Kiểm Định Các Giả Định Của Mô Hình Hồi Quy‌



a. Các dự báo: (Hằng số), SI, PE, FC, EE

b. Biến phụ thuộc: UIE

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


Bảng 4.8. Bảng thông số của mô hình hồi quy tuyến tính




Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa


t


Sig.

Thống kê đa cộng tuyến


B

Sai số chuẩn


Beta


Dung sai


VIF

1

(Constant)

-.327

.169


-1.930

.055



PE

.224

.046

.205

4.866

.000

.699

1.431

EE

.494

.049

.467

10.180

.000

.586

1.707

FC

.271

.048

.239

5.682

.000

.700

1.429

SI

.128

.038

.136

3.353

.001

.746

1.340


a. Biến phụ thuộc: UIE


Như kết quả trình bày trong bảng 4.8, cả 4 thành phần tác động đều có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng, với mức ý nghĩa sig < 0.05.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc Ý định sử dụng, ta có thể căn cứ vào hệ số Beta. Nếu trị tuyệt đối hệ số Beta của nhân tố nào càng lớn thì nhân tố đó ảnh hưởng càng quan trọng đến Ý định sử dụng. Nhìn vào phương trình 4.1 ta thấy, Nỗ lực mong đợi (EE) ảnh hưởng mạnh nhất đến Ý định sử dụng (UIE) vì Beta bằng 0.467 lớn nhất trong các Beta, tiếp đó là cảm nhận của khách hàng về Điều kiện thuận tiện (Beta bằng 0.239). Nhân tố có mức độ ảnh hưởng kế tiếp


là Hiệu quả mong đợi (PE) có Beta bằng 0.205. Cuối cùng là cảm nhận của khách hàng về Ảnh hưởng xã hội (SI) có Beta bằng 0.136.


4.4.3. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy‌

Từ kết quả quan sát trong mẫu, ta phải suy rộng kết luận cho mối quan hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn giải kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết của mô hình hồi quy. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng không đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các giả định hàm hồi quy tuyến tính bao gồm:

- Không có hiện tượng đa cộng tuyến.

- Phương sai của phần dư không đổi.

- Các phần dư có phân phối chuẩn.

- Không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

a. Xem xét giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến

Trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, giả định giữa các biến độc lập của mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hiện tượng này có thể phát hiện thông qua hệ số phóng đại (VIF). Thông thường, mức độ chấp nhận là giá trị VIF ≤ 10. Nếu VIF lớn hơn 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (Hair, 2010). Trong mô hình này, để không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng thì VIF phải nhỏ hơn 10. Qua Bảng 4.8, giá trị VIF thành phần đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

b. Giả định phương sai của phần dư không đổi

Căn cứ vào đồ thị của phần dư chuẩn hóa theo giá trị dự báo của biến phụ thuộc Ý định sử dụng để kiểm tra có hiện tượng phương sai thay đổi hay không. Quan sát đồ thị phân tán ở Biểu đồ 4.1, nhận thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên theo đường hoành độ không. Như vậy, phương sai của phần dư không đổi.


Biểu đồ 4 1 Đồ thị phân tán c Giả định về phân phối chuẩn của phần 1

Biểu đồ 4.1. Đồ thị phân tán

c. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì nhiều lý do, sử dụng mô hình không đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng phần dư không đủ nhiều để phân tích (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong phần này, tác giả sử dụng biểu đồ Histogram, P-P để xem xét. Nhìn vào Biểu đồ 4.2 và Biểu đồ 4.3, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Biểu đồ 4 2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Xem xét tần suất 2

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa


Xem xét tần suất của phần dư chuẩn hóa ở biểu đồ 4.2, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn St.Dev = 0.99 tức gần bằng 1. Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.


Biểu đồ 4 3 Biểu đồ tần số P P Từ Biểu đồ 4 3 các điểm quan sát không 3

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ tần số P-P


Từ Biểu đồ 4.3, các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng mà phân tán dọc theo, sát đường kỳ vọng nên có thể chấp nhận giả thuyết cho rằng phân phối của phần dư là phân phối chuẩn. Từ các kết quả kiểm định trên, có thể kết luận giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.


d. Giả định về tính độc lập của phần dư


Khi xảy ra hiện tượng tự tương quan, các ước lượng của mô hình hồi quy không đáng tin cậy. Phương pháp kiểm định để phát hiện tự tương quan là kiểm định Dubin- Waston (d). Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan, nếu 0 < d < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương, nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm. Bảng 4.6 cho thấy Durbin - Waston là 2.009, có nghĩa là chấp nhận giả định không có tương quan giữa các phần dư.

Như vậy, các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính đều thỏa mãn.


4.4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu‌

Có 5 giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất (xem mục 2.4), qua phân tích hồi quy cho thấy, có 4 nhân tố rút ra từ EFA đều có tác động có ý nghĩa đến Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Hệ số hồi quy riêng trong mô hình dùng để kiểm định vai trò quan trọng của các biến độc lập tác động như thế nào đối với biến phụ thuộc. Các hệ số riêng (chưa chuẩn hóa) trong mô hình cho biết mức độ ảnh hưởng các biến, cụ thể như sau:

Nỗ lực mong đợi là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng (có hệ số hồi quy lớn nhất). Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Nỗ lực mong đợi” và “Ý định sử dụng” là mối quan hệ cùng chiều. Theo đó, khi khách hàng cảm nhận rằng nỗ lực mong đợi càng cao thì Ý định sử dụng càng tăng. Kết quả hồi quy (Bảng 4.8) thì EE có Beta = 0.494 (mức ý nghĩa < 0.05) nghĩa là khi tăng Nỗ lực mong đợi lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Ý định sử dụng tăng thêm 0.494 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Điều kiện thuận tiện là yếu tố có ảnh hưởng lớn kế tiếp đến Ý định sử dụng của khách hàng. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Điều kiện thuận tiện” và “Ý định sử dụng” là mối quan hệ cùng chiều. Theo đó, khi khách


hàng thấy rằng điều kiện sử dụng dịch vụ càng thuận tiện thì càng có ý định sử dụng dịch vụ. Kết quả hồi quy (Bảng 4.8) thì FC có Beta = 0.271 (mức ý nghĩa < 0.05) nghĩa là khi tăng Điều kiện thuận tiện lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Ý định sử dụng tăng thêm 0.271 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

Hiệu quả mong đợi là yếu tố có ảnh hưởng lớn tiếp theo đến Ý định sử dụng của khách hàng. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Hiệu quả mong đợi” và “Ý định sử dụng” là mối quan hệ cùng chiều. Theo đó, khi khách hàng cảm nhận rằng hiệu quả mong đợi càng cao thì Ý định sử dụng càng tăng. Kết quả hồi quy (Bảng 4.8) thì PE có Beta = 0.224 (mức ý nghĩa < 0.05) nghĩa là khi tăng Hiệu quả mong đợi lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Ý định sử dụng tăng thêm 0.224 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

Ảnh hưởng xã hội là yếu tố có ảnh hưởng đến Ý định sử dụng của khách hàng ít nhất trong mô hình. Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” và “Ý định sử dụng” là mối quan hệ cùng chiều. Theo đó, khi khách hàng cảm nhận rằng ảnh hưởng xã hội của việc sử dụng dịch vụ ebanking càng cao thì Ý định sử dụng càng tăng. Kết quả hồi quy (Bảng 4.8) thì SI có Beta = 0.128 (mức ý nghĩa < 0.05) nghĩa là khi tăng Sự bảo mật lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Ý định sử dụng tăng thêm 0.128 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

Với độ tin cậy 85%, Nhận thức rủi ro là yếu tố có ảnh hưởng đến Ý định sử dụng của khách hàng. Dấu âm của hệ số Beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Nhận thức rủi ro” và “Ý định sử dụng” là mối quan hệ ngược chiều. Theo đó, khi khách hàng nhận thức rủi ro càng cao thì Ý định sử dụng càng giảm. Tuy nhiên, do nhân tố này chỉ đạt độ tin cậy 85% nên tác giả không đưa nhân tố này vào mô hình hồi quy. Như vậy, ở độ tin cậy 95%, giả thuyết H5 bị bác bỏ.

Tổng kết, các giả thuyết nghiên cứu có kết quả kiểm định như sau (Bảng 4.9):


Bảng 4.9. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu



Giả thuyết

Phát biểu

Trị thống kê

Kết quả


H1

Hiệu quả mong đợi tác động dương đến Ý

định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.


0.000 < 0.05

Chấp nhận

H2

Nỗ lực mong đợi tác động dương đến Ý định

sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

0.000 < 0.05

Chấp nhận


H3

Điều kiện thuận tiện tác động dương đến Ý

định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.


0.000 < 0.05

Chấp nhận

H4

Ảnh hưởng xã hội tác động dương đến Ý định

sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

0.000 < 0.05

Chấp nhận

H5

Nhận thức rủi ro có tác động âm đến Ý định

sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng.

0.128 > 0.05

Bác bỏ


4.5. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ EBANKING‌


4.5.1. Giới tính‌


Bảng 4.10. Kết quả T-test đối với giới tính


Thống kê nhóm



Giới tính *


N


Trung bình


Độ lệch chuẩn

Trung bình độ lệch chuẩn

UIE

0

116

3.3851

.85534

.07942


1

145

3.4575

.80789

.06709

* 0: Nữ ; 1: Nam



Kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai

T-test kiểm định trung bình bằng nhau

F

Sig.

t

df

Sig. (2-

tailed)

UIE

Phương sai bằng nhau

.104

.747

-.701

259

.484


Phương sai khác nhau

-.697

240.072

.487


Mức ý nghĩa của Levene’s Test là 0.747(> 0.05), nghĩa là phương sai của hai nhóm bằng nhau, từ đó ta thấy mức ý nghĩa của T-test là 0.484> 0.05 cho thấy không có khác biệt giữa nam và nữ đối với ý định sử dụng dịch vụ ebanking.

4.5.2. Độ tuổi

Để kiểm tra sự khác biệt về ý định sử dụng giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau, tác giả tiến hành kiểm định ANOVA. Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày tại bảng sau.

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi


Thống kê mô tả

UIE*




N


Trung bình


Độ lệch chuẩn


Sai số chuẩn

95% Khoảng tin cậy trung bình


Minimum


Maximum

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

0

177

3.4652

.79388

.05967

3.3474

3.5829

1.00

5.00

1

70

3.3952

.91206

.10901

3.1778

3.6127

1.00

5.00

2

14

3.0714

.78641

.21018

2.6174

3.5255

1.33

4.00

3

0

0

0

0

0

0

0

0

Tổng

261

3.4253

.82848

.05128

3.3243

3.5263

1.00

5.00


*0: 18 - 30; 1: 31 - 40; 2: 41 - 50; 3: Trên 50

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí