Nội Dung Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Khcn Của Shb Quảng Ninh


phương án thu nợ, tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, chuyên viên thẩm định lập báo cáo phân tích khả năng thu hồi nợ quá hạn thích hợp trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt phương án xử lý nợ.

- Khi phát sinh nợ xấu (từ nhóm 3 – 5): các QHKH, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên HTQHKH của Chi nhánh/Phòng giao dịch SHB Quảng Ninh họp bàn phương án thu nợ, tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, chuyên viên thẩm định lập báo cáo phân tích khả năng thu hồi nợ xấu để báo cáo Giám đốc Chi nhánh xét xét cho ý kiến chỉ đạo rồi trình Khối QTRR chỉ đạo hoặc chuyển sang Công ty xử lý nợ và quản lý Tài sản của SHB theo quy định về quản lý nợ xấu hoặc Khối QTRR đề xuất xét duyệt từng trường hợp cụ thể.

- Một số biện pháp xử lý nợ xấu của SHB Quảng Ninh:


(1) Thực hiện trích lập dự phòng cụ thể khoản vay bị quá hạn.


(2) Bảo đảm quá trình quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời gian trả nợ, gia hạn nợ một cách khoa học, phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

(3) Phản ánh đúng thực trạng tín dụng, đảm bảo quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ đúng bản chất của khoản nợ, nguồn thanh toán khoản nợ.

(4) Rà soát và bổ sung phương án đảm bảo tiền vay: Định giá lại thường xuyên tài sản đảm bảo, tiến hành ký lại phụ lục hợp đồng thế chấp, cùng với khách hàng tiến hành ký giấy ủy quyền toàn quyền xử lý tài sản thế chấp…

(5) Báo cáo khối QTRR thường xuyên về tình trạng nợ quá hạn của khách hàng và xin chủ trương xử lý nợ quá hạn.

(6) Nâng cao chất lượng nghiệp vụ và đạo đức của các nhân viên có liên quan đến quá trình xét duyệt cho vay.

2.3.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng KHCN của SHB Quảng Ninh


2.3.4.1. Nhận diện RRTD


- Nhận diện RRTD từ khách hàng:


Hồ sơ của khách hàng được tiếp nhận bởi các Phòng khách hàng. CBTD hướng dẫn, tư vấn khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng và tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ đó. CBTD sử dụng nhiều kênh khác nhau như thẩm định thực tế, thông tin hệ thống tín dụng (CIC), phòng quản lý và hỗ trợ (CORE BANKING) để phát hiện gian lận từ các thông tin mà khách hàng cung cấp, khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng xin vay từ đó nhận biết sớm RRTD và sàng lọc sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng.

- Nhận diện RRTD từ ngân hàng:


Bằng việc sử dụng hệ thống CORE BANKING hiện đại nhất, ngân hàng phát hiện được những tác nghiệp sai của cán bộ, các rủi ro trong giao dịch với khách hàng và tổng hợp để phân tích danh mục tín dụng một cách chính xác và nhanh chóng. Từ đó, những dấu hiệu phát sinh dẫn đến RRTD sớm được nhận diện.

2.3.4.2. Đo lường RRTD

Đo lường RRTD theo Basel II cho từng khoản tín dụng riêng lẻ: Chủ yếu dựa trên phương pháp đánh giá tiêu chuẩn. Quy trình xếp hạng tín dụng gồm có 3 bước cơ bản là chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng và xếp loại rủi ro.

Bước 1 - Chấm điểm tín dụng:


CBTD chấm điểm tín dụng các thông tin khách hàng bằng phần mềm chấm điểm tự động. Số điểm cho từng chỉ tiêu cụ thể đã được mặc định trong phần mềm chấm điểm. Bên cạnh đó, với từng loại hình khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, ĐCTC…) thì có các tiêu chí chấm khác nhau về tài chính, phi tài chính và bảng điểm cho từng chỉ tiêu khác nhau trên phần mềm.

Đối với khách hàng là cá nhân, việc chấm điểm tín dụng dựa trên các thông tin cơ bản của khách hàng và tình hình giao dịch với ngân hàng.


Bảng 2.6 : Chấm điểm khách hàng cá nhân theo các thông tin cơ bản



STT

Nội dung đánh giá

(Định tính/định lượng)


Mục đích của chỉ tiêu


1


Tuổi

Đánh giá ảnh hưởng của độ tuổi đến khách hàng như: rủi ro nhân mạng, bệnh tật, số năm kinh nghiệm trong

nghề…


2


Thời gian cư trú

Đánh giá mức độ ổn định về nơi cư trú của khách hàng để nắm vững tình hình khách hàng nhằm mục đích kiểm

soát và thu nợ

3

Thời gian làm việc trong lĩnh vực

chuyên môn hiện tại

Đánh giá kinh nghiệm làm việc, khả năng duy trì công

việc với kinh nghiệm đã có.


4

Thời gian công tác tại cơ quan hiện

tại

Đánh giá mức độ ổn định của công việc hiện tại của

người tham gia trả nợ ngân hàng


5


Thời gian quan hệ tín dụng với SHB

Đánh giá khách hàng truyền thống và khả năng hiểu biết về khách hàng (hoạt động kinh doanh, lịch sử và thiện

chí trả nợ)


6


Trình độ học vấn

Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố học vấn ảnh đến khả

năng trả nợ của khách hàng


7

Tình trạng sở hữu nhà ở, BĐS, Hợp đồng bảo hiểm…

Đánh giá mức độ ổn định về thu nhập và nơi cư trú, đánh giá 1 phần khả năng tự chủ về tài chính của khách hàng.


8


Tình trạng hôn nhân

Đánh giá tác động của tình trạng hôn nhân của khách hàng, tác động gián tiếp đến nghĩa vụ trả nợ của khách

hàng

9

Số người phụ thuộc vào kinh tế

của KH

Đánh giá gánh nặng về mặt tài chính của khách hàng


10


Tình trạng sức khỏe

Đánh giá tình trạng sức khỏe của khách hàng và ảnh hưởng của sức khỏe đến hiệu quả công việc và khả năng

trả nợ


11


Nguồn trả nợ

Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, từ nguồn

kinh doanh, hay lương, hay cho thuê tài sản… để trả nợ ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Sài gòn Hà Nội- SHB Chi nhánh Quảng Ninh - 9



STT

Nội dung đánh giá

(Định tính/định lượng)


Mục đích của chỉ tiêu


12


Lịch sử quan hệ tín dụng

Đánh giá mức độ uy tín, hợp tác của khách hàng trên hệ thống CIC của NHNN, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn.


13


Số TCTD mà khách hàng quan hệ

Đánh giá mức độ vay mượn của khách hàng, từ đó đánh

giá thu nhập trả nợ, từ đó có thể quản lý được số lượng tài sản khách hàng hiện có thế chấp tại các TCTD

14

Số dư tiền gửi

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng


15

Số lượng SPDV sử dụng tại ngân

hàng

Đánh giá mối quan hệ của khách hàng đối với SHB


16


Lý lịch, tư cách pháp nhân

Đánh giá mức độ uy tín, tư cách đạo đức ảnh hưởng đến

việc trả nợ.


17


Phương án kinh doanh/đầu tư, chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo

Đánh giá việc lập kế hoạch kinh doanh, có chiến lược kinh doanh rõ ràng trong những năm tiếp theo Phương án kinh doanh có khả thi hay không? Khả năng tạo ra lợi

nhuận để trả nợ ngân hàng.


18

Số khách hàng truyền thống đang quan hệ, số năm quan hệ, những chính sách ưu đãi, khuyến mại

được hưởng

Đánh giá mối liên hệ với các nhà cung cấp trên thị trường, mức độ uy tín, tín nhiệm, có là khách hàng truyền thống, quan hệ lâu năm không? Có được áp dụng những

chính sách dành cho khách hàng truyền thống không?

19

Số lượng nhân lực

Đánh giá nguồn nhân lực phục vụ cho phương án

20

Một số tiêu chí khác


(Nguồn : Phòng KHCN SHB Quảng Ninh)


Ngoài ra, khách hàng cá nhân còn được chấm điểm theo tiêu chí uy tín quan hệ với ngân hàng (Xem Phụ lục D).

Bước 2 - Xếp hạng khách hàng: Sau khi tổng hợp điểm CBTD sẽ tiến hành xếp hạng khách hàng theo quy định.


Bảng 2.7: Xếp hạng khách hàng


Xếp hạng khách hàng cá nhân/KHDN

Hạng

Số điểm đạt được

AAA

95 – 100

AA+

90 – 94,9

AA

82 – 89,9

A+

75 – 81,9

A

69 – 74,9

BBB

60 – 68,9

BB

52 – 59,9

B

45 – 51,9

CCC

35 – 44,9

CC

30 – 34,9

C

25 – 29,9

D

<25

(Nguồn : Phòng KHCN SHB Quảng Ninh)


Bước 3 – Xếp loại rủi ro: Dựa trên hạng của khách hàng, CBTD tiến hành xếp loại rủi ro khách hàng là cá nhân có mức độ rủi ro từ thấp lên cao.

Bảng 2.8 : Xếp loại rủi ro khách hàng


Xếp loại rủi ro khách hàng cá nhân và

KHDN

Xếp loại rủi ro khách hàng ĐTCT

phi TCTD

Hạng

Mức độ rủi ro

Hạng

Mức độ rủi ro

AAA

Thấp nhất

AAA

Thấp nhất

AA+

Thấp

AA

Thấp

AA

Thấp

A

Thấp

A+

Thấp

BBB

Trung bình

A

Tương đối thấp

BB

Trung bình

BBB

Trung bình

B

Trên trung bình

BB

Trung bình

CCC

Cao


Xếp loại rủi ro khách hàng cá nhân và

KHDN

Xếp loại rủi ro khách hàng ĐTCT

phi TCTD

B

Trung bình

CC

Cao

CCC

Trên trung bình

C

Rất cao

CC

Cao



C

Cao



D

Rất cao



(Nguồn : Phòng KHCN SHB Quảng Ninh)


Sau khi hoàn tất chấm điểm, xếp hạng khách hàng và xếp loại rủi ro thì CBTD sẽ tính toán RRTD của khoản vay:


RWAphương pháp chuẩn của basel II = Tài sản * Hệ số rủi ro

Trong đó:


RWA: Tài sản có rủi ro tín dụng Tài sản: Giá trị của khoản vay

Hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro theo Basel II


- Đo lường RRTD theo Basel II cho toàn bộ danh mục tín dụng: Chủ yếu dựa trên phương pháp xếp hạng nội bộ.

EL là mức tổn thất dự tính được qua số liệu thống kê. Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng khoản tổn thất EL sẽ được tính như sau:

EL = PD * LGD * EAD


EAD - Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Cơ sở xác định EAD là hồ sơ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng.

PD - Xác suất vỡ nợ: đo lường khả năng xảy ra RRTD tương ứng trong một khoản thời gian, thường là 1 năm. Cơ sở để tính PD là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Để tính toán xác xuất vỡ nợ ngân hàng phải căn cứ


vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân chia theo 3 nhóm sau:

- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của tổ chức xếp hạng.

- Nhóm dữ liệu phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành…

- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác suất không trả nợ của khách hàng.

Tổng cộng các khoản tổn thất của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là tổn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng.

2.3.4.3 Ứng phó RRTD

(1) Quản lý khoản vay:


Ngân hàng thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng để đánh giá phân loại đúng hạng tín dụng để ra quyết định tín dụng cho phù hợp. Cũng như theo dõi giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng. CBTD lập “Danh mục theo dõi”. Những khách hàng có tên trong Danh mục theo dõi bao gồm những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn và cả những khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Qua danh mục theo dõi giúp ngân hàng phát hiện sớm rủi ro và kịp thời đối phó. Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng, ít nhất mỗi năm một lần. Riêng với những món vay lớn hoặc khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn, 03 tháng một lần. Việc đánh giá được thực hiện bởi bộ phận khách hàng và bộ phận quản lý RRTD. Nếu có thay đổi cơ bản giữa dự tính trong hồ sơ tín dụng và kết quả thực hiện của bên vay, đặc biệt có liên quan đến dòng tiền dự tính sử dụng để trả nợ, ngân hàng yêu cầu khách hàng giải trình chi tiết.


Đặc biệt, đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa từng vòng 30 ngày làm việc, CBTD phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt theo dõi để xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và TSBĐ, khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ về tài sản đó.

(3) Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro:


Trích lập dự phòng: Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005 và Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc NHNN (sau đây xin gọi tắt là Thông tư 02/2013/TT – NHNN ). Thời điểm trích lập dự phòng vào 15 ngày đầu của tháng đầu trong quý. Theo quy định, ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định:


Trích lập dự phòng chung = 0,75% * Tổng dư nợ


Trích lập dự phòng cụ thể = [Dư nợ - (Giá trị TSBĐ * Tỷ lệ khấu trừ với từng loại)] * Tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ

Dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro, hay bù đắp các khoản lỗ. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho biết tình hình hiện tại của ngân hàng. Ngoài ra, khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro qua các giai đoạn càng giảm, càng chứng tỏ tình trạng ổn định của ngân hàng.

Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với từng khoản nợ. Trong trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý các khoản nợ, ngân hàng sẽ phát mại TSĐB để thu hồi nợ. Nếu phát mại TSĐB và dự phòng cụ thể không đủ để xử lý rủi ro đối với khoản nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng dự phòng chung.

2.3.4.4 Kiểm soát và xử lý RRTD - Kiểm soát RRTD khi cho vay

(1) Kiểm tra trước khi cho vay:


Quy định kiểm tra và thẩm định thông tin về khách hàng được ngân hàng thực hiện rất nghiêm túc. Thẩm định khách hàng phải có sự tham gia của 2 đến 3 cán bộ và cán bộ và kiểm soát phải ghi ý kiến vào trong tờ trình trình lãnh đạo. Khi phát hiện mọi gian lận của khách hàng trong giai đoạn này, đều xử lý nhanh chóng.

(2) Kiểm soát trong khi cho vay:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí