng khu vực và khối Quản trị rủi ro sẽ là đầu mối giám sát và cảnh báo.

+ Phát triển tín dụng trên nguyên tắc đo lường và quản trị rủi ro, quy mô dư nợ từng loại khách hàng phù hợp.

+ Công tác phát triển tín dụng phải đảm bảo khai thác tối ưu các dịch vụ khác của SHB cung cấp cho khách hàng bán chéo sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả thu nhập tốt nhất, góp phần dịch chuyển tăng thêm doanh thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay.

+ Về đối tượng khách hàng: Đẩy mạnh và phát triển toàn diện các đối tượng khách hàng có quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân đảm bảo cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng, phát huy lợi thế khách hàng theo từng vùng miền, từng chi nhánh.

2.3.3. Quản lý rủi ro theo quy trình tín dụng KHCN của SHB Quảng Ninh


Căn cứ vào sự chỉ đạo chung của Khối QTRR SHB, Chi nhánh Quảng Ninh xây dựng mô hình QTRR tín dụng theo quy trình gồm các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Xây dựng danh mục khách hàng theo ngành hàng, theo quy mô và theo vùng:

Tỉnh Quảng Ninh có đặc thù địa bàn dài và hẹp trải dài từ Đông Triều đến Móng Cái với các ngành thế mạnh như Khai thác than chế biến than, sản xuất Vật liệu xây dựng, Kinh tế cửa khẩu, Du lịch, Nuôi trồng thủy hải sản, nhà hàng khách sạn, cảng biển, đóng tầu, kinh doanh phân phối hàng tiêu dùng...và mỗi ngành kinh


doanh nằm phân bố tại các khu vực khác nhau, ví dụ: huyện Đông Triều mạnh về Sản xuất vật liệu xây dựng, thành phố Uông Bí và thành phố Cẩm Phả có thế mạnh về khai thác chế biến than, Thành phố Hạ Long có thế mạnh về Du lịch, cảng biển, đóng tầu, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến than, thành phố Móng cái có thế mạnh về kinh tế cửa khẩu, du lịch, kinh doanh thương mại

Tại SHB Quảng Ninh có đặc thù các phòng giao dịch nằm cách xa Chi nhánh, chính vì vậy Ban giám đốc Chi nhánh đã xác định cần phải xây dựng một danh mục khách hàng có chọn lọc chung cho chi nhánh được phân loại theo vùng, theo ngành nghề để làm định hướng kinh doanh cho chi nhánh nói chung và cho các phòng giao dịch nói riêng khai thác.

Đây là tuyến đầu trong quy trình Quản trị rủi ro của SHB Quảng Ninh.


Bước 2: Phân giao khách hàng trong danh mục cho các Phòng giao dịch và chuyên viên:

Căn cứ vào chính sách tín dụng từng thời kỳ, Ban lãnh đạo Chi nhánh tiến hành phân giao khách hàng trong danh mục cho các Phòng giao dịch để Ban lãnh đạo các phòng triển khai phân giao cho từng chuyên viên tiếp cận để thu thập hồ sơ khách hàng (hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý, thông tin CIC…), lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng và chuyển lên phòng Quản lý tín dụng.

Bước 3: Thẩm định độc lập:


Chuyên viên Thẩm định phòng Quản lý tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, phối hợp định giá tài sản đảm bảo, thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng để lập báo cáo thẩm định trình cấp phê duyệt để duyệt.

Bước 4: Quyết định cho vay và thông báo khách hàng:


Sau khi Bộ phận QLTD lập báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền của Giám đốc phòng giao dịch, thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh thì cấp phê duyệt sẽ xem xét các nội dung, đánh giá khách hàng, thị trường ngành, định hướng tín dụng…để quyết định cho vay.

Trường hợp khoản vay thuộc quyền phê duyệt của Giám đốc khối kinh doanh hoặc khoản vay trình lên Hội đồng tín dụng thì Khối thẩm định sẽ thẩm định lại hồ


sơ và lập báo cáo thẩm định chuyển sang Giám đốc khối kinh doanh (phê duyệt trong thẩm quyền)/Hội đồng tín dụng quyết định.

Khi khoản vay được phê duyệt hoặc từ chối cấp tín dụng, CVQHKH đều lập thông báo để thông báo cho khách hàng.

Bước 5: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm

bảo:


Khi có quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, bộ phận Hỗ trợ QHKH tiến

hành lập các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, giấy nhận nợ cùng các văn bản khác có liên quan để tiến hành ký kết giữa khách hàng và ngân hàng, sau đó tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo (công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, mua bảo hiểm (nếu có)…) trước khi tiến hành giải ngân khoản vay.

Bước 6: Giải ngân, lưu trữ hồ sơ, trích lập dự phòng chung:


Khi tiến hành giải ngân, CVQHKH và CVHTTD cần đảm bảo tuân thủ theo đúng phê duyệt và quy trình cho vay. Thu thập và lưu trữ hồ sơ thực hiện theo đúng quy định.

Bộ phận Quản lý tín dụng phối hợp với phòng Kế toán dịch vụ tiến hành trích lập dự phòng chung theo quy định của pháp luật và của SHB.

Bước 7: Quản lý, giám sát sau cho vay:


Để đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay. CV QHKH cần thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, quản lý dòng tiền của khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng và bán chéo sản phẩm khác cho khách hàng sử dụng…

Bước 8: Xử lý nợ xấu/ Quản lý các vấn đề tín dụng, trích lập dự phòng cụ thể:


- Khi phát sinh nợ quá hạn, các QHKH, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên HTQHKH của Chi nhánh/Phòng giao dịch SHB Quảng Ninh họp bàn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023