pháp trên, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho bài dạy Lịch sử của GV, HS không những chủ động tham gia vào bài học mà thông qua đó các em tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ hiểu.
4. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy tính hiệu quả bước đầu của việc giáo dục ý thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong môn học Lịch sử. Với những nội dung được giáo viên khai thác triệt để và vận dụng linh hoạt với từng cấp học sẽ góp phần ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn.
2. KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị như sau:
- Về phía Bộ GD&ĐT và việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường phổ thông
Vị trí của môn Lịch sử ở trường phổ thông đã được chú trọng hơn trước, tuy nhiên chương trình SGK nói chung vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Kênh chữ xuất hiện là chủ yếu, ít hình ảnh, nội dung vẫn nặng về lý thuyết, chưa có các câu hỏi và bài tập mang tính gợi mở, nâng cao nhằm kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của HS. Và đặc biệt hơn cả là nội dung về sự xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việc đưa các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là hết sức cần thiết, vì nó không những cung cấp cho các em thêm tri thức, thông tin, hình ảnh về biển, đảo mà qua đó còn góp phần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, để qua đó các em ý thức được trách nhiệm của người trẻ trong việc bảo vệ giữ gìn bờ cõi đất nước. Bộ GD&ĐT cần có các văn bản cụ thể, soạn thảo và ban hành tài liệu hướng dẫn dạy học cho GV, tài liệu học tập cho HS. Đưa vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
111
Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Giống như lời Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ - nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói: “Để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học”
- Về phía GV: GV là người quan trọng trước hết, cần phải khai thác triệt để những tài liệu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc để giáo dục cho HS. Phải chọn đề tài mang tính điển hình, cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng vùng. Tự bản thân mỗi GV phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với chủ quyền biển đảo bằng những hành động cụ thể như: tham gia các hoạt động tuyên truyền, các cuộc tập huấn, các cuộc thi về tìm hiểu biển đảo quê hương...GV lịch sử phải đóng vai trò chủ động phối hợp với nhà trường, Đoàn thanh niên, GV các môn học khác tổ chức các hoạt động học tập trong giờ học nội khóa và ngoại khóa để tạo hiệu quả cao trong giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước, đối với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Cấp ngành giáo dục cần tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng những khóa học, đợt tập huấn cho các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 12
- Giáo Dục Ý Thức Về Chủ Quyền Biển, Đảo Của Tổ Quốc Cho Học Sinh Trong Giờ Học Ngoại Khóa
- So Sánh Kết Quả Điểm Kiểm Tra Giữa Lớp Tn Và Lớp Đc
- Biển Đông Có Vị Trí Chiến Lược Quan Trọng Chủ Yếu Do Vùng Biển
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 17
- Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông - 18
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải thực sự gắn liền với đổi mới các hoạt động học tập, đổi mới cách tổ chức hoạt động học tập ở trường phổ thông. Yêu cầu quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy học là người học phải được chủ động và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, có như vậy quan điểm lấy người học làm trung tâm mới thực sự được triển khai và góp phần vào việc đào tạo những con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mai Anh (chủ biên) (2005), “Luật biển Quốc tế hiện đại”. Nhà xuất bản lao động-xã hội. Hà Nội.
2. Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội (2015), “ Tổ quốc nơi đầu sóng qua tác phẩm báo chí từ Thủ đô Hà Nội”. Nhà xuất bản Hà Nội.
3. Ban tuyên giáo trung ương (2013), “ 100 câu hỏi – đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.
4. Ban tuyên giáo trung ương (2014), “99 câu hỏi đáp về biển đảo”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
5, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án Việt-Bỉ (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2014) “Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông, Hà Nội.
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011). “Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông”. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
8. Chương trình KHCN cấp nhà nước KX – 07, đề tài KX – 07 – 19 (1994), “Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước Bảo vệ Tổ Quốc trong lịch sử dân tộc (Thế kỉ X – trước 1930). Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Nhuần (2015), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc”. Nhà xuất bản quân đội.
10. Trương Minh Dục (2014), “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài”. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.
113
11. Nguyễn Đình Đầu (2014), “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM.
12. Dương Hà Hiếu (2015.), “Biển, đảo việt Nam trong các tư liệu Tiếng Anh từ Thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX”. Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 5 (469), tr 22-37.
13. Lam Hồng, Thụy An, Hạnh Nguyên (2014), “ Đảo Trường Sa lớn: Thủ phủ tiền tiêu của Việt Nam trên Biển Đông”. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
14. GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp dạy học lịch sử tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
15. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2012), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
16. GS Phan Ngọc Liên, “ Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”. Hội khoa học lịch sử Việt Nam.
17. Hà Thị Mai (2013), “Giáo trình giáo dục học đại cương”. Đà
Lạt.
18. Trần Thị Họa My (2012), “Chủ quyền của Việt Nam trên Biển
Đông-nhìn từ góc độ pháp lý, thực tiễn và lời giải cho bài toán “Giải quyết tranh chấp Biển Đông”. LVTHS Luật Quốc tế, ĐHQGHN.
19. Nhiều tác giả (2015), “Biển đảo Việt Nam khu vực Nam Bộ”. Nhà xuất bản Văn hóa - văn nghệ, Hà Nội.
20. Nhiều tác giả (2014), “Chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.
21. Nhiều tác giả (2012), “ Việt Nam và tranh chấp Biển Đông”.
Nhà xuất bản tri thức, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (2008), “ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội.
114
23. Nhiều tác giả (2014), “Biển Đảo, lãnh thổ thiêng liêng của người dân nước Việt”. Nhà xuất bản văn học, Hà Nội.
24. PGS.TS. Vũ Quang Hiển – TS. Hoàng Thanh Tú (2014), “Phương pháp dạy môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông”. Nxb đại học Quốc Gia HN.
25. Vũ Quang Hiển (2012), “Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo (1986 – 2007).
26. Đặng Thị Huế (2015), Sử dụng tư liệu chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. LV TH.S SPLS. ĐHGD
27. Quý Lâm (2016), “Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những quy định mới về biển, đảo”. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
28. Hoàng Trọng Lập (1996), “Tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa
- Trường Sa và luật pháp quốc tế”. LAPTSKH Luật học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội.
30. Hồ Sĩ Quý (2014), “Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – thực tế, không gián đoạn, hòa bình và minh bạch. Viện Thông tin Khoa học xã hội.
31. Vũ Hữu San (2007), “Địa lý Biển Đông với Hoàng – Sa và Trường – Sa -1”. Đại học Stanford. Ủy Ban bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.
32. Đặng Hoàng Sang (2015), “Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT qua môn lịch sử”. Kỉ yếu hội thảo khoa học năm 2015. Nhà xuất bản Cần Thơ, tr 237-246.
33. Dương Xuân Sơn (2016), “Báo chí với vấn đề biển, đảo và duyên hải Việt Nam”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
115
34. Nguyễn Đức Toàn(2015), “Sử dụng tư liệu gốc để giáo dục chủ quyền biển, đảo cho HS ở trường THPT (Qua chương trình chuẩn SGK lịch sử 10), Kỉ yếu hội thảo khoa học năm 2015. Nhà xuất bản Cần Thơ, tr 226- 231.
35. Nguyễn Đức Toàn (2015), “ Môn lịch sử với việc giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay”. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, tr 38-43.
36. Trần Nam Tiến (2014), “Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. Nhà xuất bản Văn hóa - văn nghệ, Hà Nội.
37. Văn Ngọc Thành, Hoàng Thị Nga (2015), “Chủ quyền lãnh thổ trong sách giáo khoa công hoa liên bang Đức – một vài suy nghĩ cho việc đổi mới sách giáo khoa Việt Nam sau 2015”. Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 6 (469), tr75-80.
38. Phạm Ngọc Trâm (2016), “Bảo vệ chủ quyền và quản lý-khai thác biển đảo Việt Nam 1975-2014”. Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM.
39. Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Tiến Thành (2007), Sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử. Tạp chí dạy và học ngày nay số tháng 5/2007.
40. Trần Công Trục (2011), “Dấu ấn việt Nam trên Biển Đông”.
Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
41. Đậu Thị Hải Vân (2012), “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”. LV TH.S SPLS. ĐHGD.
42. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng (2016), “Biển đảo Việt Nam lịch sử - chủ quyền – kinh tế - văn hóa”. Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM.
43. http://th-tan1.phuvang.thuathienhue.edu.vn/tin-tuc/dua-noi- dung-giao-duc-chu-quyen-bien-daovao-sach-giao-khoa-cac-cap.htm]
44. https://www.youtube.com/watch?v=FjqLRVe9HOk
116
45.http://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/4330-huyen- thoai-duong-ho-chi-minh-tren-bien.html
46. https://hosotulieu.wordpress.com/tag/tau-khong-s%E1%BB%91/
47. https://www.youtube.com/watch?v=cVErPIzVooo
48. Trang web http://www.tapchicongsan.org.vn http://www.vietthuc.org http://biengioilanhtho.gov.vn http://quangngai.gov.vn https://asean.thuvienphapluat.vn http://asean.mofa.gov.vn
http://voh.com.vn/khoa-hoc-va-giao-duc/doi-moi-sach-giao-khoa- lich-su-can-dua-van-de-bien-dong-vao-giang-day-147284.html)
117
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính chào Thầy (Cô)
Để góp phần thực hiện thành công đề tài nghiên cứu “Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12”, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các Thầy/Cô. Thông tin thu thập được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu
Em xin chân thành cảm ơn!
Thông tin cá nhân (không bắt buộc)
Họ và tên .......................................................................................................
Giáo viên trường ..........................................................................................
Số năm công tác ...........................................................................................
Hãy đánh dấu X vào ô trống có câu trả lời phù hợp với thầy/cô
Câu 1: Theo Thầy (cô), những kiến thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc có cần thiết đưa vào dạy , học ở trường phổ thông không?
Rất cần thiết Cần thiết
Bình thường Không cần thiết
Câu 2: Thầy (Cô), quan niệm như thế nào về việc tổ chức dạy học các nội dung về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS?
Là hoạt động có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho HS
Là hoạt động của Đoàn TNCS HCM không phải của GV bộ môn Chỉ là cung cấp các kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ Quốc cho
HS
Các nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc không có trong SGK
nên học sinh tự tìm hiểu.