Quản Lí Phát Triển Điều Kiện Tổ Chức Hoạt Động Đào Tạo

xuyên có mối liên hệ giữa gia đình, địa phương với nhà trường để cùng nắm bắt và đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc quản lí SV trong và ngoài giờ trên lớp.

1.4.4.8. Quản lí phát triển điều kiện tổ chức hoạt động đào tạo

Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập bao gồm: Hệ thống phòng học, phòng thực hành, thư viện, phòng tập (sân bãi) thể thao; Các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như: Giáo án, giáo trình, bảng viết, máy tính, đèn chiếu, mô hình,…. Trang bị và khai thác tốt có hiệu quả cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy giúp SV định hướng tư duy và thái độ học tập của mình, thu hút được SV học tập hào hứng và có chất lượng. Việc quản lí, khai thác và sử dụng đúng đắn, hợp lí phục vụ cho công tác ĐT của nhà trường là rất quan trọng và cần thiết, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ĐT của nhà trường, đặc biệt là ĐT theo HCTC.

1.4.5. Quy trình phát triển chương trình đào tạo

Qua nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy có nhiều mô hình về quy trình quản lí phát triển CTĐT được đưa ra, tựu chung lại có một số bước cơ bản như sau:

Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu ĐT: CTĐT phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, truyền thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế.

Bước 2. Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể: Tức là xác định “đích hướng tới” của quá trình giáo dục - đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp.

Bước 3. Thiết kế CTĐT: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch ĐT, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện CTĐT.

Bước 4. Thực thi CTĐT: Đưa CTĐT vào thử nghiệm và thực hiện.

Bước 5. Đánh giá và điều chỉnh CTĐT: Việc đánh giá CT cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ GV, SV hoặc phụ huynh SV và người sử dụng lao động.

1.4.6. Phương pháp quản lí phát triển chương trình đào tạo

Phương pháp quản lí là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lí vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Việc nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lí có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ và năng lực cụ thể của người quản lí. Có các phương pháp quản lí cơ bản như sau:

1.4.6.1. Phương pháp hành chính - tổ chức

Phương pháp hành chính - tổ chức là phương pháp có tính pháp lệnh, bắt buộc và có tính kế hoạch rò ràng, là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí bằng hệ thống các văn bản, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh.

Quản lí phát triển CTĐT bằng phương pháp hành chính - tổ chức là nhà quản lí - hiệu trưởng quản lí công tác thực hiện CTĐT và phát triển CTĐT bằng hệ thống các văn bản, các quyết định, thông tư của Bộ, Ngành được cụ thể hóa thành các quyết định, quy chế phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

1.4.6.2. Phương pháp tâm lí - giáo dục

Phương pháp tâm lí giáo dục là phương pháp mà chủ thể quản lí tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ nhận thức, hành vi của đối tượng quản lí nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân.

Quản lí phát triển CTĐT bằng phương pháp tâm lí - giáo dục là cách thức mà người quản lí - hiệu trưởng tuyên truyền, vận động để CBQL, GV và SV trong nhà trường nhận thức rò được sự cần thiết phải thường xuyên phát triển CTĐT phù hợp với năng lực người học và nhu cầu thực tiễn xã hội; sử dụng các biện pháp tâm lí có tác dụng tạo động lực giúp CBQL cấp dưới, GV tích cực, chủ động trong hoạt động tự đổi mới hoạt động giảng dạy và học tập góp phần thực hiện tốt hơn quá trình ĐT.

1.4.6.3. Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp lên đối tượng quản lí bằng cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định tới lợi ích vật chất để con người tự điều chỉnh hành động nhằm hoàn thành nhiệm vụ hoặc tạo ra những điều kiện để lợi ích cá nhân, tập thể phù hợp với lợi ích chung.

Quản lí phát triển CTĐT bằng phương pháp kinh tế là nhà quản lí - hiệu trưởng nhà trường xây dựng chế độ phù hợp nhằm hỗ trợ kinh phí cho CBQL, GV tham gia vào công tác xây dựng và phát triển CTĐT; tạo điều kiện về cơ sở vật chất tốt để CBQLGD, GV và SV có môi trường làm việc an toàn, thiết thực, hiệu quả.

1.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng theo học chế tín chỉ

1.4.7.1. Các yếu tố khách quan

- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Sự phát triển về khoa học tài chính

- ngân hàng và thực tiễn hoạt động tài chính - ngân hàng trên quy mô toàn cầu, khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu về phẩm chất và năng lực của nhân lực ngành tài chính - ngân hàng ở nước ta hiện nay. Những đòi hỏi mới về mô hình nhân cách nghề

nghiệp làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng chi phối trực tiếp hoạt động ĐT và quản lí và phát triển CTĐT ở các cơ sở ĐT người lao động làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở các nước trên thế giới và Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải tích cực học tập, tìm hiểu để làm chủ công nghệ mới. Thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở ĐT nâng cao chất lượng ĐT bằng nhiều biện pháp. Trong đó xây dựng CTĐT phù hợp là điều cốt lòi.

- Cơ chế, chính sách của nhà nước về giáo dục, ĐT đã tác động sâu rộng đến tất cả các khâu từ đầu vào đến đầu ra của các trường đại học, cao đẳng. Giúp cho các trường đa dạng hoá các hình thức ĐT, xây dựng CTĐT phù hợp,… góp phần nâng cao chất lượng ĐT và chất lượng nguồn lao động phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.

- Tác động của nhu cầu xã hội: Nền giáo dục đại học trên thế giới đang có những chuyển biến nhanh theo tốc độ biến đổi không ngừng của xu thế thời đại với những vận hội mới, thời cơ và thách thức mới: một mặt tăng cường phát triển hợp tác, một mặt phải đương đầu với cạnh tranh quyết liệt. Vì thế việc “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” là một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng ĐT.

1.4.7.2. Các yếu tố chủ quan

- Mục tiêu CTĐT: Hệ thống mục tiêu ĐT bao gồm các mục tiêu ngành, quốc gia; mục tiêu của nhà trường; mục tiêu đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Việc xác định rò các mục tiêu ĐT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí xây dựng CTĐT. Do đó, cần phải có sự khảo sát, đánh giá kĩ càng khi xây dựng mục tiêu CTĐT.

- Công tác kiểm định, đánh giá chất lượng CTĐT: Công tác kiểm định, đánh giá giúp cho nhà trường biết được chất lượng CTĐT có đáp ứng được nhu cầu người học, người sử dụng lao động và thực tiễn xã hội hay không. Từ đó, điều chỉnh, bổ sung CTĐT phù hợp.

- Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập: Cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập là điều kiện tối thiểu của quá trình ĐT. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập bao gồm: Hệ thống phòng học, phòng thực hành, thư viện, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy như: Giáo án, giáo trình, bảng viết, máy tính, máy chiếu, mô hình,… Cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo thực hiện CTĐT. Phòng học ổn định với trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp cho GV áp

dụng được nhiều PPGD sinh động và thu hút người học. Phòng thí nghiệm và thực hành có đủ những trang thiết bị cơ bản và hiện đại sẽ dễ dàng giúp cho SV ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tế, và phát huy tốt khả năng tư duy sáng tạo của mình. Hệ thống thư viện với các phòng đọc rộng rãi và cung cấp nhiều tài liệu học tập và tham khảo sẽ giúp cho người học phát huy khả năng tự học và nghiên cứu khoa học…

- Đội ngũ CBQL và GV, SV:

Cán bộ quản lí: Trước yêu cầu đổi mới mục tiêu, phương thức ĐT nhằm phát huy cao khả năng học tập của SV trước bối cảnh hội nhập quốc tế đòi hỏi CBQL là những người có năng lực, nhạy bén nhằm tổ chức, quản lí, phát triển CTĐT của nhà trường.

Giảng viên: là người trực tiếp tham gia các hoạt động truyền đạt kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm của mình tới SV, giúp cho SV đạt được chuẩn trình độ, kiến thức, kĩ năng mà mục tiêu của CTĐT đã đề ra; GV trước yêu cầu mới về vị trí và vai trò phát triển CT giáo dục và ĐT cần có năng lực phát triển CTĐT và thực hiện tốt yêu cầu và nội dung phát triển CTĐT trong quá trình xây dựng, tổ chức quá trình ĐT SV.

Sinh viên: với vai trò là chủ thể tự ĐT trong quá trình ĐT, cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, tự xây dựng thực hiện kế hoạch ĐT của cá nhân, nội dung ĐT dưới vai trò chủ đạo của GV và nội dung CTĐT, chuyên ngành ĐT. Mỗi SV tốt nghiệp ra trường bắt buộc phải đạt được mục tiêu ĐT.

Kết luận chương 1


Phát triển CTĐT theo học chế TC xem việc xây dựng CT là một quá trình chứ không phải là một trạng thái hoặc một giai đoạn tách biệt của quá trình ĐT.

Quản lí phát triển CTĐT là một nhiệm vụ, công việc phù hợp với quy luật trong công tác quản lí của người hiệu trưởng về thực hiện mục tiêu, nội dung, kế hoạch CTĐT, hoạt động dạy - học, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo để thúc đẩy chất lượng hoạt động ĐT đáp ứng yêu cầu xã hội. Quản lí phát triển CTĐT gắn với công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng CTĐT, tìm kiếm các thông tin phản hồi ở tất cả các khâu về CTĐT để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện và đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng ĐT của xã hội.

Những vấn đề lí luận trên là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi nghiên cứu thực trạng quản lí phát triển CTĐT theo học chế TC ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ‌

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên (Thainguyen College of Economics and Finance) tiền thân là Trường trung học Kinh tế Bắc Thái thành lập ngày 20/12/1978. Trường đóng ở địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Tổ chức bộ máy của Nhà trường gồm có:

Ban Giám hiệu: gồm 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng

Các phòng chức năng: gồm 08 phòng: Phòng Quản lí đào tạo; phòng Công tác Học sinh - Sinh viên; phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng; phòng Thanh tra; phòng Quản lí khoa học và Hợp tác quốc tế; phòng Hành chính - Tổ chức; phòng Kế hoạch - Tài chính; phòng Quản trị thiết bị.

Các khoa chuyên môn: gồm 8 khoa: Khoa Kế toán, khoa Tài chính - Ngân hàng, khoa Công nghệ thông tin, khoa luật, khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch, khoa Lí luận chính trị, khoa Cơ bản cơ sở, khoa Giáo dục quốc phòng, thể chất.

Các tổ và trung tâm trực thuộc trường: Trung tâm Thông tin Thư viện; Trung tâm liên kết đào tạo; Trung tâm Dịch vụ kiểm toán; Tổ quản trị website; Trạm y tế; Ban quản lí kí túc xá; Tổ bảo vệ.

Đội ngũ cán bộ, GV: Số lượng đội ngũ cán bộ, GV Nhà trường không ngừng tăng lên qua các năm. Tính đến thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2014, toàn trường đã có 265 cán bộ, GV; Chất lượng đội ngũ cán bộ, GV không ngừng được nâng cao. Hiện nay, toàn trường có 123/265 cán bộ, GV có trình độ trên đại học, chiếm tỉ lệ 46,4%. Trong đó, đang học cao học 30 người; nghiên cứu sinh 12 người; thạc sĩ 96 người.

Định hướng phát triển: Từ năm học 2012 - 2013, cùng với khó khăn chung của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, quy mô tuyển sinh và ĐT của nhà trường giảm. Trước những khó khăn đó, Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường sớm hoạch định phương hướng và đề ra những bước đi tích cực, phù hợp với xu thế mới. Các loại hình ĐT không ngừng được mở rộng, bao gồm: ĐT hệ trung học, hệ

cao đẳng, liên kết ĐT, bồi dưỡng cập nhật kiến thức trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh…

Từ năm học 2011 - 2012, Nhà trường mở rộng ĐT quốc tế cho nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (đã tiếp nhận ĐT 209 lưu SV Lào). Để tạo điều kiện cho SV tốt nghiệp ra trường có nhu cầu nâng cao trình độ ở cấp độ cao hơn tại Nhật Bản, Nhà trường đã thành lập Trung tâm ĐT tiếng Nhật có giáo viên người Nhật trực tiếp giảng dạy và mở rộng hợp tác với các trường đại học và học viện tỉnh Osaka, Nhật Bản.

Với định hướng “Xây dựng nhà trường trở thành một trung tâm ĐT nguồn nhân lực có chất lượng cao và chuyên sâu về lĩnh vực kế toán - kiểm toán; tài chính - ngân hàng; quản trị kinh doanh tổng hợp phù hợp với nhiệm vụ của trường trong từng giai đoạn, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà trường đang nỗ lực tập trung mọi nguồn lực trong thực hiện, phát triển và quản lí phát triển CTĐT góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ĐT.

Trên cơ sở kế thừa CTĐT đã có, Trường CĐKTTCTN đổi mới CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC bằng cách thiết kế nhiều học phần tự chọn bên cạnh các học phần bắt buộc để SV có thể lựa chọn các kiến thức chuyên môn bổ trợ cho công việc và vị trí công tác của mình được tốt hơn sau khi tốt nghiệp. Đối với từng học phần, khối lượng kiến thức được phân bổ khoa học và phù hợp với mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà người học cần đạt được; phân bổ phù hợp tỉ lệ giữa lí thuyết với thực hành hoặc thực tập nghề nghiệp; xây dựng cụ thể lịch trình và kế hoạch học tập.

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức về CTĐT theo HCTC, nhận thức về quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC;

Đánh giá thực trạng thực hiện, phát triển CTĐT theo HCTC và thực trạng quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN, những nguyên nhân của thực trạng.

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của CBQL, GV và SV về CTĐT theo HCTC và quản lí phát triển CTĐT theo HCTC.

- Thực trạng tổ chức thực hiện và phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN.

- Thực trạng quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trường CĐKTTCTN.

2.1.4. Khách thể khảo sát

Bảng 2.1: Cơ cấu chọn mẫu khảo sát


TT

Khách thể khảo sát

Số lượng

1

Cán bộ quản lí cấp phòng

10

2

Cán bộ quản lí cấp khoa

10

3

Giảng viên

30

4

Sinh viên

91

5

Doanh nghiệp, ngân hàng

15


Tổng cộng

165

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên - 5


Trong đó: CBQL có độ tuổi từ 30- 40 chiếm 65%, từ 40 - 50 chiếm 25%, trên

50 chiếm 10%; Giảng viên có độ tuổi từ 30 - 40 chiếm 65%, dưới 30 chiếm 25%, trên 50 tuổi chiếm 15%: SV được khảo sát là những SV đang học năm thứ hai, thứ ba của ngành Tài chính - Ngân hàng - Trường CĐKTTCTN.

2.1.5. Phương pháp khảo sát và cách xử lí số liệu

Khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả khảo sát.

2.2. Thực trạng nhận thức về chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ và quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên

Nhận thức đúng về CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC có vai trò quan trọng để tổ chức thực hiện và quản lí hiệu quả nội dung CTĐT góp phần nâng cao chất lượng ĐT của Nhà trường.

Để đánh giá nhận thức về CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC và quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC chúng tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến trên các đối tượng CBQL và GV (50 phiếu), SV (91 phiếu), doanh nghiệp (15 phiếu).

2.2.1. Thực trạng nhận thức về một số khái niệm

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 2 và phụ lục 3) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.2:


31

Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV và SV về các khái niệm công cụ của đề tài



Stt


Khái niệm

Ý kiến đánh giá

CBQL, GV

SV

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)


1

CTĐT theo HCTC là một văn bản quy định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành ĐT, các khối kiến thức và các môn học (bắt buộc và tự chọn), tổng thời lượng, thời lượng cụ thể (lí thuyết, thực hành, tự nghiên cứu) cho mỗi môn học mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết cho SV theo học một ngành nào đó.


50


100


0


0


0


0


69


75,8


17


18,7


5


5,5

2

Phát triển CTĐT là quá trình xác định và tổ chức toàn bộ các hoạt động được liệt kê để khẳng định sự đạt được mục tiêu và mong muốn của hệ thống giáo dục dựa trên một thiết kế hoặc một mô hình hiện hành


45


90


5


10


0


0


34


37,4


52


57,1


5


5,5


3

Quản lý phát triển CTĐT ngành Tài chính-Ngân hàng theo HCTC là sự tác động có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến việc tổ chức phát triển CTĐT theo học chế TC nhằm huy động, điều phối và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển CTĐT đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng ĐT theo HCTC trong môi trường luôn thay đổi.


48


96


2


4


0


0


34


37,4


52


57,1


5


5,5


4

Biện pháp quản lí phát triển CTĐT theo HCTC là cách làm, cách thức tổ chức, quản lí cụ thể của nhà quản lí - hiệu trưởng nhà trường để phát triển CTĐT đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng ĐT theo HCTC trong môi trường luôn thay đổi.


50


100


0


0


0


0


47


51,6


44


48,4


0


0


TN31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH http://www.lrc.tnu.edu.vn

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí