Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Việc Kinh Doanh Mô Hình Cửa Hàng Tiện Lợi Tại Việt Nam Hiện Nay



Tóm lại, chủng loại hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tuy không thể nói là phong phú và đầy đủ do quy mô có hạn nhưng cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân. 60% số khách hàng được hỏi cho rằng hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tương đối đầy đủ và đa dạng (xem phụ lục 01, 02)

3.2.2. Chất lượng hàng hóa

Một vấn đề khác rất đáng quan tâm đối với hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi là chất lượng sản phẩm. Cũng giống như trong siêu thị, hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi có ưu điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm so với mô hình chợ truyền thống và các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ. Ỏ các tiệm tạp hóa hay chợ truyền thống, hàng hóa được bày bán ngoài trời hoặc không được bảo quản đúng cách, chịu tác động của thời tiết, nên nhiều khi chất lượng đã xuống cấp ngay cả khi hàng chưa hết hạn. Trong khi đó hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi khắc phục được những nhược điểm của tiệm tạp hóa và chợ truyền thống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vì sao có nhiều người đến cửa hàng tiện lợi mua hàng? Vì tâm lý người tiêu dùng trước những thông tin về chất lượng, độ tin cậy và an toàn của hàng hoá. Tiêu chí chất lượng thể hiện mạnh vai trò của nó đối với cửa hàng tiện lợi. Cũng chính vì muốn có sự mua sắm dễ dàng, mà vẫn an tâm về chất lượng, nên với tiêu chí chất lượng, người tiêu dùng đánh giá cao nhất tại các cửa hàng tiện lợi. Bởi nơi đây, hàng hoá đã được chọn lọc sẵn, với những thương hiệu quen thuộc, đảm bảo chất lượng mà khách hàng đã quen dùng.

Hầu hết hàng hóa bày bán trong cửa hàng tiện lợi có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách khá nghiêm ngặt vì nó có liên quan tới sức khỏe của người tiêu dùng và uy tín của cửa hàng cũng như nhà sản xuất.

Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng giảm sút do công tác bảo quản, vận chuyển yếu kém. Ngoài ra, tại một số cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng hóa có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán khá nhiều, song có nhiều mặt hàng không đề rõ nơi sản xuất, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng.

Tại các cửa hàng Co.op, phần lớn hàng hóa được chọn lọc và mua tập trung tại Saigon Co.op, thông qua các trung tâm phân phối đến thẳng các cửa hàng. Do vậy chất lượng hàng hóa sẽ đảm bảo và có giá cạnh tranh. Ngoài ra, các cửa hàng Co.op cũng tùy điều kiện mà có thể linh động điều hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở từng khu vực.

Để cạnh tranh được với doanh nghiệp bán lẻ ngoại, chất lượng hàng hoá sẽ là một trong các yếu tố quyết định. Qua khảo sát của tác giả bài viết, 90% khách hàng đánh giá cao chất lượng hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi (xem phụ lục 01, 02).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

3.2.3. Tỷ lệ hàng Việt Nam

Mặc dù các nhà kinh doanh cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đã đưa ngày càng nhiều hàng Việt Nam chất lượng cao vào kinh doanh với giá cả hợp lý song tỷ lệ hàng Việt Nam trong các cửa hàng tiện lợi vẫn thấp, chỉ chiếm khoảng 20-30% tùy vào từng chuỗi cửa hàng và tùy từng địa điểm. Dĩ nhiên, tại các khu vực đông khách du lịch, tỷ lệ hàng Việt Nam trong một cửa hàng tiện lợi sẽ thấp hơn so với các khu vực khác. Có thể kể ra đây một vài ví dụ như: gần 70% các mặt hàng kinh doanh trong cửa hàng Shop & Go là ngoại nhập; còn cửa hàng Small Mart 24h/7 có trên 1.000 mặt hàng với 80% là hàng nhập.

Mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - 9

3.2.4. Giá cả hàng hóa

Giá cả hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi được niêm yết nhất định để người mua không phải tốn công hỏi giá, mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Trên thế giới, giá cả hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi thường đắt hơn so với chợ truyền thống, tiệm tạp hóa, siêu thị, đại siêu thị nhưng rẻ hơn so với trung tâm thương mại. Trái với các nước, cửa hàng tiện ích tại Việt Nam hiện chấp nhận bán giá thấp hơn siêu thị để thu hút khách. Nếu tính đủ chi phí đầu tư từ 1 - 2 tỉ đồng cho tủ mát, quầy kệ, máy tính tiền, hệ thống máy tính theo dõi hàng hoá, thì các cửa hàng đang bán giá lỗ. Trong lúc chờ cơ hội, chủ cửa hàng tiện ích trông chờ vào hỗ trợ kinh phí quảng cáo tại các cửa hàng.

Mặc dù giá các mặt hàng cao hơn trong chợ, nhưng cửa hàng tiện ích vẫn thu hút nhiều khách hàng, vì thuận tiện, sản phẩm vệ sinh và dễ chế biến. Các cửa hàng tiện ích thường ở ngay mặt đường, nên người mua không phải mất thời gian gửi xe như khi vào chợ. Mặc dù chợ vẫn còn lợi thế bán hàng giá rẻ, nhưng ở mức vài nghìn đồng/sản phẩm, sẽ không đủ sức hấp dẫn do chi phí gửi xe, lối đi chật hẹp nóng bức. Người Việt thường có ấn tượng mạnh về giá cả, tuy nhiên xu hướng lựa chọn về giá khi mua hàng của người tiêu dùng đang giảm dần, nhất là giới trẻ và người dân đô thị, thay vào đó là các yếu tố tiện ích khác. Điều này cũng được thể hiện trong khảo sát của tác giả bài viết: 80% khách hàng tương đối hài lòng với giá cả trong cửa hàng tiện lợi (xem phục lục 01, 02).

Giá cả ở V-24h nằm ở giữa kênh phân phối hiện đại và truyền thống, tức thấp hơn giá bán ở siêu thị, nhưng cao hơn giá bán lẻ ở các tiệm tạp hoá. Mặc dù V-24h không tập trung nhiều vào cạnh tranh về giá mà hướng đến sự phục vụ và tiện lợi vì cửa hàng được mở cửa đến 24 giờ.

Giá cả ở G7 Mart không khác biệt nhiều so với chợ hay cửa hàng nhỏ lẻ, lại không chênh lệch quá so với các siêu thị. Hiện G7 Mart đã ký hợp đồng với hơn 200 nhà sản xuất; tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống G7 Mart trên

toàn quốc đều được cung cấp hàng từ một nguồn là G7 Mart nên cắt giảm được toàn bộ chi phí trung gian. Và tất cả các cửa hàng G7 Mart trong toàn quốc có chung một giá bán nên rất có lợi cho người tiêu dùng.

Trên đây là một vài ví dụ minh họa về giá cả hàng hóa trong cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay.

3.2.5. Trưng bày hàng hóa

Một trong những nhược điểm của các cửa hàng tạp hóa là thiếu tính thẩm mỹ trong trưng bày hàng hóa, hàng thực phẩm bày lẫn lộn với hóa mỹ phẩm. Các cửa hàng tiện lợi đã khắc phục được nhược điểm này của tiệm tạp hóa. Có thể nói các cửa hàng tiện lợi với cách trưng bày hợp lý, thuận tiện và “bắt mắt” đã “ghi điểm” trong mắt những người tiêu dùng đang ngày càng “khắt khe” hơn: 100 % số người được hỏi đánh giá cao sự thuận tiện của việc trưng bày hàng hóa trong các cửa hàng tiện lợi (xem phụ lục 01, 02). Có thể nêu ra một vài dẫn chứng như:

Cửa hàng 99 Mart bày bán các sản phẩm tiêu dùng ở lầu 1, tầng trệt trưng bày các mặt hàng “dùng ngay” như nước giải khát, trái cây tươi, thuốc lá…

Trong khi đó, G7 Mart trưng bày hàng rất chuyên nghiệp không chỉ nhằm nâng cấp về hình thức cửa hàng mà còn hướng đến lợi ích của khách hàng. Hàng hóa được trưng bày bắt mắt hơn, dễ tìm, dễ lấy, tiện cho người mua sắm nhanh. Tại đây, người tiêu dùng có thể tự do thoải mái chọn lựa hàng hóa theo sở thích, nhu cầu, có thể so sánh chọn lựa các mặt hàng và quan trọng nhất là không bị sức ép đã xem là phải mua hàng. Nguyên tắc chính để G7 chinh phục khách hàng cũng tương tự như trong siêu thị - đem lại cảm giác thoải mái cho khách hàng.

Shop & Go lại thu hút sự chú ý của người qua đường với ô cửa trong suốt, giàn đèn sáng loáng. Bên trong là tủ nước giải khát được đặt cuối phòng; nhiều hàng tiêu dùng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu…; những hộp mỳ tôm có sẵn ấm nước và lò vi ba phục vụ tại chỗ.

4. Thực trạng quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, nhà nước ta chưa ban hành bất kỳ văn bản nào trực tiếp liên quan đến việc quản lý mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Do đó, trong phần này, người viết chỉ có thể trình bày sơ lược về một vài vấn đề có liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mô hình bán lẻ này tại Việt Nam:

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như đón các cơ hội kinh doanh, theo đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của bộ Công thương, một trong những mục tiêu phát triển thương mại trong nước là nâng tỉ trọng mức bán lẻ hàng hóa qua loại hình thương mại hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) đạt hơn 20% vào năm 2010 và 60% vào năm 2020 [1]. Với đề án này, có thể nói bộ Công thương cũng như nhà nước ta đã bước đầu đánh giá cao vai trò của mô hình bán lẻ hiện đại này đối với thị trường bán lẻ nội địa.

Để phát triển hệ thống bán lẻ, đề án giải pháp đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ nước ta hiện nay và những năm tiếp theo của Bộ Công Thương) khuyến khích các doanh nghiệp phân phối lớn hiện nay như Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Liên hiệp Hợp tác xã Sài Gòn, Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái… phát triển thêm hệ thống chân rết, cải biến các cửa hàng bán lẻ truyền thống thành các cửa hàng tiện ích làm cơ sở cho hệ thống bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp [2]. Như vậy, nhà nước ta đang hướng đến việc chuyển đổi các mô hình bán lẻ truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa nhỏ lẻ sang mô hình cửa hàng tiện lợi hiện đại, nhằm mục đích nâng cấp hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại ở Việt Nam.

Ngày 26 tháng 12 năm 2007, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 012/2007/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ

trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đề án này cũng có nhắc đến việc chuyển đổi một số mô hình bán lẻ truyền thống sang mô hình cửa hàng tiện lợi và nguồn hàng cung cấp cho cửa hàng tiện lợi. Mục tiêu chung của Quy hoạch tổng thể này bao gồm “Đến năm 2020 xây dựng mạng lưới chợ toàn diện, bao gồm chợ dân sinh hoạt động phân phối theo mô hình chuỗi; chợ bán buôn hàng nông sản với đầy đủ các chức năng, cơ chế hình thành giá hợp lý khoa học và thực hiện chế độ bán đấu giá là chính; chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp ở các trung tâm kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hình thành mạng lưới lưu thông hàng hoá thông suốt, việc quản lý đi vào nề nếp, cấu trúc hợp lý và trang thiết bị đầy đủ. Trong mạng lưới chợ thực hiện được các nguyên tắc “thị trường hình thành giá cả, Nhà nước điều tiết thị trường”; phân bố hợp lý qui mô, kết cấu, số lượng chợ; phát triển mạng lưới chợ có tính thống nhất, đa dạng về loại hình và cấp độ, hình thành giao dịch theo mạng, lấy chợ bán buôn nông sản làm trung tâm thúc đẩy nhiều loại hình bán lẻ nông sản cùng phát triển như các cửa hàng tiện lợi, chợ bán lẻ, siêu thị kinh doanh theo dạng chuỗi, v.v...”. Dựa trên đề án này, các tỉnh thành trong cả nước lần lượt phê duyệt các quy hoạch mạng lưới chợ cấp tỉnh:

Theo “Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại tỉnh An Giang đến năm 2020” (UBND tỉnh An Giang phê duyệt ngày 25/11/2008) [11]:

- Một trong những mục tiêu phát triển là: “Hình thành 3 chợ đầu mối chuyên doanh bao gồm: 1 chợ đầu mối lúa gạo, 1 chợ đầu mối thuỷ sản và 1 chợ đầu mối rau, đậu. Các chợ đầu mối bán buôn nông sản sẽ trở thành trung tâm thúc đẩy các loại hình bán lẻ nông sản khác như các cửa hàng tiện lợi, chợ bán lẻ, siêu thị....”

- Một trong những định hướng phát triển là: “chuyển đổi từng bước những chợ không đủ tiêu chuẩn về diện tích sang các loại hình bán lẻ khác

như siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, trước tiên là ở khu vực đô thị”

Theo “Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” (UBND tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo Quyết định số 127/2007/QĐ-UBND ngày 01/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ): “Qui mô các loại chợ ngày càng phát triển trong sự phát triển đồng bộ của các loại hình thương mại khác, như trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng, cửa hiệu, cửa hàng tiện lợi…yêu cầu phục vụ ngày càng văn minh, hiện đại cả về chất lượng cũng như phương thức phục vụ, nên phải có mô hình tổ chức quản lý phù hợp” [10].

Dù trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan quản lý cảnh báo các doanh nghiệp về nguy cơ mất kênh phân phối trên sân nhà vào tay các nhà bán lẻ chuyên nghiệp nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, nhưng trên thực tế, khi doanh nghiệp bắt tay vào làm lại gặp rất nhiều khó khăn, bởi những phức tạp về thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, thuế, thuê mặt bằng… để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi:

Với việc các cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 giờ mà ở Việt Nam thì sau 11 giờ đêm, những nơi vui chơi giải trí đều phải đóng cửa, đường phố sẽ vắng tanh, người ta sẽ ở trong nhà hết. Vậy các cửa hàng tiện lợi sẽ bán hàng cho ai vào thời điểm này?

Theo bà Phạm Đoan Trang, Giám đốc công ty Phạm Trang, chủ đầu tư chuỗi cửa hàng Small Mart 24/7, các quy định về quản lý nhà nước vẫn còn nhiều trở ngại cho kinh doanh cửa hàng tiện ích. Chẳng hạn loại sản phẩm mà khách rất cần mà các cửa hàng 24/7 ở nước ngoài thường bán là bao cao su, thuốc giảm đau thông dụng... thì đưa vào bán ở VN đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh riêng. "Tôi đã thử bán và liên tục bị các đơn vị quản lý... hỏi thăm. Sau 11 giờ đêm, nhà thuốc tây không còn, là cơ hội để cửa hàng 24/7 kinh

doanh. Nhưng cho đến bây giờ tôi không biết phải làm sao để đưa các loại hàng này vào bán", bà Trang bức xúc.

Kết luận lại, có thể thấy việc quản lý nhà nước đối với việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam hiện nay còn rất sơ sài và chưa được quan tâm đầy đủ. Nhà nước đã ban hành các văn bản nhà nước về mô hình siêu thị, mô hình chợ truyền thống nhưng đối với mô hình cửa hàng tiện lợi thì vẫn còn là một khoảng trống.‌

II. Tình hình hoạt động kinh doanh, các dịch vụ khách hàng và hoạt động xúc tiến thương mại của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

1. Tình hình hoạt động kinh doanh của mô hình cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam

1.1. Giai đoạn từ cuối năm 2000 đến nửa đầu năm 2006

Vào năm 2001 - sau 5 năm thành lập công ty ở Nga, Masan đầu tư khoảng 20 tỉ đồng xây dựng chuỗi 25 cửa hàng tiện lợi tại thành phố Hồ Chí Minh. Với thế mạnh am hiểu thị trường Nga thời chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Masan đã tính toán rất chi li khi đưa mô hình cửa hàng tiện lợi vào hoạt động. Các bước chuẩn bị khá bài bản, chuyên nghiệp từ thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch đến đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu tư cho việc chuyển hàng hóa kịp thời bằng công nghệ tin học thông qua một phần mềm quản lý riêng biệt v.v... Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của người Việt chưa thay đổi nhiều, doanh số không bù nổi chi phí... Chuỗi cửa hàng tiện lợi của Masan đã không thắng nổi các cửa tiệm tạp hóa và siêu thị. Thế là sau mấy tháng hoạt động Masan quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng. Chủ tịch tập đoàn Masan (Masan Group) Nguyễn Đăng Quang thừa nhận đây là một thất bại nhưng “Chúng tôi dừng lại để tiếp nhận một cơ hội khác. Masan chưa bao giờ tuyên bố ngưng hẳn. Thời điểm đó người tiêu dùng chưa chấp nhận trả tiền cho sự tiện ích. Nhưng

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí