Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Trường Cao Đẳng Thương Mại Và Du Lịch Hà Nội


Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng ngoài việc đào tạo Kiến trúc sư, thu hút những người có nguyện vọng học Kiến trúc cũng như các ngành học khác, còn là nơi nghiên cứu nền Kiến trúc cổ, cũ và kiến trúc dân gian để góp phần hình thành phong cách kiến trúc địa phương, khu vực và kiến trúc dân tộc Việt Nam; góp phần phục hồi và tôn tạo vốn kiến trúc cổ đã và đang bị tàn phá do chiến tranh, con người và thiên nhiên khắc nghiệt.

Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng phát triển thành đại học ứng dụng, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từng bước hội nhập quốc tế.

Tính đến cuối năm 2016, Trường có 600 cán bộ, giảng viên cơ hữu, trong đó có; tỷ lệ SV/GV quy đổi là 30/1; tỷ lệ GV có trình độ sau đại học là 90% giảng dạy 21 chương trình đào tạo trình độ đại học tại 6 Khoa, 5 Bộ môn với số lượng 9.567 sinh viên chính quy.

Trường thực hiện bổ nhiệm cán bộ định kỳ sau 3 - 4 năm. Nếu người lao động không hoàn thành nhiệm vụ theo vị trí công tác sẽ không được bổ nhiệm lại. Việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ sẽ căn cứ vào bảng tiêu chuẩn đánh giá và do Hội đồng thi đua khen thưởng bình chọn, đánh giá hàng năm. Việc đánh giá cũng được phân theo cấp, Trường sẽ đánh giá lãnh đạo các Khoa, phòng ban và bộ môn tương đương căn cứ vào tiêu chí chung và kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở cơ sở. Khoa, phòng ban, bộ môn sẽ đánh giá các trưởng phó khoa, phòng ban, bộ môn, cấp phòng sẽ đánh giá người lao động của phòng mình.

Phúc lợi cho người lao động như đi nghỉ mát, du lịch 1 lần trong năm. Người lao động cũng thường xuyên được đào tạo và hội thảo nghiệp vụ để trao đổi kinh nghiệm trong ngành giáo dục.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Qua kinh nghiệm quản lý nhân lực (ĐNGV) của các trường Đại học, Cao đẳng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội như sau:

Thứ nhất, về chính sách thu hút nhân lực: Các trường hiện nay áp dụng chính sách thu hút nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cao vẫn chưa đủ,


cần phải có kinh nghiệm đúng chuyên ngành, nhằm bỗ trợ cho việc giảng dạy linh hoạt và phong phú hơn. Đây được xem như là một xu thế của các trường hiện nay, việc ưu tiên tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm ngành nghề liên quan trong công tác giảng dạy trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, khi các sinh viên hiện nay phản ánh mong muốn được tiếp cận các vấn đề thực tiễn nhiều hơn là lý thuyết suông khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, việc tuyển dụng các GV có kinh nghiệm thực tế liên quan là điều cần thiết hiện nay.

Thứ hai, chính sách sử dụng, đánh giá ĐNGV đều cụ thể hóa quy định chi tiết nhiệm vụ của giảng viên theo các vị trí việc làm: Hiện nay các trường đang thực hiện chính sách cắt giảm biên chế và thay vào đó là tăng ký hợp đồng ngoài biên chế, điều này tạo nên tính cạnh tranh về vị trí việc làm rất cao, tạo động lực cho sự phát triển và phấn đấu không ngừng của GV. Cùng với đó, các trường hiện nay còn thực hiện việc giao quyền quản trị, sử dụng ĐNGV cho tổ bộ môn, phát huy tối đa năng lực của ĐNGV, đánh giá giảng viên qua chất lượng, hiệu quả công việc. Điều này làm gia tăng tính kỷ luật, sự tôn trọng của GV đối với đội ngũ quản lý trực tiếp của mình, thúc đẩy tinh thần tự tôn trong công việc và có trách nhiệm hơn trong việc nổ lực là phát huy khả năng làm việc.

Thứ ba, chính sách đào tạo, bồi dưỡng áp dụng ngay cho ứng viên sau tuyển dụng: Cần áp dụng ngay các biện pháp kích thích và hỗ trợ GV tự chủ và có ý thức nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng day ngay khi bước vào trường thông qua các buổi tìm hiểu thực tế, liên kết đào tạo, hỗ trợ giảng dạy. Các trường hiện nay ngoài việc tính giờ chuẩn thông qua các buổi dạy, nghiên cứu khoa học, các công tác quản lý nếu có, soạn giảng còn khuyến khích đội ngũ GV tham gia các kỳ thực tập, nghiên cứu thực tế tại các tổ chức có liên quan đến ngành dạy, để nắm bắt và trao dồi các kiến thức thực tế, giúp cho nội dung giảng dạy phong phú hơn. Bên cạnh đó, các trường Cao đẳng, Đại học còn thực hiện chính sách phối hợp đào tạo giữa các nước, các trường đại học, các phân hiệu làm ĐNGV năng động và phát triển năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp…Chính sách khuyến khích, khen thưởng ĐNGV tự học, bồi dưỡng suốt đời.


Thứ tư, chính sách đãi ngộ, trả lương theo kết quả chất lượng công việc được giao, không theo thâm niên. Đây là một vấn đề đáng quan tâm của các cơ sở giao dục hiện nay, ngoài việc trả thù lao xứng đáng với vị trí đang đảm nhận, các trường còn thực hiện việc đánh giá kết quả giảng dạy, tinh thần phấn đấu trong công việc cũng như các hoạt động ngoại khóa, nâng cao kiến thức của GV để có chính sách nâng lương, thưởng cũng như phụ cấp xứng đáng, không phân biệt GV có thâm niên hay không, điều này là cơ sở cho việc phấn đấu không ngừng nghỉ của đội ngũ GV trẻ hiện nay.


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xây dựng giả thiết

Xây dựng đề

cương


Thu thập dữ liệu


Phân tích dữ liệu


Kết luận và kiến nghị

Nghiên cứu các khái niệm và lý thuyết

Xác định vấn đề nghiên

cứu

Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây

2.1. Quy trình nghiên cứu


Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sơ đồ nêu trên, bao gồm các bước cụ thể như: Xác định vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, trên cơ sở đó, tác giả tiến hành tổng hợp các yếu tố liên quan đến việc phân tích công tác Quản lý nhân lực tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

Tiếp theo tác giả tiến hành lập đề cương và tiến hành thu thập, xử lý dữ liệu cũng như đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao công tác Quản lý nhân lực tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu thứ cấp và sơ cấp

2.2.1. Thu thập thông tin dữ liệu thứ cấp

Là dữ liệu gốc đã qua xử lý hoặc là dữ liệu có sẵn được thu thập từ trước và đã được ghi nhận.

Để thực hiện đề tài, học viên đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

2.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu tham khảo

Tài liệu có sẵn bao gồm các sách, giáo trình, các văn bản, nghị định, chính sách, luận văn thạc sĩ và các trang web liên quan tới vấn đề nhân lực


Sách và giáo trình bao gồm các cuốn sách về quản lý nhân lực hay nhân sự của các tác giả trong và ngoài nước, giáo trình giảng dạy của các trường đại học Kinh tế quốc dân, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tài liệu giảng dạy của học viện hành chính, Viện khoa học tổ chức Nhà Nước thuộc Bộ Nội vụ. Đồng thời học viên cũng thu thập các bài viết về quản lý nhân lực qua các trang web điện tử và tìm đọc tài liệu là các bài viết liên quan tới quản lý nhân lực trên các tạp trí…

Những luận văn thạc sĩ có liên quan đến đề tài luận văn được học viên tìm đọc, thu thập tại các trường cũng như tại thư viện Quốc gia

Nghiên cứu các văn bản, các điều Luật, nghị định của Quốc hội, Chính phủ của Nhà nước về lao động; các quy định, yêu cầu về quản lý ĐNGV trường Cao đẳng; đồng thời là một số tài liệu về quản lý nhân lực của một số đơn vị các trường đại học cao đẳng trên địa bàn làm cơ sở xây dựng nội dung chương 3: đánh giá thực trạng và chương 4: đề xuất giải pháp của luận văn.

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tham vấn với một số cán bộ có kinh nghiệm về quản lý nhân lực tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, từ đó giúp cho học viên nắm được rõ hơn thực trạng nhân lực cũng như thực trạng quản lý nhân lực của trường.

2.2.1.2. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ Phòng Tổ chức Hành chính - Quản trị trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Thu thập thông tin về số lượng, chất lượng, các nội dung có liên quan đến công tác quản lý nhân lực tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (từ năm 2012 - 2016). Các thông tin từ nguồn dữ liệu này bao gồm:

Tài liệu về trường và tài liệu liên quan đến công tác quản lý ĐNGV của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội

Trực tiếp nghiên cứu cơ sở dữ liệu từ báo cáo hằng năm của Nhà trường, các báo cáo tổng kết về quy mô tuyển sinh và ngành nghề đào tạo, báo cáo nguồn lao động, báo cáo tổng hợp năm về công tác đào tạo cán bộ, đội ngũ giảng viên, báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá cán bộ, công chức hằng năm, báo cáo tổng kết thi đua khen thưởng hằng năm, quá trình quản lý của Trường Cao đẳng Thương mại Và Du


lịch Hà Nội… Trên cơ sở báo cáo nhân lực, học viên đã tiến hành tổng hợp các số liệu theo tiêu chí số lượng và chất lượng nhân lực (ĐNGV)

Các số liệu thu thập được từ các tài liệu này được học viên sử dụng khi phân tích thực trạng quản lý nhân lực của trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội; đồng thời làm cơ sở để đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực của trường trong thời gian tới.

2.2.2. Thu thập thông tin từ dữ liệu sơ cấp thông qua bảng khảo sát

2.2.2.1. Đối tượng được điều tra khảo sát

Từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả xác định nhóm đối tượng cần thu thập dữ liệu sơ cấp gồm:

1. Đội ngũ giảng viên trong nhà trường

2. Cán bộ quản lý nhân sự các khoa và lãnh đạo nhà trường

2.2.2.2. Cách thức tiến hành

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu khảo sát trực tiếp hoặc gửi email bảng câu hỏi cho đối tượng khảo sát. Việc phát bảng khảo sát được thực hiện tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017. Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Điều tra sơ bộ, xác định nội dung quản lý nhân lực

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản, tác giả tiến hành thực hiện khảo sát lấy ý kiến sơ bộ đối tượng là đại diện của các Khoa, Phòng ban, Bộ môn nhằm hoàn thiện cũng như tiếp thu các ý kiến đóng góp để hình thành nên bảng khảo sát chính thức trước khi tiến hành công việc thu thập dữ liệu.

- Bước 2: Thiết kế bảng khảo sát

Nội dung Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính như sau:

Phần I: Giới thiệu mục đích nghiên cứu (Chi tiết xem tại Phụ lục 1).

Phần II: Bao gồm những câu hỏi về thông tin đối tượng khảo sát (Chi tiết xem tại Phụ lục 1).

Phần III: Bao gồm những câu hỏi về các yếu tố trong nội dung Quản lý nhân lực (Xây dựng kế hoạch nhân lực, Tuyển dụng nhân lực, Bố trí tuyển dụng


nhân lực, Đào tạo và phát triển nhân lực, Lương bổng và đãi ngộ, Kiểm tra đánh giá đãi ngộ, Kiểm tra và đánh giá công tác nhân lực) (Chi tiết xem tại Phụ lục 1). Cụ thể các thang đo trong các yếu tố này như sau:

STT

Thang đo

Nguồn

Xây dựng kế hoạch nhân lực


Guest (1997); Morrison (1996); Ramlall (2003); Singh (2004); Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011); Rosemary Hill and Jim Stewart (2000); Shaghayegh Vahdat (2012); Trần Kim Dung (2009); Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014)

1

Nhà trường luôn có kế

hoạch nhân lực hàng năm


2

Kế hoạch nhân lực được xây dựng hàng năm một cách rõ ràng, công khai

cho mọi GV được biết


3

Kế hoạch nhân lực được xây dựng bám sát kế hoạch phát triển của nhà

trường

Tuyển dụng nhân lực


Michigan (1984); Morrison (1996); Pfeffer

(1998); Ramlall(2003); Singh (2004); Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011); Rosemary Hill and Jim Stewart (2000); Henrietta Lake (2008); Trần Kim Dung (2009); Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014)

4

Hệ thống tuyển dụng đảm

bảo tính khoa học cao


5

Tiêu chuẩn tuyển chọn GV được xác định cụ thể

và rõ ràng


6

Người được tuyển chọn có đủ phẩm chất và năng

lực để thực hiện công việc

Bố trí tuyển dụng nhân lực


Michigan (1984); Morrison (1996); Pfeffer

(1998); Ramlall (2003); Singh (2004); Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011); Rosemary Hill and Jim Stewart (2000); Henrietta Lake (2008); Trần Kim Dung (2009); Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014)


7

Việc bố trí sử dụng GV

của nhà trường hiện nay là hợp lý


8

Công tác bố trí GV được

thực hiện một cách công khai, minh bạch


9

Việc bố trí sử dụng GV của nhà trường giúp các GV phát huy được thế

mạnh của mình

Đào tạo và phát triển nhân lực

Michigan (1984); Morrison (1996); Ramlall (2003), Singh (2004); Liu Xiang & Xing Zhenzhen (2009); Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011); Rosemary Hill and Jim Stewart (2000); Henrietta Lake (2008); Jerry

W. Gilley và cộng sự (2002); Lê Chiến Thắng


10

Nhà trường đầu tư nhiều

cho việc xác định nhu cầu đào tạo.

11

Chương trình đào tạo,

phát triển GV trong nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý nhân lực tại trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội - 7



STT

Thang đo

Nguồn


trường có chất lượng

cao.

và Trương Quang (2005); Đổ Phú Trần Trình và các cộng sự (2012); Trần Kim Dung (2009); Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014)


12

GV được đào tạo những

kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc

13

GV có nhiều cơ hội

thăng tiến tại trường.


14

Chính sách đề bạt, thăng tiến của nhà trường là

công bằng

Lương bổng và đãi ngộ


Beer et al.,1984, Morrison (1996), Guest (1997), Liu Xiang & Xing Zhenzhen (2009), Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011); Shaghayegh Vahdat (2012); Nguyễn Quang Thu và cộng sự (2005); Đổ Phú Trần Trình và các cộng sự (2012); Trần Kim Dung (2009); Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014)


15

Chính sách lương thưởng trả cho GV

tương xứng với kết quả công việc.


16

Chế độ lương thưởng kích thích sự nỗ lực của GV


17

Chế độ đãi ngộ cho GV

hiện nay rất đa dạng, hấp dẫn.


18

Chế độ phúc lợi rõ ràng, công khai minh bạch

cho GV

Kiểm tra, đánh giá đãi ngộ


Michigan (1984); Morrison (1996); Ramlall (2003); Singh (2004), Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011); Rosemary Hill and Jim Stewart (2000); Jerry W. Gilley và cộng sự (2002); Po Hu (2007); Trần Kim Dung (2009);

Bùi Thị Thanh và cộng sự (2014)


19

Công tác kiểm tra, đánh giá đãi ngộ được các GV

rất quan tâm


20

Công tác kiểm tra, đánh

giá đãi ngộ thu hút hầu hết các GV trong trường


21

Công tác kiểm tra, đánh giá đãi ngộ được nhà trường thực hiện một cách công khai, minh

bạch

Kiểm tra, đánh giá công tác

nhân lực

Michigan (1984); Morrison (1996); Ramlall (2003); Singh (2004), Zubair A Marwat & Qureshi M Tahir (2011); Rosemary Hill and

22

Các công việc đều được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023