Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 9

được, hoặc chỉ sử dụng mức độ giao tiếp cơ bản chiếm số đông. Nguyên nhân chính là do đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ còn chạy theo bằng cấp, với mục tiêu đủ chứng chỉ để xin việc chứ chưa chú trọng thực chất. Trong ngành du lịch cũng như một số hoạt động ở lĩnh vực hợp tác quốc tế, yêu cầu bắt buộc giao tiếp ngoại ngữ là rất cao, không chỉ đơn thuần giao tiếp thông thường mà phải thành thạo các kỹ năng để đọc tài liệu, tìm hiểu, nghiên cứu những mô hình du lịch ở các nước để vận dụng cho tỉnh nhà. Lao động có thể sử dụng tốt kỹ năng ngoại ngữ chỉ tập trung chủ yếu ở các khách sạn 4 và 5 sao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên tại khách sạn từ 3 sao trở xuống mặc dù có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không có hoặc ít có cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, vì vậy có nhiều khó khăn khi trao đổi, giao tiếp và giải đáp thông tin đối với khách du lịch nước ngoài.

Về đội ngũ lãnh đạo quản lý khách sạn, qua nghiên cứu cho thấy: đội ngũ lãnh đạo, quản lý khách sạn có kỹ năng lãnh đạo quản lý, điều hành ở mức độ cao (chuyên gia) rất ít, chủ yếu ở mức trung bình (quản lý tác nghiệp), trình độ ngoại ngữ và một số kỹ năng xử lý tình huống và giao tiếp còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.

Về mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của lao động sau khi tuyển dụng: có hơn 63% số lao động được DN sử dụng ngay sau khi tuyển dụng, số còn lại phải qua đào tạo lại. Nguyên nhân do chương trình đào tạo chủ yếu nặng về lý thuyết, chưa chú trọng đến tác nghiệp thực tiễn và thiếu các kỹ năng cho từng vị trí công việc, thiếu sự liên kết với các bên liên quan trong quá trình đào tạo thực hành.

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động trong các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở xuống gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động, cơ chế trả lương và các ưu đãi khác còn nhiều hạn chế, nên các DN thường đưa ra các tiêu chuẩn thấp hơn với yêu cầu. Trừ những người có kinh nghiệm lâu năm, hầu hết sinh viên mới tuyển dụng vào làm việc còn hạn chế nhiều mặt, còn tư tưởng "ngóng

chổ", tìm kiếm thêm cơ hội phát triển ở một số lĩnh vực khác để có việc làm ổn định và thu nhập cao hơn. Do đặc thù của ngành du lịch là hoạt động theo mùa vụ, tính cam kết, ràng buộc làm việc của lao động trong ngành không cao, công tác đào tạo tại chỗ gặp nhiều khó khăn do biến động về nhân sự. Phần lớn các DN thiếu cơ chế chính sách thu hút hoặc hạn chế về kinh phí (chiếm 96%); những khách sạn có quy mô nhỏ từ 3 sao trở xuống, bộ phận tổ chức hành chính (nhân sự) đơn thuần chỉ giúp lãnh đạo giải quyết ký hợp đồng, trả lương, không phát huy vai trò của công tác nhân sự trong tổ chức hoặc do một số chủ DN không có năng lực quản lý điều hành, chưa chú trọng nhiều đến công tác phát triển nhân viên.

2.2.2.2. Về nhân lực làm việc tại nhà hàng

Theo số liệu thống kê của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình năm 2018, lao động làm việc trong nhà hàng là 1.350 người chiếm 30% tổng số lao động trực tiếp, trong đó lao động nữ là 715 người chiếm 53%, nam 635 người chiếm 47%. Cơ cấu nhân lực làm việc tại nhà hàng thể hiện tại biểu đồ 2.2.

47%

53% Lao động nữ

Lao động nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nhân lực làm việc tại Nhà hàng

Như vậy, lao động làm việc trong nhà hàng có tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn tỷ lệ lao động nam. Một số vị trí công việc chính trong các nhà hàng gồm: nhân viên bàn, phục vụ, đầu bếp, quản lý nhà hàng, nhân viên pha chế, bảo vệ. Trong lĩnh vực nhà hàng, nhân viên phục vụ, nhân viên bàn chiếm số

Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình - 9

lượng nhiều hơn so với các vị trí khác. Về thực tế, tỷ lệ này phù hợp với tính chất công việc, nhưng xét về chất lượng, nhân viên phục vụ tại nhà hàng còn nhiều hạn chế trong giao tiếp, nhất là việc sử dụng ngoại ngữ, chăm sóc khách hàng. Nguyên nhân là do lao động này làm việc thiếu ổn định, thời gian làm việc theo mùa vụ nên các DN ít chú trọng đến bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong số lao động tuyển vào làm việc ở nhà hàng có nhiều trường hợp có trình độ đại học, cao đẳng - phần đông số lao động này vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp nghề, xin làm tạm công việc tại nhà hàng trong lúc tìm kiếm việc làm mới; một số khác là sinh viên các trường đại học, cao đẳng làm thêm ngoài giờ học. Đại đa số nhân viên làm việc tại nhà hàng chưa qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ du lịch; ngoại trừ các nhà hàng có quy mô lớn thì đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp hơn.

Hầu hết các DN tuyển dụng lao động vào vị trí nhân viên lễ tân đều chú trọng đến ngoại hình, giao tiếp, nhưng chưa chú trọng đến việc sử dụng ngoại ngữ. Một phần do năng lực của chủ DN, một phần do tính chất công việc nên DN thường xuyên tuyển dụng; một số lao động chưa đủ thời gian làm việc để đào tạo thì họ đã nghỉ việc, nên có thời điểm thiếu lao động trầm trọng, nhất là những lúc đang vào mùa du lịch.

Ở vị trí quản lý nhà hàng, có 57% người quản lý nhà hàng đã qua đào tạo, bồi dưỡng các chuyên ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch, có khả năng sử dụng ngoại ngữ; 16,4% người quản lý nhà hàng có khả năng quản lý tốt. Các vị trí quản lý cũng không cố định, thường xuyên tuyển dụng do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN và thị trường lao động thiếu nguồn cung về số lượng và chất lượng. NNL quản lý DN hiện nay chỉ mới đáp ứng được một phần công việc, chủ yếu tập trung về kinh doanh, hướng đến lợi nhuận trước mắt. Đặc biệt, trong các DN vừa và nhỏ, đội ngũ quản lý mang tính chất gia đình còn làm việc “tay ngang”.

Đối với các hộ cá thể kinh doanh nhà nghỉ phần lớn sử dụng lao động trong gia đình, chưa qua đào tạo nghề du lịch, đa số không biết ngoại ngữ, hoặc chỉ được đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, tay nghề thấp.

2.2.2.3. Về nhân lực du lịch hoạt động lữ hành, vận chuyển

Số lượng DN kinh doanh lữ hànhcủa tỉnh là 40 đơn vị, trong đó có 14 đơn vị lữ hành quốc tế, 26 đơn vị lữ hành nội địa. Lao động phân bố trong khu vực dịch vụ lữ hành là 630 người chiếm 14% trong tổng số lao động trực tiếp. Lao động lĩnh vực vận chuyển khách là 450 người, chiếm 10% trong tổng số lao động trực tiếp.

Về trình độ nhân lực hoạt động lữ hành: đại học 362 người (chiếm 57,5%); cao đẳng 82 người (chiếm 13%); trung cấp 186 người (chiếm 29,5%). Trong tổng số nhân lực lữ hành có 283 lao động được đào tạo nghiệp vụ từ 3 tháng trở lên (chiếm 45%); 100% lao động có chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có trên 80% lao động sử dụng ngoại ngữ.

Nhìn chung, nhân lực trong lĩnh vực này phải có trình độ nhất định, nhất là các vị trí quản lý điều hành, marketing, quản trị du lịch. Tuy nhiên, có hơn 48% đào tạo không đúng chuyên ngành du lịch. Đây là con số đáng suy ngẫm đối với lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi cao về chuyên môn nghiệp vụ như ngành du lịch.

Đối với lực lượng lao động vận chuyển khách du lịch, 100% lái xe, lái thuyền đảm bảo tiêu chuẩn của pháp luật về hành nghề vận chuyển khách; vận chuyển theo đúng tour, tuyến; có nhận thức văn hoá, hiểu rõ những nét văn hoá cơ bản nơi đến. Qua thực tế, đội ngũ vận chuyển khách hoạt động đáp ứng sự hài lòng của du khách. Tuy nhiên, đại đa số lao động vận chuyển khách du lịch còn hạn chế về giao tiếp, nhất là về ngoại ngữ.

2.2.2.4. Về hướng dẫn viên du lịch

Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh có 270 hướng dẫn viên du lịch hoạt động tại các khu du lịch, điểm du lịch (chiếm 6% tổng số lao động trực tiếp),

trong đó có 218 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ (chiếm 80,7%), trong số hướng dẫn viên được cấp thẻ có 92 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa (chiếm 34,07%) và 126 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế (chiếm 65,93%). Về trình độ ngoại ngữ, có hơn 80% hướng dẫn viên tiếng Anh và tiếng Pháp, phần còn lại 20% gồm các tiếng Trung, Hàn, Nhật. Chất lượng hướng dẫn viên cơ bản đáp ứng yêu cầu của thị trường du lịch của tỉnh.

Tuy nhiên, ngoài số hướng dẫn viên được cấp thẻ, có 19,93% hướng dẫn viên chưa được cấp thẻ. Ngoài ra, còn có một số hướng dẫn viên tự phát là người địa phương phục vụ tại cơ sở du lịch được chủ cơ sở phân công kiêm nhiệm làm hướng dẫn viên tự do, số hướng dẫn viên này năng lực làm việc có mặt hạn chế, chủ yếu là tự học, chưa qua đào tạo cơ bản, khó quản lý.

2.2.2.5. Nhân lực quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch

Đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch hiện nay ở tỉnh Quảng Bình được cơ cấu như sau:

+ Cấp tỉnh: gồm 1 lãnh đạo là Phó chủ tịch UBND tỉnh, có trình độ Tiến sỹ chuyên ngành Du lịch, 1 chuyên viên Văn phòng UBND có trình độ Cử nhân kinh tế. Với trình độ chuyên môn cao, đúng chuyên ngành, có thể nói, đây là thuận lợi cho Quảng Bình trong việc chỉ đạo, định hướng hoạt động của ngành du lịch của tỉnh.

+ Sở Du lịch: Lãnh đạo Sở gồm có: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc.

Các phòng nghiệp có 13 cán bộ, công chức tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, tất cả CBCC đều có trình độ trên đại học, được đào tạo các ngành về kinh tế, xã hội và du lịch.

Trung tâm Thông tin, Xúc tiến Du lịch (trực thuộc Sở) có 01 giám đốc và 9 viên chức, trong đó có 03 cử nhân chuyên ngành Du lịch, số còn lại là cử nhân các chuyên ngành kinh tế, ngoại ngữ, lịch sử, ngữ văn.

+ Ở cấp huyện: Chức năng QLNN về du lịch thuộc về Phòng văn hóa - Thông tin cấp huyện. Có 8 phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, trong đó phân công mỗi phòng có 01 công chức theo dõi lĩnh vực du lịch.

+ Ở cấp xã: mỗi đơn vị cấp xã có 01 biên chế công chức văn hóa - xã hội trực tiếp tham mưu cho UBND cấp xã công tác QLNN về văn hóa - xã hội (trong đó có QLNN về du lịch và NNL DL). Có 159 công chức cấp xã văn hóa - xã hội.

Tổng hợp chung đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về du lịch cho thấy: tổng số cán bộ làm công tác QLNN và tổ chức sự nghiệp về du lịch là 195 người, trong đó có 115 nam (chiếm 59%); có 80 nữ (chiếm 41%). Tuổi đời bình quân 45 tuổi; về trình độ đào tạo: đại học và trên đại học là 83%, cao đẳng 13%, trung cấp 4%; về chuyên môn nghiệp vụ, có 37,7% người được đào tạo chuyên ngành du lịch, tập trung về quản trị du lịch; số còn lại là các ngành khác đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ theo vị trí công tác. Số cán bộ biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ chiếm 16,6% (chủ yếu là tiếng Anh); có 83,4% cán bộ còn lại có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng rất hạn chế về giao tiếp.

+ Ngoài ra, trên địa bản tỉnh có Hiệp hội Du lịch tỉnh gồm 19 ủy viên, trong đó có 01 Chủ tịch hiệp hội (do Phó Giám đốc Sở Du lịch kiêm chức), 02 Phó Chủ tịch hiệp hội (do 02 giám đốc DN du lịch đảm nhiệm).

Với thực trạng đội ngũ cán bộ QLNN và đơn vị sự nghiệp về du lịch như trên, cho thấy có những hạn chế sau: Đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về du lịch tỉnh Quảng Bình có số lượng ít và đa số là kiêm nhiệm, nhất là ở cấp huyện, chưa bố trí theo vị trí việc làm nên gây ra nhiều hạn chế trong công tác quản lý và tham mưu. Cán bộ các phòng chuyên môn (Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng Quản lý Du lịch, Phòng Kế hoạch và phát triển Du lịch) chưa bố trí đủ cán bộ (theo quy định tối thiểu phải đủ 5 cán bộ để thành lập phòng). Mặt khác, Sở Du lịch của tỉnh vừa mới thành lập, đang trong quá trình hoàn thiện tổ chức, xây dựng nhiệm vụ, đội ngũ CBCC còn thiếu; một số cán bộ

chưa được đào tạo đúng chuyên ngành; một số cán bộ mới được tuyển dụng còn ít kinh nghiệm quản lý về chuyên môn nên cũng gây ra nhiều khó khăn.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịchcủa tỉnh Quảng Bình

2.3.1. Về xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch

Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển NNL DL đã được tỉnh quan tâm và triển khai khá đồng bộ. Tỉnh đã lựa chọn Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam để triển khai điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong đó coi trọng về nội dung quy hoạch về NNL DL. Đã tích cực triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch bền vững Khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 của UBND tỉnh) và nhiều quy hoạch phát triển du lịch quan trọng khác, làm cơ sở cho triển khai các dự án phát triển du lịch. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2128/QĐ-TTg ngày 29/12/2017). Triển khai tốt công tác lập, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các huyện, thị xã, thành phố, các phường, xã, thị trấn liên quan đến du lịch. Nhiều quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu, quy hoạch du lịch cũng đã được phê duyệt, tạo cơ sở và hành lang pháp lý để triển khai phát triển du lịch, và NNL DL của tỉnh trong thời gian tới.

Công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch hóa phát triển NNL DL được xác định với mục tiêu là chỉ ra được nhu cầu về số lượng, về chất lượng cơ cấu và trình độ nhân lực, sắp xếp vị trí việc làm hợp lý, đảm bảo yêu cầu nhân lực để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đã chú trọng xây dựng mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể trong việc phát triển NNL DL; đã


62

ban hành các quy hoạch, kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu của việc quy hoạch và kế hoạch phát triển NNL DL là chỉ ra được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đề ra giải pháp phát triển NNL DL, hình thành NNL DL có số lượng và chất lượng theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế, đảm bảo cho tỉnh có NNL DL đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu trình độ, chất lượng ngày càng cao; đồng thời, là công cụ hữu hiệu của chính quyền để tổ chức chỉ đạo, quản lý thực hiện sử dụng hiệu quả NNL DL, góp phần xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ngày 15/7/2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình phát triển NNL tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015 là đưa NNL, trong đó có nhân lực du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng; hình thành đội ngũ lao động du lịch có trình độ cao và có cơ cấu hợp lý; nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của nhân lực trong hội nhập, phát triển bền vững, ổn định xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Bình, thời kỳ 2011 - 2020, với mục tiêu rà soát, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực từ cao đẳng trở lên so với trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề một cách hợp lý, từng bước nâng cao trình độ so với mặt bằng chung của cả nước; đa dạng hóa các hình thức đào tạo NNL theo hướng nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong tỉnh; mở rộng


63

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023