Kết Quả Thực Nghiệm Tiến Trình Công Tác Xã Hội Nhóm


Nhóm hoàn thành 3 nội dung và cũng là hoàn thành các khía cạnh của tam giác hướng nghiệp dưới đây:



Định hướng nghề


Các nghề và yêu cầu của chúng


Thị trường lao động

Tư vấn nghề

Phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh

cá nhân

Tuyển chọn nghề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 17

(Tam giác hướng nghiệp của K.K.Palatonov)

4.1.3.2. Kết quả thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm

1) Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm:

- Tiếp xúc, tạo mối quan hệ với tất cả TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội.

- Trao đổi với lãnh đạo, NVCTXH tại Làng trẻ để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và các vấn đề TEMC mong muốn được hỗ trợ.

- Xác định vấn đề lớn nhất mà đa số TEMC sống tại Làng gặp phải đó là vấn đề việc làm khi các em tốt nghiệp lớp 12.

Nhằm giúp cho một bộ phận TEMC sống tại Làng trẻ em Birla Hà Nội xác định được điểm mạnh, sở thích của bản thân cũng như có sự chuẩn bị, định hướng cho việc chọn trường, chọn nghề trong tương lai, đòi hỏi các buổi làm việc nhóm cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Để thực hiện các nội dung tiếp theo trong giai đoạn 1, tác giả đã xác định các hoạt động cần làm như sau:

- Xác định mục đích trợ giúp nhóm: hỗ trợ giúp các em khám phá ra sở thích, năng lực của bản thân, hiểu về thị trường lao động, nhận diện được định hướng nghề nghiệp cho bản thân và lựa chọn được ngành nghề phù hợp.

- Đánh giá khả năng thành lập nhóm: việc thành lập nhóm là rất khả quan khi đa số trẻ có nhu cầu về hướng nghiệp và mong muốn được tham gia vào nhóm.


- Tuyển chọn nhóm viên: để tuyển chọn nhóm viên phù hợp, tác giả đã gặp gỡ với các NVCTXH để cùng nhau chia sẻ về từng trẻ. Nhưng điểm quan trọng trong việc tuyển chọn thành viên là tinh thần tự nguyện tham gia của trẻ. Nhóm gồm 7 thành viên tham gia vào nhóm trên tinh thần tự nguyện, có chung vấn đề khó khăn về hướng nghiệp và mong muốn được tham gia.

- Điểm mạnh, hạn chế của nhóm thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Điểm mạnh, hạn chế của nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội


Điểm mạnh của nhóm

Hạn chế của nhóm

- Các thành viên trong nhóm có độ tuổi tương đồng, nên dễ dàng tổ chức các hoạt động;

- Bên cạnh các hoạt động liên quan tới hướng nghiệp, chúng tôi tổ chức một số trò chơi, hoạt động khác, điều đó kích thích sự tham gia của các em.

- Các thành viên trong nhóm có sự tương đồng về độ tuổi, nên trong quá trình trao đổi, chia sẻ sẽ dễ dàng hơn.

- Các thành viên trong nhóm tự

nguyện tham gia.

- Các thành viên trong nhóm đang trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý chưa được ổn định, các em dễ nổi nóng, cáu gắt và khó chấp nhận quan điểm của người khác.

- Các em chưa xác định đúng năng lực và sở thích ngành nghề của mình, chủ yếu dựa theo cảm tính;

- Các em có những hạn chế trong việc tiếp cận, hiểu các thông tin về thị trường lao động;

- Các em đang trong độ tuổi khám phá những cái mới nên việc tập trung vào các hoạt động sẽ không được như ý muốn vì tính hiếu động.

- Hoạt động nhóm sẽ có những quy tắc riêng và việc thực hiện những quy tắc đó gặp khó khăn do độ tuổi

này không thích bị gò bó vào khuôn khổ.


- Thông tin về các thành viên trong nhóm thể hiện ở Bảng 4.2

Bảng 4.2. Thông tin về các thành viên trong nhóm TEMC Làng trẻ em Birla


Stt

Họ và tên

Thông tin cá nhân trẻ

Nhận xét, đánh giá ban đầu từ phía tác

giả (NVXH)

1

N.T.T

- Tuổi: 15 tuổi

- Giới tính: Nữ

- Lớp: 10 – Làng trẻ em Birla

- Lực học năm vừa qua: TB

- Sống nhà: N1

- Quê quán: Ba Vì – Hà Nội

- Năm vào Làng: 2007

- Gia đình: Bố mất, ông bà đã, mẹ ốm yếu

Ngoan ngoãn, lễ phép nhưng nhút nhát.




và không có khả năng nuôi dưỡng, chăm

sóc.


2

N.T.T.Tr

- Tuổi: 16 tuổi

- Giới tính: Nữ

- Lớp: 11 – Làng trẻ em Birla

- Lực học năm vừa qua: Khá

- Sống nhà: N2

- Quê quán: Ứng Hòa – Hà Nội

- Năm vào Làng: 2007

- Gia đình: Bố mất, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mẹ hay ốm yếu và gia đình hầu như không có thu nhập.

- Hay cười nói và thích được chia sẻ.

3

T.X.V

- Tuổi: 16 tuổi

- Giới tính: Nam

- Lớp: 11 – Làng trẻ em Birla

- Lực học năm vừa qua: TB

- Sống nhà: N1

- Quê quán: Chương Mỹ - Hà Tây

- Năm vào Làng: 2012

- Gia đình: Bố mất, mẹ làm ruộng và thường xuyên ốm đau, gia đình thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn.

- Lễ phép

- Ít nói và thiếu tập trung.

4

M.T.S

- Tuổi: 16 tuổi

- Giới tính: Nam

- Lớp: 11 – Làng trẻ em Birla

- Lực học năm vừa qua: Khá

- Sống nhà: N3

- Quê quán: Hà Nội

- Năm vào Làng: 2012

- Gia đình: Bố không rõ, mẹ mắc bệnh và khó khăn trong nuôi dưỡng và chăm sóc em.

- Tự ti về cần nặng của mình.

5

N.T.Thu

- Tuổi: 15 tuổi

- Giới tính: Nữ

- Lớp: 10 – Làng trẻ em Birla

- Lực học năm vừa qua: TB

- Sống nhà: N4

- Quê quán: Thái Nguyên

- Năm vào Làng: 2006

- Gia đình: Mẹ mất, bố lấy vợ hai nên đưa em vào Làng.

- Ngoan ngoãn, lễ phép.

- Tinh thần cầu thị.

6

N.T.Tu

- Tuổi: 16 tuổi

- Giới tính: Nữ

- Lớp: 11 – Làng trẻ em SOS

- Sống nhà: Hoa Huệ

- Quê quán: Bắc Kạn

- Năm vào Làng: 2011

- Gia đình: Bố mẹ, ông bà đã mất, không có anh, chị em ruột.

Ít nói, ngại ngùng.


7

N.N.H

- Tuổi: 16 tuổi

- Giới tính: Nam

- Lớp: 11 – Làng trẻ em SOS

- Lực học năm vừa qua: Khá

- Sống nhà: N4

- Quê quán: Thái Nguyên

- Năm vào Làng: 2011

- Gia đình: Bố mẹ đã mất.

Ngoan ngõa, lễ phép, chăm chỉ lắng nghe

(Nguồn: Kết quả thu thập thông tin trong quá trình thực nghiệm, 2018)

- Lý do lựa chọn các thành viên trong nhóm:

Việc lựa chọn các thành viên tham gia vào nhóm xuất phát từ tình hình thực tiễn và các tiêu chí cụ thể như:

+ Trẻ chưa khám phá ra điểm mạnh, sở thích cũng như nghề nghiệp trong tương lai cho mình;

+ Trẻ nhu cầu/mong muốn được tham gia vào nhóm để hiểu hơn về việc chọn trường, chọn nghề.

Sau một thời gian, nhóm hướng nghiệp đã tuyển được đủ 7 thành viên và tác giả đóng vai trò là người hỗ trợ, xúc tác và điều phối một số hoạt động của nhóm.

Định hướng cho các thành viên trong nhóm:

Nhằm giúp cho các thành viên trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ và đi đúng hướng, nhóm cần chỉ ra các nội dung công việc cần phải thực hiện cũng như xác định lại những mong muốn của từng thành viên, cụ thể:

1) Hiểu rõ được bản thân có khả năng học tốt môn nào;

2) Hiểu hơn về các khối thi;

3) Biết rõ về nhu cầu thị trường lao động;

4) Lựa chọn trường, nghề phù hợp với lực học của bản thân và nhu cầu của xã hội.

2) Giai đoạn 2: Khởi động và bắt đầu các hoạt động

Giai đoạn này, các thành viên trong nhóm cùng nhau đánh giá lại mục đích hoạt động của nhóm cũng như xây dựng một số nguyên tắc hoạt động nhóm:

Một số quy định và nguyên tắc hoạt động nhóm:

Thứ nhất, cách thức tổ chức các hoạt động nhóm: các thành viên trong nhóm làm việc dựa trên tinh thần thống nhất, tôn trọng nhau, luôn hướng tới mục đích chung và thực hiện các hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao. Các thành viên trong nhóm được quyền tự do trao đổi nhưng trên tinh thần xây dựng và thực hiện dưới sự điều phối của NVCTXH.


Thứ hai, nguyên tắc hoạt động nhóm: nhóm thống nhất lịch sinh hoạt nhóm 1 buổi/1 tuần vào chiều tối các buổi trong tuần hoặc tối chủ nhật hàng tuần. Thời gian cho mỗi buổi sinh hoạt nhóm giao động từ 45 phút tới 60 phút hoặc có thể hơn. Địa điểm sinh hoạt nhóm tại Hội trường hoặc sân Làng trẻ em Birla Hà Nội.

Một số nguyên tắc cho các thành viên trong nhóm:

Trước khi tiến hành đưa các nguyên tắc, nhóm tiến hành bầu trưởng nhóm và một thư ký để ghi chép lại ý kiến tại các buổi sinh hoạt nhóm. Nội quy của nhóm được khái quát hóa ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Nội quy hoạt động nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội


Stt

Khía cạnh sinh hoạt nhóm

Nội dung cụ thể

tên

1

Địa điểm sinh hoạt nhóm

Hội trường hoặc sân Làng trẻ em Birla Hà Nội.


2

Thời gian sinh hoạt nhóm

Từ ngày 7/01/2018 tới 29/7/2018 (từ 17h15 phút tới 18h15 hoặc từ 19h20 phút tới 20h20

phút chủ nhật hàng tuần)


3

Nội quy cụ thể

- Các thành viên tham gia các buổi sinh hoạt nhóm đúng giờ, nghiêm túc.

- Thực hiện tốt các công việc được giao

- Trong các buổi sinh hoạt nhóm, các thành viên cần nghiêm túc chấp hành sự điều phối của trưởng nhóm và sự hỗ trợ của NVXH, không làm việc riêng, không gây hấn, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, không làm việc riêng.

- Không tự ý nghỉ các buổi sinh hoạt nhóm khi chưa xin phép hoặc không có lý do chính đáng.


4

Hình thức xử lý khi các thành viên vi phạm nội quy của

nhóm

- Kể một câu truyện cười

- Tổ chức 1 trò chơi và làm quản trò.


Dự đoán trước những khó khăn, cản trở trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động công tác xã hội nhóm:

- Các thành viên trong nhóm đều là TEMC, trong khi đó, đặc điểm tâm sinh lý TEMC không ổn định và các em luôn có tư thế phòng vệ cao;

- Các em luôn tạo ra một rào chắn khiến người khác khó tiếp cận và hiểu được những suy nghĩ, tâm tư của các em;

- Các em đang trong độ tuổi dậy thì, tính khí thất thường, dễ nổi nóng và thi thoảng giữ im lặng, không chia sẻ;

- Các em chủ yếu suy nghĩ về những hạn chế của bản thân mà chưa khám phá ra những thế mạnh của mình;


- Hiếu động, không thích gò bó vào các hoạt động đòi hỏi phải thực hiện theo các quy tắc đã đặt ra;

- Nhút nhát, ngại giao tiếp, chia sẻ;

- Có thể các em chưa tin tưởng vào NVCTXH cũng như các bạn trong nhóm, làm ảnh hưởng tới các hoạt động của nhóm.

- Các em chưa hiểu hết được về những yêu cầu của thị trường lao động có phù hợp với khả năng, sở thích của mình không.

- Các em dễ thay đổi quyết định chọn trường, nghề khi có các yếu tố chi phối.

Lập kế hoạch các hoạt động:

Các thành viên trong nhóm cùng nhau lập kế hoạch các hoạt động:

Bảng 4.4. Kế hoạch can thiệp nhóm hướng nghiệp cho TEMC tại làng trẻ em Birla Hà Nội

Stt

Mục tiêu

Hoạt động

Thời gian

Người thực hiện

Kết quả mong đợi

1

Khám phá điểm mạnh, năng lực, sở thích

của bản thân thông qua vận

dụng của sổ Johari trong thời gian 10 tuần.

- Tổ chức một số trò chơi giúp các thành viên trong nhóm tương tác và hiểu nhau hơn.

- Tổ chức các hoạt động giúp trẻ khám phá điểm mạnh của bản thân.

- Thiết kế một số hoạt động mang tên “Tôi đi tìm tôi”

- Thảo luận nhóm và cùng nhau thi vẽ các bức tranh về nghề mà các em mơ ước.

- Cung cấp các kiến thức về thị trường lao động hiện tại và xu hướng tăng trong trong thời gian tới.

- Khen ngợi các thành viên trong nhóm và tiến hành lượng giá các hoạt động.

10

buổi làm việc nhóm

NVXH

Nhóm TEMC

- Tất cả các thành viên trong nhóm tích cực tham gia trò chơi và thể hiện sự tương tác, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau.

- Các thành viên trong nhóm tự khám phá ra điểm mạnh của bản thân và điểm mạnh của các thành viên khác trong nhóm.

- Các thành viên tích cực tham gia trò chơi, và thực hiện tốt trò chơi với kết quả là tìm được đúng sở thích, năng lực tiềm ẩn của bản thân thông qua trò chơi.

- Cùng nhau lượng giá về những hoạt động đã làm được và rút kinh nghiệm về những hoạt động chưa làm tốt.

2

Đánh giá

mối quan

- Tổ chức cuộc thi

trong nhóm tìm hiểu

10

buổi

NVXH

Nhóm

- Các thành viên tích cực

tham gia phần thi tìm



hệ giữa năng lực, sở thích

và nhu

cầu của thị trường lao động trong thời gian 10 tuần.

về kiến thức liên quan tới một số ngành nghề trong xã hội hiện nay mà các em quan tâm.

- Phân tích 3 yếu tố cấu thành nên một nghề mà trẻ chọn:

+ Sở thích +Năng lực

+ Nhu cầu của thị trường lao động.

- Vận dụng kiến thức về các ngành nghề đã tìm hiểu được tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm của nhóm đưa ra với phần thi “Ai trả lời nhanh hơn”

- Đánh giá lại những kết quả đã làm được và những hạn chế chưa thực hiện được.

làm việc nhóm

TEMC

hiểu kiến thức về các ngành nghề và trả lời được hết các câu hỏi.


- Tất cả các thành viên đưa ra được quan điểm của bản thân liên quan tới mối quan hệ giữa ba yếu tố: Sở thích +Năng lực + Nhu cầu của thị trường lao động và tự đánh giá được cho chính bản thân mình và cho các thành viên trong nhóm.

- Cùng nhau lượng giá về những hoạt động đã làm được và rút kinh nghiệm về những hoạt động chưa làm tốt.

3

Giúp trẻ

lựa chọn được nghề nghiệp cho mình trong thời gian 10 tuần.

- Tổ chức một số trò chơi khởi động, giúp các thành viên trong nhóm tương tác và giải tỏa cảm xúc.

- Tổ chức thảo luận nhóm về các nguồn lực hỗ trợ nếu trẻ lựa chọn nghề nghiệp mình đã quyết định.

- Phân tích tương lai cho sự phát triển của ngành nghề trẻ đã chọn.

- Phân tích các yếu tố tác động tới việc chọn nghề của trẻ.

- Lượng giá những hoạt động đã thực hiện.

10

buổi làm việc nhóm

- NVXH

- Nhóm TEMC

- Lãnh Làng

- Cơ sở trẻ định hướng làm việc sau khi tốt nghiệp.

- Tất cả các thành viên tham gia nhiệt tình.

- Tất cả các thành viên trong nhóm tham gia thảo luận một cách chủ động và đưa ra những quan điểm, ý kiến của bản thân cũng như lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm.

- Tất cả các thành viên chủ động tìm hiểu và phân tích xu hướng phát triển cho ngành nghề mình chọn.

- Đánh giá được những nguồn lực/ mặt thuận lợi nếu lựa chọn ngành nghề đó.

- Cùng nhau lượng giá về những hoạt động đã làm được và rút kinh nghiệm về những hoạt động chưa làm tốt.


Giai đoạn 3: Thực hiện các hoạt động

Trước khi thực hiện can thiệp, tác giả tiến hành lượng giá trước khi thực nghiệm thông qua bài Test nhằm đánh giá về các khía cạnh: khả năng, sở thích, điểm mạnh và định hướng của trẻ trong việc chọn trường, chọn nghề (Phụ lục 7).

Kết quả bài Test lượng giá trước khi can thiệp thể hiện ở Bảng 4.5

Bảng 4.5. Kết quả Test trước khi can thiệp cho nhóm TEMC tại Làng trẻ em Birla Hà Nội‌

Họ và tên

Mục tiêu 1

Mục tiêu 2

Mục tiêu 3

1. N.T.T

Không thích gì

Không xác định được

Không biết lựa chọn

nghề nào.

2. N.T.T.Tr

Thích môn xã

hội, múa hát

Biết được sở thích của

mình

Không biết phù hợp với

nghề nào

3. T.X.V

Thích thể thao

Biết được sở thích của

mình

Phù hợp với nghề làm

thợ làm tóc

4. M.T.S

Thích thể thao

Biết được sở thích của

mình

Không biết phù hợp với

nghề nào

5. T T.Tu

Thích môn xã

hội

Không biết được sở thích,

năng lực của bản thân

Không biết phù hợp với

nghề nào

6. T.T.Th

Thích hát

Biết được sở thích bản

thân

Không biết phù hợp với

nghề nào

7. N.N.H

Không thích gì

Biết được sở thích bản

thân

Thích cắt tóc

Quá trình thực hiện:

Để quá trình can thiệp được hiệu quả, nhóm thực hiện từng mục tiêu. Với mỗi mục tiêu sẽ có cách thức tổ chức, hoạt động khác nhau. Kết thúc mỗi mục tiêu, các thành viên trong nhóm cùng lượng giá kết quả, đề xuất những mong muốn và chuẩn bị thực hiện mục tiêu tiếp theo.

Đánh giá hiệu quả quá trình can thiệp công tác xã hội nhóm:

Kết thúc mỗi buổi làm việc cũng như một mục tiêu, các thành viên trong nhóm tự đánh giá sự hài lòng về các hoạt động thông qua việc gắn hình mặt cười hoặc không cười vào bảng.

Hứng thú (hài lòng)

Không hứng thú (không hài lòng)

Hoặc không cười vào bảng Hứng thú hài lòng Không hứng thú không hài lòng 1

Hoặc không cười vào bảng Hứng thú hài lòng Không hứng thú không hài lòng 2

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí