Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 2

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Việt Nam là một quốc gia đang trong tiến trình đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, tỷ lệ dân số ở nông thôn và lao động trong nông nghiệp còn cao, đời sống còn nhiều khó khăn và thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và tinh thần. Nên việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và thực hiện. Đại hội XII của Đảng khẳng định: Phát triển sản xuất nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông thôn giữ vai trò chủ thể. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Huyện Cư Kuin được chia tách từ huyện Krông Ana theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27/8/2007 của Chính phủ với vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm phía Đông Bắc của tỉnh, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 22 km, dọc theo Quốc lộ 27, huyện Cư Kuin có diện tích tự nhiên 28.830 ha, với 08 đơn vị hành chính cấp xã và 113 thôn, buôn, có 32 thôn, buôn người dân tộc thiểu số, trong đó có 27 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ; toàn huyện có 16 dân tộc anh em sinh sống, với 22.410 hộ, 106.221 khẩu, trong đó người DTTS là có 6.672 hộ với 33.032 khẩu, chiếm tỷ lệ 31,09 , trong đó người dân tộc tại chỗ có 5.676 hộ, 28.197 khẩu, DTTS khác 996 hộ, 4.835 khẩu [35, tr.1].

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực, tình hình kinh tế, xã hội, từng bước được phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục có nhiều chuyển

biến, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bộ mặt nông thôn trên toàn địa bàn huyện đã thay đổi rõ rệt kể từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, thực hiện chương trình nông thôn mới đã đạt được 135 tiêu chí/152 tiêu chí/8 xã, có 02 xã đạt công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Hòa Hiệp, xã Ea Ktur), có 01 xã đạt 19/19 nhưng chưa được công nhận xã đạt chuẩn, 05 xã còn lại đạt từ 13 tiêu chí đến 18 tiêu chí. Bên cạnh những kết quả đạt được của Chương trình xây dựng NTM, hiện nay việc thực hiện Chương trình còn những hạn chế như: nguồn kinh phí để thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo tương xứng với mục tiêu của chương trình; công tác huy động nguồn lực từ các nguồn nhân sách nhà nước còn hạn chế, nhất là từ các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn; nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chương trình còn chưa đầy đủ và sâu sắc; công tác ban hành kế hoạch chưa xác đúng thực trạng, thực tế thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên; sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện chương trình còn thấp …

Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu về lý luận, thực ti n, thông qua khảo sát và đánh giá thực ti n của địa phương, tìm những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk nhằm thực hiện hiệu quả chương trình trên địa bàn huyện.

Từ những lý do trên, và qua kinh nghiệm từ thực ti n, đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắkđược tác giả lựa chọn làm Luận văn tốt nghiệp thạc s , chuyên ngành Quản lý công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn


Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 2

Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với

một số công trình khoa học của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau, tiêu biểu là một số công trình sau:

- Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (2018), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông qua đó đã được thực trạng về thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, một số định hướng và giải pháp chủ yếu về xây dựng nông thôn mới.

- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” (2018) của Đỗ Danh Phương. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cùng với kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tại tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” (2018) của Duy Thị Lan. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cùng với kết quả phân tích, đánh giá thực trạng tại huyện Phúc Thọ, tác giả đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

- Luận văn Thạc sỹ Quản lý công “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” (2019) của Lê Thị Cẩm Oanh. Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, từ thực trạng thực hiện chương trình tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Bên cạnh đó có rất nhiều bài báo, đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới. Các công trình nghiên cứu đã có những

đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận về xây dựng nông thôn mới trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quản lý nhà nước trong l nh vực xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho đến nay vẫn chưa có công trình nào được tiến hành.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắklà cách tiếp cận cụ thể về xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk chưa được đề cập tại các luận văn trên.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn


3.1. Mục đích


Trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

3.2. Nhiệm vụ


- Hệ thống hóa và làm rõ một số cơ sở lý luận cơ bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

- Tìm hiểu về kinh nghiệm của một số địa phương có tính tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng


Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi


- Về nội dung: Nghiên cứu về những nội dung chính trong hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

- Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp luận


Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch s , duy vật biện chứng của chủ ngh a Mác –Lênin; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông thôn, nông nghiệp và nông dân.

5.2. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn s dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, di n giải, quy nạp…đặc biệt Luận văn s dụng các phương pháp:

- Phương pháp thống kê: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan như: Chi cục thống kê; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của

huyện; Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, Ủy ban nhân dân huyện, từ đó phân tích và rút ra những kết quả đánh giá khách quan, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo. S dụng các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.

- Phương pháp thu thập thông tin:


Thu thập thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về xây dựng nông thôn mới; những thông tin về tình hình cơ bản của huyện, về xây dựng nông thôn mới do các cơ quan chức năng của huyện cung cấp.

- Phương pháp kế thừa, được s dụng kế thừa những ưu điểm của mô hình xây dựng nông thôn mới, học hỏi từ những cách thức của các địa phương có tính tương đồng.

- Phương pháp so sánh được s dụng trong luận văn để so sánh, đánh giá điểm mạnh, yếu về các mặt như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; lựa chọn cách thức thực hiện phù hợp trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên đại phương.

6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận văn


- ngh a lý luận


Luận văn đã góp phần hệ thống hóa một số cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

+ Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

- ngh a thực ti n


Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk;

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể s dụng làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu và hoạt động thực ti n trong l nh vực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn

mới.


Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.


Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 1


CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI‌

1.1. Một số khái niệm cơ bản


1.1.1. Khái niệm về Quản lý, Quản lý Nhà nước Khái niệm về quản lý

Thuật ngữ quản lý có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Theo khoa học quản lý:

F.W Taylor (1856-1915) – một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm khoa học quản lý đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Henrry Fayol (1886- 1925) – người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình, quan niệm rằng:

Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và s dụng có hiệu quả nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và s dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra [23, tr.7].

Từ năm 1950 trở lại đây nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau, bao gồm tiếp cận theo kinh nghiệm; theo hành vi quan hệ cá nhân; tiếp cận theo lý thuyết quyết định; tiếp cận toán học; tiếp cận theo các vai trò quản lý...Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023