Đánh Giá Của Cbql,gv Và Sv Về Thực Hiện Ctđt Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Theo Hctc


40

Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL,GV và SV về thực hiện CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC



Stt


Nội dung đánh giá

Mức đánh giá

CBQL, GV

SV


Rất tốt


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


Rất tốt


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

1

Xây dựng kế hoạch ĐT

0

0

29

58

17

34

4

8

0

0

0

0

66

72,5

18

19,8

7

7,7

0

0

2

Thực hiện mục tiêu ĐT

0

0

26

52

24

48

0

0

0

0

0

0

65

71,4

21

23,1

5

5,5

0

0

3

Thực hiện nội dung ĐT

0

0

31

62

19

38

0

0

0

0

0

0

74

81,3

13

14,3

4

4,4

0

0

4

Phương pháp, hình thức

tổ chức hoạt động ĐT

0

0

29

58

14

28

7

14

0

0

0

0

68

74,7

18

19,8

5

5,5

0

0

5

Thực hiện quy chế lên

lớp của GV

0

0

37

74

13

26

0

0

0

0

0

0

77

84,6

14

15,4

0

0

0

0

6

Thực hiện yêu cầu học

tập của SV

0

0

12

24

21

42

15

30

2

4

0

0

42

46,2

26

28,6

14

15,4

9

9,8

7

Điều kiện cơ sở vật chất

phục vụ hoạt động ĐT

0

0

33

66

14

28

3

6

0

0

0

0

62

68,1

22

24,2

7

7,7

0

0

8

Đánh giá hoạt động ĐT

0

0

19

38

29

58

2

4

0

0

0

0

66

72,5

22

24,2

3

3,3

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên - 7


HTN40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.7: Đánh giá của nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của SV mới ra trường hiện nay

Mức đánh giá

Rất tốt

Tốt

Tương đối tốt

Trung bình

Yếu

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL (%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

0

0

4

26,7

5

33,3

6

40

0

0


Bảng 2.8: Đánh giá của nhà tuyển dụng lao động về thực hiện CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC‌


Stt


Nội dung đánh giá

Mức đánh giá


Rất tốt


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

SL

TL

(%)

1

Mục tiêu ĐT

0

0

8

53,3

7

46,7

0

0

0

0

2

Nội dung ĐT

0

0

8

53,3

7

46,7

0

0

0

0

3

Phương pháp và hình thức tổ

chức thực hiện

0

0

13

86,7

2

13,3

0

0

0

0

4

Điều kiện đảm bảo thực hiện CT

0

0

15

100

0

0

0

0

0

0

5

Đánh giá người học trong ĐT

đáp ứng chuẩn đầu ra

0

0

6

40

7

46,7

2

13,3

0

0

Nhận xét bảng số liệu tổng hợp trên, chúng tôi thấy thực trạng thực hiện CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN như sau:

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ

Công tác xây dựng và theo dòi tiến độ thực hiện kế hoạch ĐT do phòng Quản lí đào tạo đảm nhiệm. Đầu mỗi khoá học, Nhà trường công bố trong sổ tay SV lịch trình học tập toàn khoá dự kiến cho từng CT của từng bậc học đối với từng ngành học; danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy; điều kiện tiên quyết để được đăng kí học cho từng học phần; hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần để GV và SV nắm được. Căn cứ vào CTĐT, tiến trình ĐT toàn khóa của mỗi

ngành học, số lớp học phần thực tế phòng Quản lí đào tạo xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch phân giao định mức giảng dạy, kế hoạch thi, phân công coi thi gửi về các phòng chức năng, khoa chuyên môn, cố vấn học tập, SV để thực hiện (nếu không có phản hồi).

Qua số liệu ở mục 1 - bảng 2.6, chúng tôi thấy Xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐT được đánh giá tương đối tốt. 29/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 58% và 66/91 SV chiếm tỉ lệ 72,5% đánh giá ở mức tốt; 17/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 34% và 18/91 SV chiếm tỉ lệ 19,8% đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên, có 4/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 8% và 7/91 SV chiếm tỉ lệ 7,7% đánh giá ở mức trung bình. Khi chúng tôi hỏi thêm CBQL, GV và SV thì được biết xây dựng kế hoạch ĐT còn có những hạn chế nhất định như: một số kế hoạch xây dựng sát với thời gian thực hiện, chưa khoa học, đôi lúc còn chồng chéo làm xáo trộn, ảnh hưởng đến kế hoạch cá nhân của GV và SV.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo

Khoa phối hợp với phòng chức năng Nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra cho ngành ĐT. Trên cơ sở CT khung do BGD&ĐT ban hành và yêu cầu thực tế của địa phương, xây dựng CT chi tiết cho ngành ĐT. CTĐT thể hiện mục tiêu ĐT rò ràng, cụ thể, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của ĐT trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Cụ thể, khi xây dựng đề án mở các mã ngành mới, nhà trường đã xác định các mục tiêu ĐT một cách cụ thể.

Kết quả lấy ý kiến các khách thể khảo sát về Thực hiện mục tiêu ĐT thể hiện ở mục 2 - bảng 2.6 và mục 1- bảng 2.8. Phần lớn các ý kiến đánh giá ở mức khá và tốt: 26/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 52%, 65/91 SV chiếm tỉ lệ 71,4%, 8/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 53,3% đánh giá ở mức tốt; 24/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 48%, 21/91 SV chiếm tỉ lệ 23,1%, 7/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 46,7% đánh giá ở mức khá; có 5/91 SV chiếm tỉ lệ 5,5% đánh giá ở mức trung bình.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng và phỏng vấn trực tiếp về Mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của SV mới ra trường hiện nay (bảng 2.7) chúng tôi thấy có 6/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 40% đánh giá ở mức trung bình. Chúng tôi đã phỏng vấn thêm và được biết khi thi tuyển ở vòng thi viết kiến thức của SV mới ra trường tương đối tốt, nhưng ở vòng phỏng vấn trực tiếp thì một số SV còn thiếu tự tin, thực hành nghề nghiệp còn lúng túng, thiếu linh hoạt, thiếu một số các kĩ năng thực tế (kĩ năng giao tiếp, trình bày văn bản), nhiều người phải ĐT thêm về kĩ năng thực hành nghề nghiệp, chưa đáp ứng được ngay yêu cầu công việc.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung đào tạo

Thực hiện nội dung ĐT là một khâu then chốt trong thực hiện CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC. Trong những năm qua, khoa Tài chính - Ngân hàng

- Trường CĐKTTCTN thường xuyên đổi mới nội dung môn học, loại bỏ những nội dung cũ, cập nhật kiến thức mới phù hợp với nhu cầu thực tế. Nội dung ĐT được xác định, lựa chọn tương xứng với đối tượng và mục tiêu ĐT, tính logic của các môn học đảm bảo phù hợp với trình độ ĐT của giáo dục nghề nghiệp. Để SV có thêm kiến thức về khả năng thực hành nghề nghiệp trong tương lai, Khoa chủ động mời các chuyên viên ngân hàng đến trao đổi, hướng dẫn thực hành nghề nghiệp cho SV tại phòng thực hành của Nhà trường hoặc đi thực tế tại các ngân hàng.

Để đảm bảo cấu trúc hợp lí và có tính hệ thống, nội dung CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng bám sát theo định hướng: Đảm bảo tính khoa học, logic và sự thống nhất giữa các học phần: Sắp xếp khối kiến thức đại cương, cơ sở, cơ bản trước, khối kiến thức chuyên nghiệp sau, trong đó tính đến điều kiện tiên quyết của các học phần và sự phù hợp giữa khối lượng kiến thức với quỹ thời gian, số đơn vị học trình trên một học kì để đảm bảo tính vừa sức cho người học. Đảm bảo các học phần chung giống nhau của các ngành bố trí trong cùng một học kì; Đảm bảo tính liên thông với các trình độ ĐT và các CT giáo dục khác.

Kết quả khảo sát về nội dung này thể hiện ở bảng mục 3 - bảng 2.6 và mục 2 - bảng 2.8, chúng tôi thấy các khách thể khảo sát đánh giá nội dung ĐT của ngành Tài chính - Ngân hàng tương đối tốt: 31/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 62% 74/91 SV chiếm tỉ lệ 81,3%, 8/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 53,3% đánh giá ở mức tốt; 19/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 38%, 13/91 SV chiếm tỉ lệ 14,3%, 7/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 46,7% đánh giá ở mức khá; 4/91 SV chiếm tỉ lệ 4,4% đánh giá ở mức trung bình. Song vẫn còn một số hạn chế nhất định. Khi chúng tôi hỏi thêm thì được biết nội dung ĐT còn nhiều học phần không phù hợp với nhu cầu của người học (ở khối kiến thức bổ trợ, cụ thể môn Lập trình Visual Basic nên lược bỏ), số lượng học phần tự chọn của ngành học chưa phong phú (chỉ có 2 đến 3 học phần).

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động đào tạo

Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ĐT luôn được Nhà trường quan tâm. Để nâng cao chất lượng ĐT, nội dung CTĐT, đòi hỏi mỗi GV phải có tư duy

trong đổi mới PPGD, lấy người học làm trung tâm. Khi chuyển đổi phương thức ĐT từ niên chế sang TC, CBQL và GV cũng gặp phải những trở ngại lớn trong tư duy của mình từ nghiên cứu quy chế, đổi mới PPGD, tổ chức lớp học, soạn bài, xây dựng đề cương chi tiết, kịch bản lên lớp cho đến kiểm tra, đánh giá SV. Song với sự quyết tâm cao của Ban Giám hiệu Nhà trường, đội ngũ CBQL, GV đã từng bước thực hiện tốt phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động ĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC. Tích cực đổi mới PPGD theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của SV, phát triển các kĩ năng mềm cho SV: phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai trong thực hành nghiệp vụ ngân hàng.

Kết quả thăm dò ý kiến các đối tượng khảo sát thể hiện ở mục 4 - bảng 2.6 và mục 3 - bảng 2.8. Có 29/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 58%, 68/91 SV chiếm tỉ lệ 74,7%, 13/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 86,7% đánh giá ở mức tốt; 14/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 28%, 18/91 Sv chiếm tỉ lệ 19,8%, 2/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 13,3% đánh giá ở mức khá; có 7/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 14%, 5/91 SV chiếm tỉ lệ 5,5% đánh giá ở mức trung bình. Tỉ lệ này tuy không lớn, song cũng cần phải nhìn nhận để giúp cho công tác này được thực hiện tốt hơn.

2.3.5. Thực trạng thực hiện nội quy, quy chế lên lớp đối với giảng viên

Thực hiện nội quy, quy chế lên lớp của GV ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của giờ giảng, nề nếp ra vào lớp của SV. Chính vì vậy, công tác này luôn được Ban Giám hiệu Nhà trường và Khoa đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc. Để theo dòi tình hình thực hiện nội quy, quy chế lên lớp đối với GV, phòng Quản lí đào tạo phối hợp với các phòng, khoa chức năng luân phiên kiểm tra (theo dòi trực ĐT) vào đầu và cuối mỗi giờ lên lớp, định kì hoặc đột xuất kiểm tra sổ lên lớp hàng ngày, tổ chức dự giờ.

Thực tế, việc dự giờ và kiểm tra hồ sơ giảng dạy (giáo án lý thuyết, sổ tay lên lớp của GV) được tiến hành rất nghiêm túc ở Trường CĐKTTCTN. Khi kết thúc mỗi học kỳ, phòng Quản lí đào tạo có trách nhiệm kiểm tra việc ghi sổ lên lớp của từng GV cụ thể trong trường. Công tác dự giờ cũng được Khoa và Tổ bộ môn tiến hành thường xuyên nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Việc dự giờ thường xuyên tiến hành với các giảng viên trẻ, kinh nghiệm công tác chưa có nhiều. Điều này

đã giúp ích rất nhiều cho các GV trẻ trong việc hoàn thiện kiến thức chuyên môn và năng lực giảng dạy của mình.

Ý kiến đánh giá của CBQL, GV và SV về Thực hiện nội quy, quy chế của GV rất tốt (mục 5 - bảng 2.6): 37/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 74%, 77/91SV chiếm tỉ lệ 84,6% đánh giá ở mức tốt; 13/26 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 26%, 14/91 SV chiếm tỉ lệ 15,4% đánh giá ở mức khá.

2.3.6. Thực trạng thực hiện yêu cầu học tập của sinh viên

HCTC với tiêu chí hàng đầu là lấy người học làm trung tâm. Về phía SV, thói quen học từ thời phổ thông trông chờ chủ yếu vào thầy cô còn nặng, nhiều SV chưa chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho chính bản thân mình, khi gặp vấn đề khó khăn còn thụ động trông chờ vào sự hướng dẫn của bạn bè, cố vấn học tập, phòng Quản lí đào tạo, khoa chuyên môn.

Kết quả khảo sát thể hiện ở mục 6 - bảng 2.6: Có 12/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 24%, 42/91 SV chiếm tỉ lệ 46,2% đánh giá ở mức tốt; 21/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 42%, 26/91 SV chiếm tỉ lệ 28,6% đánh giá ở mức khá; 15/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 30%, 14/91 SV chiếm tỉ lệ 15,4% đánh giá ở mức trung bình; 9/91 SV chiếm tỉ lệ 9,8% đánh giá ở mức yếu. Chúng tôi đã hỏi thêm các khách thể khảo sát thì được biết SV chưa tự giác, chưa thực sự chú tâm vào học tập, tinh thần tự học, tự nghiên cứu còn yếu.

Kết quả đánh giá của nhà tuyển dụng thể hiện ở mục 5 - bảng 2.8: 6/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 40% đánh giá ở mức tốt; 7/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 46,7% đánh giá ở mức khá; 2/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 13,3% đánh giá người học trong ĐT đáp ứng chuẩn đầu ra chỉ ở mức trung bình. Khi chúng tôi hỏi thêm thì được biết một số SV chưa đáp ứng được ngay trong công tác, còn thiếu các kĩ năng thực hành nghề nghiệp, kĩ năng xử lí linh hoạt trong công việc, kĩ năng giao tiếp,... cần phải ĐT thêm thì mới đáp ứng được ở vị trí được tuyển dụng.

2.3.7. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo

Nhà trường đã hoàn thiện hai khu giảng đường cùng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động ĐT, xây dựng nhà hiệu bộ, nhà đa năng, trung tâm thông tin - thư viện điện tử, xây dựng 4 khu nhà kí túc xá cho SV,… Nhà trường đầu tư trang bị

mới 6 phòng máy, đảm bảo đầy đủ số lượng máy tính phục vụ cho học tập của sinh viên. Sách thư viện được tăng cường với số lượng đầu sách trên 10.000 và hàng vạn bản sách, mạng cáp quang được nối với trung tâm học liệu (Đại học Thái Nguyên). Thư viện điện tử được trang bị 50 máy vi tính phục vụ công tác nghiên cứu của cán bộ, GV và SV.

Văn phòng khoa Tài chính - Ngân hàng được trang bị khang trang đáp ứng nhu cầu làm việc, nghiên cứu của CBQL, GV. Để phục vụ cho hoạt động đào tạo của Khoa, Nhà trường đã đầu tư xây dựng phòng thực hành về Tài chính - Ngân hàng; Trung tâm giao dịch chứng khoán ảo; Trung tâm dịch vụ kiểm toán nhận được sự phản hồi tốt từ phía GV, SV, nhà tuyển dụng lao động.

Kết quả đánh giá của các khách thể khảo sát về nội dung này thể hiện ở mục 7 - bảng 2.6 và mục 4 - bảng 2.8: 33/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 66%, 62/91 SV chiếm tỉ lệ 68,1%, 15/15 nhà tuyển dụng chiếm tỉ lệ 100% đánh giá ở mức tốt; 14/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 28%, 22/91 SV chiếm tỉ lệ 24,2%, đánh giá ở mức khá. Kết quả cho thấy điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ĐT đáp ứng được nhu cầu của người dạy và người học, đảm bảo cho công tác ĐT của nhà trường phù hợp với nhu cầu xã hội. Song vẫn có ý kiến đánh giá nội dung này chưa tốt: 3/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 6% và 7/91 SV chiếm tỉ lệ 7,7% đánh giá ở mức trung bình. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết các thiết bị phục vụ cho giảng dạy đôi lúc sửa chữa chưa kịp thời; giáo trình nội bộ còn nặng về lí thuyết; Phòng thực hành còn thiếu tài liệu và phần mềm hỗ trợ đi kèm.

2.3.8. Thực trạng công tác đánh giá kết quả hoạt động đào tạo

Hàng tháng, bám sát nghị quyết chung của Đảng ủy - Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa tiến hành họp chuyên môn nhằm đánh giá thực hiện công tác tháng, tham góp ý kiến và đưa ra phương hướng cho tháng tiếp theo về: thực hiện nội quy, quy chế lên lớp của GV, SV; công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới PPGD, bổ sung, điều chỉnh nội dung CT môn học nếu cần thiết....; tổ chức thi, kiểm tra, chấm thi, đánh giá kết quả học tập của SV đúng quy chế.

Căn cứ vào các quy chế của ngành, nhà trường, thường xuyên kiểm tra GV, SV về thực hiện giờ giấc ra vào lớp, đề cương, bài giảng,... qua sổ tay GV, sổ lên lớp hàng ngày. Hàng năm, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đều tiến hành lấy

phiếu tín nhiệm của SV đối với GV. Sau khi tổng hợp phiếu, kết quả được gửi về hòm thư điện tử của các phòng, khoa trong Nhà trường. Các GV được SV góp ý sẽ được trực tiếp nghiên cứu thông tin để rút kinh nghiệm.

Kết quả đánh giá của CBQL, GV và SV thể hiện ở mục 8 - bảng 2.6: 19/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 38%, 66/91 Sv chiếm tỉ lệ 72,5% đánh giá ở mức tốt; 29/50 CBQL, GV chiếm tỉ lệ 58%, 22/91 SV chiếm tỉ lệ 24,2% đánh giá ở mức khá; 2/50 CBQL. GV chiếm tỉ lệ 4%, 3/9 SV chiếm tỉ lệ 3,3% đánh giá ở mức trung bình.

Khi chúng tôi hỏi thêm các khách thể khảo sát thì được biết: SV chỉ nhìn nhận và đánh giá ở cách cho điểm của giáo viên trong kiểm tra thường xuyên, thi kết thúc học phần, xét khen thưởng, học bổng. Khi được lấy phiếu trưng cầu ý kiến đối với GV SV đôi lúc đánh giá theo cảm tính, nhiều SV không nhận thức rò được trách nhiệm của mình khi tích vào phiếu đánh giá (GV nghiêm khắc SV đánh giá ở mức thấp) nên kết quả đánh giá chưa được chính xác. Việc lấy ý kiến phản hồi của GV, SV mới ra trường, nhà tuyển dụng lao động về CTĐT của ngành đã được triển khai, song chưa được thực hiện thường xuyên.

2.4. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ

2.4.1. Thực trạng nội dung phát triển chương trình đào tạo

Để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, của ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang phương thức ĐT theo HCTC, công tác phát triển CTĐT thường xuyên được Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm. Hàng năm, CTĐT được phòng, khoa chuyên môn rà soát, điều chỉnh xây dựng cho phù hợp với mục tiêu, nội dung CTĐT.

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 6 (Phụ lục 2) bao gồm 8 tiêu chí cụ thể để xin ý kiến về mức độ thực hiện và mức độ đạt được của CBQL, GV. Kết quả được tổng hợp ở bảng 2.9 dưới đây:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí