Xây Dựng Đội Ngũ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước là nhân tố quan trọng và có ý ngh a quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây là bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý trong xây dựng nông thôn mới một cách khoa học, thống nhất. Hệ thống các cơ quan, tổ chức được xây dựng và kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ quy định rất rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan theo cấp hành chính để phối hợp triển khai xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

- Cấp Trung ương: Thực hiện theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg, ngày 01/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ “về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, cụ thể như sau:

+ Về cơ cấu: Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên của Ban Chỉ đạo. Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là các đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; các Ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

+ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: Được đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là Ban

Chỉ đạo Trung ương) và trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổ chức thực hiện và điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp được quy định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg, ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp”.

+ Ban Chỉ đạo Trung ương có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách có liên quan về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng đề án triển khai nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Mật trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó ban thường trực, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó ban, lãnh đạo các sở, ngành liên quan là thành viên. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là Trưởng ban, các phó trưởng ban và 03 ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở Tài chính, Xây dựng và Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh) quản lý và tổ chức thực

hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.


- Cấp huyện, thị xã: Ban Chỉ đạo cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban, lãnh đạo các phòng, ban có liên quan làm thành viên. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng kinh tế) là cơ quan thường trực điều phối, giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Văn phòng nông thôn mới huyện do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế làm cơ quan thường trực, thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện (gọi tắt là Ban Chỉ đạo huyện) quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Cấp xã: Thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn. Trong đó, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban, thành viên là đại diện một số bộ phận chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể xã. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã. Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư hàng năm về xây dựng nông thôn mới của xã. Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã. Quản lý, triển khai các dự án.

1.2.3.3. Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 4

Nguồn nhân lực trong xây dựng NTM đạt chất lượng cao thì hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới mới đạt hiệu lực, hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố mang tính quyết định trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ,

công chức phải có năng lực, trình độ chuyên môn mới có thể hoàn thành tốt công việc, đạt hiệu quả, chất lượng cao. Đồng thời, phải được trang bị văn hóa chính trị, văn hóa công sở, phong cách làm việc khoa học, sáng tạo, có tâm huyết. Trong l nh vực xây dựng nông thôn mới, đội ngũ cán bộ chuyên môn đòi hỏi phải thường xuyên được cập nhật kiến thức liên quan đến xây dựng nông thôn mới, có kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong l nh vực xây dựng nông thôn mới; vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức, lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi công vụ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân, góp phần về đích sớm trong xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là cấp gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Thực tế xây dựng NTM gần 10 năm qua cũng cho thấy, ở đâu cán bộ cấp cơ sở năng động, sáng tạo, tâm huyết thì ở đó xây dựng NTM thành công và ngược lại. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn, buôn nội dung 14 chuyên đề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành giúp cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ chế, chính sách, quy trình triển khai thực hiện chương trình, trang bị kỹ năng về xây dựng, lập kế hoạch, kỹ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng và người dân. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng là một trong số các nội dung thành phần quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.

Để việc tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp đạt chất lượng, hiệu quả; nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực – kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ xây

dựng nông thôn mới các cấp và cán bộ trong hệ thống chính trị nhằm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 4072/QĐ-BNN- VPĐP, ngày 05/10/2016 về “phê duyệt chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016- 2020”.

1.2.3.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đ thực hiện xây dựng nông thôn mới

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, để chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào hoạt động đảm bảo đạt mục tiêu Nghị quyết 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008 đã đề ra, việc quản lý, s dụng hiệu quả các nguồn lực là nội dung quan trọng. Nguồn lực bao gồm nguồn lực vật chất, tài chính và cả nguồn lực tinh thần của toàn xã hội để xây dựng nông thôn mới có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển, đời sống cư dân nông thôn được cải thiện và nâng cao.

Trong nguồn lực tài chính, nguồn vốn từ ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng khoảng 30%, vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khoảng 20 và huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư khoảng 10%. Vì vậy, trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải có cơ chế huy động nguồn vốn. Trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg đã quy định rõ việc huy động nguồn vốn được thực hiện theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình;

huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; các nguồn vốn tín dụng và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

1.2.3.5. Ki m tra, thanh tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới

Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật về xây dựng nông thôn mới theo các quy định, tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nhằm kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các hành vi sai phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc; đồng thời, x lý các vi phạm, đề xuất điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới cần tiến hành:

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới;

+ Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật;


+ Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch và giám sát về kinh tế, tổ chức sản xuất;

+ Kiểm tra, giám sát việc s dụng các nguồn lực của nhà nước và các nguồn lực khác;

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Việc kiểm tra, giám sát còn được thực hiện theo định kỳ thông qua công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá cụ thể quá trình triển khai thực hiện, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm, những điển hình trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời, biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động lực cho phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.

1.3. Các ếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về dựng n ng th n mới

1.3.1. Đặc đi m kinh tế - xã hội c a vùng nông thôn


Phát triển nông thôn không thể tách rời với phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phát triển khu vực nông thôn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi vùng nông thôn. Mỗi vùng, mỗi địa phương có những xuất phát điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau nên công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cũng khác nhau; đòi hỏi mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương căn cứ trên các văn bản chỉ đạo triển khai của cấp trên, đồng thời phải dựa trên tình hình thực tế của địa phương để ban hành các văn bản triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao, mang ý ngh a thiết thực.

1.3.2. Yếu tố truyền thống v n hóa c a vùng nông thôn


Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa, phong tục tập quán giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Vùng nông thôn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng, văn hóa nông thôn là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân tộc. Khi quản lý nhà nước để phát triển khu vực

nông thôn, cần phải chú trọng đến vấn đề văn hóa nông thôn, tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, loại bỏ những hủ tục lạc hậu,… đồng thời, tránh tình trạng tốc độ đô thị hóa quá nhanh làm ảnh hưởng đến di sản kiến trúc, nếp sống văn hóa nông thôn.

1.3.3. r nh độ nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện c a đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp bao gồm nhiều l nh vực, nhiều mặt, từ hoạch định công tác của Đảng và Nhà nước đến các chương trình cụ thể của các ngành, l nh vực của từng địa phương. Trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới sẽ gặp nhiều vấn đề, có những vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực thực ti n để nhận thức, quản lý và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

Trong đó cần chú trọng xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có tâm với nghề để thực hiện công việc. Đối với những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội con nhiều khó khăn, thì càng đòi hỏi của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn có tinh thần trách nhiệm, đạo đức của người cán bộ có tinh thần cống hiến và phục vụ nhân dân.

1.3.4. Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế


Đảng ta đã xác định, hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, tranh thủ được vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023