Những Vấn Đề Cơ Bản Về Rủi Ro Tác Nghiệp Và Quản Lý Rủi Ro Tác Nghiệp Của Ngân Hàng


7. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, kết cấu của luận án gồm 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại.

- Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

8. Quy trình nghiên cứu

Đầu tiên, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp nghiên cứu các số liệu, báo cáo nội bộ và báo cáo công bố của Vietinbank, các quy chế, quy định và quy trình quản lý RRTN của Vietinbank cũng như một số ngân hàng trong và ngoài nước... kết hợp với các nguồn số liệu trên mạng, tạp chí... sau đó tổng hợp, phân tích các nghiên cứu đi trước liên quan đến RRTN và quản lý RRTN, để hình thành cơ sở lý luận về RRTN và quản lý RRTN.

Tiếp theo, NCS áp dụng phương pháp nghiên cứu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại và trực tiếp các chuyên gia và các cán bộ công tác tại Vietinbank, đồng thời phân tích dữ liệu sơ cấp, phân tích thực trạng RRTN và quản lý RRTN của Vietinbank nhằm đưa ra khuyến nghị, giải pháp nhằm tăng cường quản lý RRTN của Vietinbank.


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1. Lý luận chung về rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với các nghiệp vụ chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi đề cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng khác. Trong quá trình hoạt động, NHTM phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau, có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu nhập của ngân hàng.

Tùy theo cách tiếp cận, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân thành nhiều loại khác nhau, song theo cách phân loại chung nhất (Uỷ ban Basel) thì rủi ro ngân hàng được phân chia thành 3 loại cơ bản gồm: Rủi ro tín dụng (Credit risk); Rủi ro thị trường (Market Risk) và Rủi ro tác nghiệp (Operational Risk). Đối với rủi ro tác nghiệp, ở một số tài liệu, còn sử dụng tên gọi khác là “rủi ro hoạt động”, về bản chất, hai tên gọi này đều xuất phát từ từ gốc “Operational Risk” trong Hiệp ước Basel II. Trong luận án, NCS sử dụng thống nhất thuật ngữ “Rủi ro tác nghiệp”. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang dần tiếp cận với các khái niệm này và từng bước quản lý các loại hình rủi ro theo thông lệ.

Khái niệm về RRTN đã được phát triển trong thời gian dài với xuất phát điểm từ các nghiên cứu của các nhà khoa học lớn trên thế giới. Theo Cooke (2004) [62]; Raz, T.,& Hillson (2005) [80], RRTN được định nghĩa là những rủi ro liên quan đến những tổn thất mà nguyên nhân là do thiếu hiệu quả trong quá trình hoạt động của một tổ chức bao gồm chất lượng, môi trường, sức khỏe nghề nghiệp. Theo Frame (2002) [66], RRTN liên quan đến quá trình thiết lập quy trình, không phải đơn thuần là sự quản lý các sự vụ trong quá trình hoạt động. Theo nghiên cứu của SAS (2007) [84], RRTN là loại rủi ro khác biệt so với các loại hình rủi ro khác, nếu như rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường được bao gồm trong rủi ro tài chính thì RRTN là rủi ro phi tài chính. Rủi ro tài chính gây ra do sự biến đổi về


mặt giá trị với xác suất/khả năng xảy ra phá sản/vỡ nợ còn rủi ro phi tài chính gây ra do chính các sự kiện RRTN. RRTN theo các nghiên cứu trước đây chỉ được coi là phạm trù của rủi ro khác trong Ngân hàng sau khi tính toán đến rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.

Theo Basel II [54], RRTN được định nghĩa: “RRTN là khả năng xảy ra tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do con người, do quy định/quy trình không đầy đủ, do hệ thống không hoạt động hoặc do sự kiện bên ngoài gây ra”. Trong định nghĩa này, RRTN bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược - là loại rủi ro phát sinh từ quyết định chiến lược không phù hợp và rủi ro danh tiếng - là nguy cơ tổn thất do thiệt hại về mặt danh tiếng của tổ chức dẫn tới thiệt hại về mặt doanh thu, tăng chi phí hoạt động, thiệt hại về mặt giá trị cho các cổ đông ngay cả khi tổ chức đó không bị vi phạm.

Từ các khái niệm tham khảo qua các nghiên cứu đi trước, cùng với quan điểm của bản thân, nghiên cứu sinh tóm lược lại khái niệm về RRTN như sau: “RRTN của NHTM là loại rủi ro gây ra tổn thất cho ngân hàng thương mại do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy định, quy trình, hệ thống; hoặc do các sự kiện khách quan bên ngoài”.

Như vậy, RRTN là loại rủi ro liên quan đến nhiều yếu tố như: Con người (sai sót, gian lận), hệ thống, qui trình, thủ tục nội bộ và cả các sự kiện bên ngoài. Đây là các yếu tố đa dạng và thường xuyên biến đổi. Mặt khác phạm vi của RRTN rất rộng bao trùm hầu hết tất cả các hoạt động trong Ngân hàng. RRTN cũng là loại rủi ro có mối quan hệ nhiều nhất với các loại rủi ro khác. Hầu hết các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị truờng thậm chí rủi ro thanh khoản... đều có thể bắt nguồn từ RRTN, các vụ tổn thất phá sản của các ngân hàng và tổ chức lớn trên thế giới như Ngân hàng Baring/Sociate General (ngân hàng của Anh có chi nhánh tại Singapore) đều bắt nguồn từ RRTN. Qua đó, thực tiễn đã chỉ ra vai trò rất quan trọng đối với việc QLRRTN tại các NHTM.

Có thể hiểu, rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp có nguyên nhân do cán bộ ngân hàng, quy trình xử lý và hệ thống nội bộ


không đầy đủ, không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng gây ra.

Trong một số trường hợp, RRTN có sự trùng lặp, giao thoa với các loại rủi ro khác như: (i) Gian lận thương mại (trường hợp của Barings Singapore) là loại rủi ro được giám sát bởi cán bộ quản lý rủi ro thị trường nhưng được phân loại thuộc rủi ro tác nghiệp bởi vì nguyên nhân chính của những tổn thất như vậy không phải là nhân tố thị trường mà là do hoạt động sai trái trong tác nghiệp, trong trường hợp này là không thực hiện đúng quy trình; (ii) Một ví dụ khác là sự trùng lặp của RRTN với rủi ro tín dụng trong trường hợp rủi ro phát sinh do sự không xử lý đúng các khía cạnh pháp lý của tài sản đảm bảo, tổn thất do cán bộ ngân hàng quản lý khách hàng vay vốn trực tiếp thu nợ của khách hàng nhưng không nộp vào Ngân hàng mà giữ lại để chi tiêu cá nhân, tổn thất do chuyển tiền sai tài khoản người thụ hưởng...

Xét về khía cạnh RRTN phát sinh do yếu tố con người và yếu tố bên ngoài thì RRTN cũng có sự trùng lặp với rủi ro đạo đức. Đó là trong trường hợp rủi ro phát sinh do khách hàng như khách hàng thực hiện không đúng mục đích cam kết với Ngân hàng thương mại, hay có những hành vi gian lận, lừa đảo ngân hàng. Hay trong trường hợp rủi ro phát sinh từ phía cán bộ ngân hàng: nhà quản lý hay bộ phận nhóm cán bộ quản lý đã có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn có thể chưa hội tụ, thậm chí không đủ điều kiện và đã được cán bộ thẩm định ghi rõ là không duyệt, nhưng vì lý do lợi ích của cá nhân, nhà quản lý hay nhóm cán bộ quản lý đã bằng mọi cách, hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo, cán bộ ngân hàng cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro, cố ý gây khó cho khách hàng để nhận bồi dưỡng, cán bộ ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận, nới lỏng quá mức các chính sách đầu tư và tín dụng nhằm đáp ứng và nắm bắt cơ hội thị trường mà bỏ qua các nguyên tắc cơ bản trong việc thẩm định, giám sát và đưa ra các điều kiện ràng buộc đối với khách hàng trước và trong khi sử dụng vốn, ngân hàng đầu tư, cho vay quá mạo hiểm; cấp tín dụng quá


tập trung, thiếu các chính sách cho vay, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ và khoa học. Ngân hàng mở rộng nhanh chóng theo hướng đầu tư vào nhiều sản phẩm mới có tính phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng trình độ của ban lãnh đạo và nhân viên cũng như công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng kịp thời và đồng bộ.

RRTN liên quan đến hầu hết các mặt hoạt động của ngân hàng, do đó rủi ro tác nghiệp có sự giao thoa, trùng lặp với các loại rủi ro khác của NHTM. Chính vì sự giao thoa này, việc tính toán, xác định và đo lường rủi ro tác nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại rủi ro khác của ngân hàng thương mại.

Hình 1.1. Mối tương quan giữa các loại rủi ro


Rủi ro tín dụng

Rủi ro thị trường

Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro tài sản

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

1.1.2. Đặc điểm của rủi ro tác nghiệp

* Rủi ro tác nghiệp gắn với các sự kiện

Rủi ro tác nghiệp khác với các loại rủi ro khác vì nó không phải là rủi ro giao dịch mà là loại rủi ro gắn với các quá trình, con người, hệ thống và có thể do các sự kiện bên ngoài gây ra.

* Rủi ro tác nghiệp luôn thay đổi

Rủi ro tác nghiệp không ổn định trong một khoảng thời gian xác định và cũng không phải là loại rủi ro tăng lên tương ứng với quy mô danh nghĩa của hoạt động. Rủi ro tác nghiệp có thể thay đổi rất nhiều và tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân trong một thời gian ngắn. Các hoạt động nhỏ có thể có rủi ro cao và ngược lại.


* Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro ẩn

Rủi ro tác nghiệp gây ra những chi phí lớn, đôi khi khó có thể xác định được hoặc dự đoán trước, đặc biệt là khi chi phí hoặc tổn thất này liên quan đến những tổn thất trong kinh doanh. Việc ghi nhận được những tổn thất này là rất khó khăn do thiếu thông tin về tổn thất kinh doanh và thời gian nhàn rỗi của nhân viên. Tính chất ẩn hay vô hình đã làm cho con người chưa nhận thức được, dẫn đến chưa đánh giá hoặc đánh giá thấp loại rủi ro này (ví dụ như đối với bảo mật thông tin). Trong trường hợp khác, loại rủi ro này thậm chí có thể đem đến lợi nhuận không mong muốn cho Ngân hàng (ví dụ như rửa tiền) trước khi lộ ra là có vấn đề.

* Rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro vốn có (cố hữu)

Phần lớn rủi ro tác nghiệp là vốn có trong hoạt động kinh doanh đang được thực hiện, ví dụ như các công cụ phái sinh vốn, các sản phẩm này phức tạp hơn các giao dịch ngoại hối giao ngay rất nhiều, do đó loại rủi ro này là cố hữu theo loại sản phẩm và hoạt động kinh doanh.

* Rủi ro danh tiếng

Rủi ro tác nghiệp có tác động trực tiếp đến rủi ro danh tiếng, ví dụ như tổn thất do hệ thống bảo mật không đảm bảo hay hệ thống công nghệ thông tin bị hỏng, nhưng cũng có thể gây ra các tác động thứ cấp như tổn hại về danh tiếng. Nếu hệ thống ATM của Ngân hàng bị hỏng, trục trặc thì độ tin cậy của Ngân hàng và các hệ thống của nó cũng đang bị đe dọa. Cho tới nay các cơ quan quản lý (ví dụ như Ủy ban Basel) không yêu cầu các biện pháp đo lường riêng biệt vì sự phức tạp trong đo lường. Tuy nhiên, đối với mục đích quản lý rủi ro nội bộ, rủi ro danh tiếng được công nhận là một phần quan trọng của rủi ro tác nghiệp.

1.1.3. Phân loại rủi ro tác nghiệp

RRTN được phân loại bởi rất nhiều tiêu chí, theo khái niệm được chi ra bởi Hiệp định Basel II (2004) [54] RRTN được phân chia theo chiều nguyên nhân như sau:



Con người

- Gian lận, giả mạo, trộm cắp

- Hành động sai thẩm quyền, không đúng quy định

- Tổ chức quản lý nguồn nhân lực không

hiệu quả

-

Quy

trình

- Quy trình hoạt động không phù hợp

- Sản phẩm/ dịch vụ không phù hợp

-


Hệ thống

- Hệ thống công nghệ thông tin không đầy đủ hoặc không hoạt động theo đúng thiết kế, hạ tầng công nghệ không đáp ứng yếu cầu

- Lỗi bảo mật, an toàn thông tin

-

Sự kiện bên ngoài

- Các thảm họa tự nhiên

- Sự kiện chính trị và các sự kiện ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1669821519 - 4

Bảng 1.1. Danh mục phân loại nguyên nhân RRTN theo Basel II


(Nguồn: [54]) Khi RRTN xảy ra nghĩa là xuất hiện SKRRTN. Theo Basel II [38] SKRRTN được phân chia thành 7 nhóm chính và chi tiết theo 3 cấp. Từ cấp độ 1 tổng quan, SKRRTN được chi tiết theo cấp độ 2 và tương ứng là các ví dụ cụ thể được phân chia theo từng nhóm cấp độ 2, SKRRTN áp dụng với mọi hoạt động

nghiệp vụ tại mỗi Ngân hàng. Cụ thể:

Bảng 1.2. Các nhóm sự kiện RRTN theo Basel II

Stt

Nhóm sự

kiên

Định nghĩa

Nhóm sự kiện chính

1.

Sự kiện

Gian lận nội bộ.

Là những thiệt hại do những hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cố ý vi phạm các quy định/chính sách của Ngân hàng nhằm mục đích trục lợi cá nhân.

Bao gồm những nhóm hành vi của các cán bộ Ngân hàng như sau:

- Các hành vi gian lận, giả mạo, trộm cắp;

- Các hành vi về vi phạm an ninh hệ thống của Ngân hàng như cố ý truy cập/tiết lộ và sử dụng thông tin trái phép, phát tán vi rút, mã độc...;

- Các hành vi/giao dịch vượt thẩm quyền






như cố ý không thực hiện chức năng

nhiệm vụ, không báo cáo các giao dịch...

2.

Sự kiện

Gian lận bên ngoài

Là những thiệt hại do những hành vi cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cố ý vi phạm các chính sách của Ngân hàng được gây ra do các đối tượng bên ngoài (không có sự hỗ trợ/cấu kết của nội bộ Ngân hàng).

Bao gồm những nhóm hành vi của các đối tượng bên ngoài như sau:

Bao gồm những nhóm hành vi của các đối tượng bên ngoài như sau:

- Các hành vi gian lận, giả mạo, trộm cắp;

- Các hành vi về vi phạm an ninh hệ thống của Ngân hàng như cố ý truy cập/tiết lộ, sử dụng thông tin trái phép, phát tán virus...;

- Các hành vi gian lận, giả mạo, trộm

cắp;

3.

Sự kiện về chính sách an toàn môi trường làm việc

Là những thiệt hại do những hành vi vi phạm những chính sách về lao động và an toàn của người lao

động tại Ngân hàng

Bao gồm những nhóm hành vi sau:

- Vi phạm chính sách, nội quy lao động;

- Vi phạm các điều kiện về an toàn môi trường làm việc;

- Phân biệt đối xử và các vi phạm khác

về lao động

4.

Sự kiện về khách hàng, sản

phẩm và

thực tiễn môi trưòng kinh doanh.

Là những thiệt hại do những hành động vô ý/sơ suất của cán bộ Ngân hàng trong quá trình thực hiện các hoạt động trong thẩm quyền với khách hàng hoặc do bản chất ban hành quy trình, quy định của sản phẩm/dịch vụ bị sai sót, không phù

hợp.

Bao gồm những nhóm sự kiện sau:

- Các sự kiện về tính phù hợp của sản phẩm dịch vụ gây ảnh hường trực tiếp đến lợi ích của khách hàng như vi phạm về bảo mật thông tin khách hàng...;

- Các sự kiện vi phạm các điều kiện và thông lệ thị trường như chống độc quyền, các yêu cầu phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố...;

- Các sự kiện liên quan đến các sản phẩm dịch vụ bị lỗi không đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng;

- Các sự kiện liên quan đến mâu thuẫn,

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí