Thị Phần Huy Động Vốn Của Shb Quảng Ninh Giai Đoạn 2016-2019


Bảng 2.2. Thị phần huy động vốn của SHB Quảng Ninh giai đoạn 2016-2019


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

SHB Quảng Ninh

Tỷ đồng

8.550

10.139

13.401

13.802

Toàn tỉnh

Tỷ đồng

98.351

108.145

126.191

144.739

Tỷ trọng

%

8,60

9,38

10,62

9,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Hà Nội- SHB Chi nhánh Quảng Ninh - 7

(Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt Nam, Chi nhánh Quảng Ninh từ năm 2016-2019)


Khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã tác động đến thu nhập của người dân, bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trong cùng địa bàn đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của SHB Quảng Ninh. Mặc dù vậy, Nguồn vốn huy động thị trường 1 của Chi nhánh SHB Quảng Ninh cũng đã tăng lên đáng kể, và giữ thị phần ổn định so với Nguồn vốn huy động thị trường 1 của toàn Tỉnh. Năm 2018 Vốn huy động thị trường 1 của SHB là 13.401 tỷ đồng so với số huy động thị trường 1 toàn Tỉnh là 126.191 tỷ đồng, chiếm thị phần 10,62%. Năm 2019, mặc dù nguồn vốn huy động không giảm nhưng do tổng nguồn vốn huy động của toàn tỉnh đã tăng lên cao (18.548 tỷ đồng) nên thị phần của SHB Quảng Ninh lại giảm đi 1,08%.

Tình hình huy động của SHB Quảng Ninh giai đoạn 2016-2019 thể hiện như

sau:

39


Bảng 2.3. Tình hình huy động của SHB Quảng Ninh giai đoạn 2016-2019


ST T


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (tỷ

đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

I.

Theo nguồn huy động

8.550,00

100

10.139,00

100

13.401,00

100

13.802,00

100

1.1.

Dân cư

7.799,15

91,2

9.359,00

92

12.506,00

93

12.728,00

92

1.2.

Tổ chức kinh tế

750,85

8,8

780,00

8

895,00

7

1.074,00

8

II.

Theo kỳ hạn

8.550,00

100

10.139,00

100

13.401,00

100

13.802,00

100

2.1.

Ngắn hạn

2.849,80

33

2.889,00

28

4.880,00

36

4.269,80

31

2.2.

Trung dài hạn

5.700,20

67

7.250,00

72

8.521,00

64

9.532,20

69

III.

Theo loại tiền tệ

8.550,00

100

10.139,00

100

13.401,00

100

13.802,00

100

3.1.

VNĐ

8.349,56

98

9.829,00

97

13.175,00

98

13.604,00

99

3.2.

Ngoại tệ

200,44

2

310,00

3

226,00

2

198,00

1

(Nguồn: Báo cáo SHB Quảng Ninh từ năm 2016-2019)


Huy động vốn dân cư của SHB Quảng Ninh chiếm tỷ trọng đa số, huy động vốn Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cụ thể, năm 2016 tỷ trọng huy động vốn dân cư chiếm tỷ trọng 91,2%/ tổng nguồn vốn huy động, huy động vốn TCKT chỉ chiếm 8,8%/ tổng nguồn vốn huy động, năm 2017 huy động vốn dân cư chiếm 92%, TCKT chiếm 8%, năm 2018huy động vốn dân cư chiếm 93%, TCKT chiếm 7%.Trong năm 2019, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng ít, trong khi nguồn vốn huy động từ tổ chức tăng khá mạnh nên tỷ trọng huy động vốn dân cư chiếm tỷ trọng 92%/ tổng nguồn vốn huy động .Trong giai đoạn 2016 – 2019, cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng diễn ra hết sức phức tạp, gay gắt. Toàn SHB Quảng Ninh đã tập trung nỗ lực cao cho công tác huy động vốn, tập trung xây dựng các chính sách huy động vốn linh hoạt với diễn biến của thị trường đồng thời tuân thủ nghiêm túc quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong năm đã tổ chức các chương trình lớn như chương trình chào xuân: “Xuân tài lộc- Tết sum vầy”, Chương trình: “Chào Thu”, “Sinh nhật rộn ràng – Nhận ngàn quà tặng”- Như lời cảm ơn sâu sắc đến khách hàng đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng SHB trong suốt26 năm qua, SHB triển khai chương trình khuyến mại với hơn 20.000 phần quà giá trị dành tặng khách hàng,“Tiếp lửa đam mê- Trọn niềm tin chiến thắng”- Chương trình khuyến mại cổ vũ tinh thần đoàn thể thao Việt Nam tại Seagame 30 và đội tuyển U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á.

Kết quả huy động vốn của SHB Quảng Ninh không ngừng tăng lên qua các năm. Huy động vốn năm 2016 đạt 8.550 tỷ đồng, huy động vốn năm 2017 đạt

10.139 tỷ đồng và năm 2019 tăng lên 13.802 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động của SHB Quảng Ninh chủ yếu là huy động từ dân cư. Như vậy, SHB Quảng Ninh có nguồn vốn huy động ổn định, tuy nhiên chi phí huy động vốn tương đối cao vì huy động vốn dân cư chủ yếu là huy động tiết kiệm có kỳ hạn, lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất không kỳ hạn áp dụng cho tiền gửi vãng lai của Tổ chức kinh tế.

Nguồn huy động trung hạn của SHB Quảng Ninh (kỳ hạn từ 12 tháng trở lên) chiếm tỷ trọng lớn và duy trì tỷ trọng qua các năm, nguồn vốn huy động ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp. Nguồn vốn huy động trung hạn của SHB Quảng Ninh đang tăng lên về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng nguồn vốn.


Thực tế này cho thấy nguồn vốn huy động của SHB Quảng Ninh ngày càng ổn định hơn, chủ động về nguồn vốn và khả năng thanh khoản ngày càng được cải thiện.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động tín dụng cho vay

Hoạt động cho vay của SHB Chi nhánh Quảng Ninh đã góp phần hỗ trợ vốn cho các Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh. Đến 31/12/2019, tổng dư nợ của SHB Quảng Ninh là 7.956 tỷ đồng, chiếm 11.2% thị phần dư nợ toàn Tỉnh. Tổng dư nợ không tăng và có chiều hướng bị giảm, năm 2016 tổng dư nợ là 10.301 tỷ, năm 2017 là 12.110 tỷ, 10.450 tỷ là số tổng dư nợ năm 2018 và năm 2019 số này giảm xuống còn 7.956 tỷ. Trong cơ cấu dư nợ, một phần lớn dư nợ của Chi nhánh SHB Quảng Ninh là dư nợ của các Đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam. Tính đến 31/12/2019, dư nợ ngành Than tại Chi nhánh là

1.275 tỷ đồng chiếm 16,03% dư nợ tổ chức kinh tế và 27,64% dư tổng dư nợ. Mặt khác, do nhu cầu sử dụng vốn của ngành Than chủ yếu phục vụ đầu tư tài sản cố định, phương tiện vận tải phục vụ khai thác Than nên nhu cầu vay vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn kéo theo dư nợ của SHB Quảng Ninh cũng chủ yếu là nợ trung, dài hạn.Việc đầu tư tín dụng vào ngành Than đã tạo điều kiện cho SHB Quảng Ninh phát triển nhanh, ổn định, trở thành Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc tập trung cho vay vào một nhóm khách hàng cũng tạo ra sự lệ thuộc của Ngân hàng vào Khách hàng và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại và tương lai gần, SHB Quảng Ninh đang đẩy mạnh công tác bán lẻ, mở rộng hoạt động cho vay sang các ngành nghề, lĩnh vực khác để đa dạng hóa nền khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào một nhóm khách hàng lớn, phân tán rủi ro và phát triển dịch vụ Ngân hàng.

42


Bảng 2.4: Tình hình tín dụng giai đoạn 2016-2019 của SHB Quảng Ninh


STT


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (tỷ

đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

I.

Theo đối tượng

10.301,00

100

12.110,00

100

10.450,00

100

7.956,00

100

1.1.

Tổ chức kinh tế

8.460,40

82,1

8.330,00

68,8

7.155,00

68,5

4.612,14

58,0

1.2.

Cá nhân

1.840,60

17,9

3.780,00

31,2

3.295,00

31,5

3.343,86

42,0

II.

Theo thời gian

10.301,00

100

12.110,00

100

10.450,00

100

7.956,00

100

2.1.

Ngắn hạn

3.140,00

30,5

4.500,00

37,2

4.780,00

45,7

4.739,38

59,6

2.2.

Trung dài hạn

7.161,00

69,5

7.610,00

62,8

5.670,00

54,3

3.216,62

40,4

III.

Theo loại tiền tệ

10.301,00

100

12.110,00

100

10.450,00

100

7.956,00

100

3.1.

VNĐ

9.581,00

93,0

11.385,00

94,0

9.725,00

93,1

7.856,00

99,8

3.2.

Ngoại tệ quy đổi

720,00

7,0

725,00

6,0

725,00

6,9

100,00

0,2

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SHB Quảng Ninh năm 2016-2019)


Mặc dù dư tổng dư nợ giảm nhưng chủ yếu là số do giảm số dư nợ tổ chức. Cơ cấu dư nợ tổ chức giảm dần qua các năm, năm 2016 là 8.460,40 tỷ đến năm 2019 còn 4.612,14 tỷ; trong khi số dư nợ cá nhân năm 2016 là 1.840,60 tỷ và năm 2019 con số này 3.343,86 tỷ. Điều này cũng khá phù hợp với định hướng phát triển tín dụng của SHB Chi nhánh Quảng Ninh, giảm tỷ trọng dư nợ khách hàng doanh nghiệp và tăng tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân. SHB Quảng Ninh đẩy mạnh công tác bán lẻ, mở rộng hoạt động cho vay sang các ngành nghề, lĩnh vực khác để đa dạng hóa nền khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào một nhóm khách hàng lớn, phân tán rủi ro và phát triển dịch vụ Ngân hàng.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho vay KHCN SHB Chi nhánh Quảng Ninh

2.2.1. Giới thiệu chung Phòng KHCN SHB Chi Nhánh Quảng Ninh


Toàn khối KHCN đến hết năm 2019 có 43 CBTD chính thức làm việc tại Phòng KHCN Chi nhánh và phân bổ tại các Phòng giao dịch. Trong đó, bao gồm 01 Trưởng phòng KHCN, 02 Phó trưởng phòng, 40 nhân viên. Nhân sự Phòng KHCN đạt 100% đạt trình độ Đại học và trên Đại học với số lượng 41 CBNV trình độ Đại học, 02 Thạc sỹ. CBNV đều có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Độ tuổi CBNV đều dưới 45. Độ tuổi lao động trẻ rất phù hợp với việc trau dồi học hỏi tiếp thu kiến thức mới và việc triển khai đồng bộ các phương án/ dự án mới sẽ rất thuận lợi. Theo phân cấp chức danh, Phòng KHCN Chi nhánh Quảng Ninh có 09 nhân viên, 24 chuyên viên, 08 chuyên viên cấp 1, 02 chuyên viên cấp 2.

2.2.2. Chính sách tín dụng KHCN SHB Chi Nhánh Quảng Ninh


SHB Quảng Ninh luôn tuân thủ theo các văn bản quy định của SHB ban hành trong đó chính sách tín dụng được ban hành trong từng thời kỳ luôn được SHB Quảng Ninh coi là kim chỉ nam cho hoạt động điều hành phát triển công tác tín dụng. Chính sách tín dụng của SHB thường được đưa ra trong từng năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện kinh tế cụ thể của từng năm mà SHB sẽ có những chỉ đạo tín dụng chi tiết hơn trong từng quý hoặc 6 tháng để giúp các Chi nhánh thuộc SHB nói chung và SHB Quảng Ninh nói riêng luôn bám sát được định hướng tín dụng của


SHB. Những nội dung cơ bản của chính sách tín dụng: là toàn bộ các vấn đề cơ bản liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng bao gồm : Chính sách khách hàng; Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng; Lãi suất và các loại phí tín dụng; Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ; Chính sách đối với các khoản nợ xấu.

Nhìn chung, trong từng năm Chính sách tín dụng của SHB đều dựa trên nguyên tắc:

+ Tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc có chọn lọc (về khách hàng, về lĩnh vực tài trợ, về thời gian tài trợ, về đồng tiền tài trợ…) đảm bảo an toàn, hiệu quả.

+ Công tác phát triển tín dụng phải đi đôi với công tác huy động vốn để đảm bảo việc phát triển kinh doanh bền vững. Việc cấp tín dụng/giải ngân cho khách hàng đều bám sát chỉ tiêu huy động vốn. Do vậy trong các chỉ đạo chính sách tín dụng từng thời kỳ đều thể hiện chi tiết hạn mức tăng trưởng dư nợ tối đa theo từng khối, theo từng khu vực và khối Quản trị rủi ro sẽ là đầu mối giám sát và cảnh báo.

+ Phát triển tín dụng trên nguyên tắc đo lường và quản trị rủi ro, quy mô dư nợ từng loại khách hàng phù hợp.

+ Công tác phát triển tín dụng phải đảm bảo khai thác tối ưu các dịch vụ khác của SHB cung cấp cho khách hàng bán chéo sản phẩm, nhằm đạt hiệu quả thu nhập tốt nhất, góp phần dịch chuyển tăng thêm doanh thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay.

+ Về đối tượng khách hàng: Đẩy mạnh và phát triển toàn diện các đối tượng khách hàng có quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân đảm bảo cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng, phát huy lợi thế khách hàng theo từng vùng miền.

2.2.3. Quy trình cấp tín dụng cho vay KHCN SHB Chi nhánh Quảng Ninh


Quy trình cho vay KHCN SHB Quảng Ninh luôn tuân thủ theo các văn bản quy định của SHB ban hành. Hiện nay SHB đang thực hiện quy trình tín dụng gồm 6 bước, cụ thể:


Bước 1: Tiếp thị KH, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ KH:


Bước 2: Thẩm định tín dụng và xét duyệt cấp tín dụng:


Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt cấp tín dụng

Tiếp thị KH

Tiếp nhận nhu cầu KH Giải đáp thắc mắc của KH


Thẩm định: Mục đích vay,Hồ sơ,TSBĐ

Chấm điểm xếp hạng tín dụng

Đề xuất hạn mức tín dụng

Phê duyệt


Soạn thảo, kiểm soát hợp đồng, hồ sơ nghiệp vụ

Ký kết hợp đồng, văn bản, hồ sơ nghiệp vụ Nhập dữ liệu

Duyệt giải ngân

Bước 6: Thanh lý hợp đồng và lưu hồ sơ


Bước 5: Quản lý sau

cấp tín dụng và và thu hồi nợ


Bước 4: Giải ngân:

Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí hoặc nghĩa vụ bảo lãnh hết hiệu lực, Ngân hàng cùng khách hàng thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng.


Kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng Nhắc nợ, thu nợ đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh: ĐVKD chủ

động nhắc nợ, đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh;


Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải ngân cho khách hàng vay được ngân hàng thực thi theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.

(Nguồn: Tài liệu nội bộ SHB Quảng Ninh)


Hình 2.2: Sơ đồ quy trình cấp tín dụng cho vay KHCN SHB Quảng Ninh

(1) Bước 1: Tiếp thị KH, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ KH:


+ Bộ phận QHKH chủ động tìm kiếm KH, tìm hiểu nhu cầu KH và tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm tín dụng của SHB tới KH.

+ Khi KH có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của SHB, Bộ phận QHKH phỏng vấn sơ bộ khách hàng để nắm bắt nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của KH. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho KH sử dụng sản phẩm phù hợp.

+ Căn cứ nhu cầu của KH, Bộ phận QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cần thiết theo quy định, tiếp nhận hồ sơ đồng thời kiểm tra tính đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ. Sau khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ theo yêu cầu, tiến hành giao nhận hồ sơ với KH.

(2) Bước 2: Thẩm định tín dụng và xét duyệt cấp tín dụng:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí