Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - 1


Luận văn

Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I 5

CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ 5

I/ CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ 6

1. Các khái niệm chung 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

1.1 Đầu tư là gì 6

1.2 Phân loại đầu tư 7

Tác động của đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - 1

1.3 Khái niệm về tăng trưởng 9

1.4 Khái niệm về phát triển 9

2. Số nhân đầu tư 10

2.1 Tư tưởng của mô hình 10

2.2 Mô hình số nhân đầu tư 10

3. Lý thuyết gia tốc về đầu tư 11

3.1 Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc đầu tư 11

3.2 Nội dung của lí thuyết gia tốc đầu tư 11

3.3 Nhận xét về lý thuyết gia tốc đầu tư 14

4. Lý thuyết quỹ nội bộ đầu tư 16

5. Lý thuyết q về đầu tư 17

6. Lý thuyết tân cổ điển 18

7. Mô hình Harrod – Domar 20

7.1 Sự ra đời của mô hình 20

7.2 Nội dung của mô hình Harrod-Domar 20

II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 22

1. Tác động của đầu tư đến quy mô tăng trưởng 23

1.1 Tác động của đầu tư đến tổng cung – tổng cầu 23

1.1.1 Tác động đến tổng cung 23

1.1.2 Tác động đến tổng cầu 23

2.2 Tác động của đầu tư đến tốc độ tăng trưởng 24

2. Tác động của đầu tư đến chất lượng tăng trưởng 26

2.1 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 27

2.2 Tác động đến khoa học công nghệ 29

CHƯƠNG II 32

VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 32

I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2009 32

1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam 32

1.1 Đầu tư trong nước 33

1.2 Đầu tư nước ngoài 34

1.2.1 FDI 34

1.2.2 ODA 36

* Các kết quả đạt được 37

2. Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2001 – 2009:

38

II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2009 39

1. Tác động tới tốc độ tăng trưởng 39

2. Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế 42

3. Tác động của đầu tư đối với phát triển khoa học - công nghệ: .46

4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh tranh:

47

5. Đầu tư gián tiếp giải quyết các vấn đề xã hội 48

5.1 Xóa đói giảm nghèo 48

5.2. Đầu tư góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp 50

CHƯƠNG III 52

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA 52

ĐẦU TƯ TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 52

I/ MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XÃ HỘI VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2011 – 2015 52

II/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 52

1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư52

2. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả 53

2.1. Nguồn vốn trong nước 53

2.1.1. Vốn ngân sách nhà nước 53

2.1.2. Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân 54

2.2. Nguồn vốn từ nước ngoài (gồm ODA và FDI) 55

3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động

............................................................................................................56

4. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao

năng lực cạnh tranh 56

KẾT LUẬN 59


LỜI MỞ ĐẦU


Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rò hơn là đầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến phát triển kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar...

Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO từ ngày 11/01/2007. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả năng kiểm soát các luồng vốn đầu tư (trong nước và từ bên ngoài vào) còn hạn chế. Nếu không có một cái nhìn đúng đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất lớn nhưng vấn đề giải thích sự tác động đó thông qua các lý thuyết kinh tế về đầu tư còn ít được đề cập đến. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ”.


CHƯƠNG I:

CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ


I/ CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ

Chúng ta đều biết rằng đầu tư là một yếu tố nằm trong tổng cầu của nền kinh tế. Trong khi đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu dùng trong GDP, nhưng nó lại rất quan trọng bởi vì nó là thành tố trong GDP biến đổi mạnh nhất và phản ánh rò nét nhất hình mẫu biến động theo chu kì mà các nền kinh tế thị trường phải đối mặt. Có rất nhiều lý thuyết kinh tế về đầu tư, mỗi lý thuyết nghiên cứu một khía cạnh khác nhau của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Dưới đây trình bày một số lý thuyết tiêu biểu.

1. Các khái niệm chung

1.1 Đầu tư là gì:

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.

Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng, sức lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tăng lên về tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, máy móc…), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, năng suất lao động, trình độ quản lý… ) trong nền sản xuất xã hội.

Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế, xã hội được thụ hưởng.

Chẳng hạn, một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm. Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh


hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động…

Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia.

1.2 Phân loại đầu tư:

Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư đem lai chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển.

*Đầu tư tài chính:

Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước, hay lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư này, vốn được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng. Đây thực sự là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.

* Đầu tư thương mại:

Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch do giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra. Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung.

* Đầu tư phát triển:


Đầu tư phát triển là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Nói cách khác đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.

Ba loại đầu tư trên luôn tồn tại và có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó đầu tư phát triển là cơ bản nhất, tạo tiền đề đề tăng tích lũy, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Đầu tư phát triển là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài này chúng ta chỉ đi sâu, tìm hiểu, xem xét các vấn đề kinh tế của đầu tư phát triển - loại đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí